Tôi ra Phú Quốc gần 10 lần, lâu nhất là 1 tháng, ít nhất là 3 ngày. PQ hôm nay bát nháo, xô bồ hơn khi mở cửa đón du khách và dân tứ xứ đến đây làm ăn hay vui chơi. Vì vậy, dân PQ hôm nay cũng nô nức kiếm tiền làm giàu, ăn chơi cũng nhiều hơn mà y tế và giáo dục thì chưa mấy khả quan, sân bay thứ 2 sắp xây thay cho sân bay cũ dù tân trang nhưng đã bị bao bọc bởi khu dân cư. Đường đi từ Dương Đông qua An Thới đã tráng nhựa lại nhưng cũng chỉ có 2 lanes; trong khi đường thứ 2 chạy dọc theo bãi Dài vẫn là đất đỏ bụi mịt mù mùa khô, sình lầy trơn trợt mùa nắng. Huyện đảo Phú Quốc cách Trung Tâm Rạch Giá chừng hai giờ đi tàu cánh ngầm, Phú Quốc được tạo thành bởi 99 ngọn núi với hàng dãy rừng ngút ngàn và nằm giữa vùng biển có 40 đảo lớn, nhỏ, nổi tiếng thế giới với bờ biển trông xanh, quang cảnh thơ mộng, nhiều sinh vật, thủy sản quý hiếm, trong đó nổi tiếng là tiêu, Chó xoáy, ngọc trai, và bờ biển đẹp. Phú Quốc (do người Hoa đến đây lập nghiệp đặt, có nghĩa là "vùng đất giàu có") hay còn gọi là "Đảo Ngọc," là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 593,05 km², xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore nhưng còn hoang sơ, chưa phát triển - trừ thị trấn Dương Ðông, An Thới và xã Hàm Ninh. Đảo Phú Quốc có hình tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng Bắc, nhỏ dần lại ở phía Nam. Nếu tính đường chim bay theo hướng Bắc-Nam thì chiều dài lớn nhất của đảo là 49 km . Nơi rộng nhất trên đảo theo hướng Đông-Tây nằm ở khu vực Bắc đảo với chiều dài là 27 km. Chu vi của đảo Phú Quốc tổng cộng khoảng 130 km. Tổng diện tích của Phú Quốc là 56.500 ha. Có tác giả ví hình dáng đảo giống như một con cá đang bơi, đầu hướng về phương Bắc. Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo, có các cơ quan hành chánh, sân bay, bến tàu, chợ, trường trung học, các khách sạn/ resort. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km. Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 574 km² (56.200 ha), dài 50 km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) 25 km. Điểm cao nhất tới 603 m (núi Chúa). Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ nam đến bắc với 99 ngọn núi đồi. Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m. Phú Quốc được chia thành 9 xã, 2 thị trấn là:Thị trấn An Thới và Thị trấn Dương Đông 9 Xã; Dương Tơ, Cửa Cạn, Gành Dầu, Cửa Dương, Bãi Thơm, Xà Lực.Sân bay Phú QuốcPhú Quốc nhìn từ máy bay Ngược dòng lịch sử, năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681. 1680, Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác. Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kompong Som), Sài Mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Mán Khảm (cảng của người Mán, tức người Khmer), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có). Năm 1708, Mạc Cửu liên lạc được với Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu. Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu. Năm 1724, Mạc Cửu dâng luôn toàn bộ đất đai và được phong làm đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu, đổi tên thành Long Hồ dinh. Từ 1729, Long Hồ dinh nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất vịnh Thái Lan. Năm 1735, Mạc Cửu mất, con là Mạc Sĩ Lân, sau đổi thành Mạc Thiên Tứ, được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Gia đình họ Mạc được Ninh vương Nguyễn Phúc Trú nâng lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh đổi tên thành trấn Hà Tiên. Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (bắc Bạc Liêu). Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn lãnh thổ hai phủ Tầm Bôn (Cần Thơ) và Lôi Lập (Long Xuyên) để được về Nam Vang cai trị. Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn (Ang Ton II) lên làm vua và được tặng thêm lãnh thổ Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lãnh thổ 5 phủ miền Đông-Nam Chân Lạp: Hương Úc (Kompong Som), Cần Bột (Kampot), Trực Sâm (Chưng Rừm), Sài Mạt (Cheal Meas) và Linh Quỳnh (vùng duyên hải từ xã Sré Ambel đến làng Peam), nói chung là toàn bộ vùng biển ven duyên quanh đảo Phú Quốc, Mạc Thiên Tứ dâng hết cho Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Võ vương sát nhập tất cả các vùng đất mới vào trấn Hà Tiên, giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị. Trước năm 1975, dân số trên đảo chỉ hơn 5000 người. Sau năm 1975, dân số trên đảo tăng lên nhanh chóng do hiện tượng di dân từ đất liền ra, nhất là thành phần cán bộ. Đến năm 2003, theo thống kê của tỉnh Kiên Giang dân cư sinh sống trên đảo đã lên đến trên 79.800 người, với mật độ trung bình là 135 người/km², thấp hơn mật độ trung bình của cả nước 253 người/km². Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài. Ngày nay, trên đảo có một thánh thất Cao Đài ở thị trấn Dương Đông. Trên đảo có duy nhất một nhà thờ đạo Thiên chúa ở thị trấn An Thới, đó cũng là nơi trước đây tập trung dân di cư từ miền bắc vào năm 1954. Đêm Phú QuốcRạng đôngBãi biểnBãi biển ở Dương Đông đầy rácNhà nghĩ ở Dương Đông Dương Đông Do vị trí đặc điểm của Đảo Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch năm sau. Mùa khô: Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương đối mạnh, tốc độ gió trung bình 4 m/s. Khi gió Đông Bắc mạnh, tốc độ đạt từ 20 đến 24 m/s. Mùa khô có độ ẩm trung bình 78%. Nhiệt độ cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5. Mùa mưa: Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, tốc độ gió trung bình 4,5 m/s. Mùa mưa mây nhiều, độ ẩm cao, từ 85 đến 90%. Lượng mưa trung bình là 414 mm/tháng. (Cả năm trung bình là 3000 mm). Trong khu vực Bắc đảo có thể đạt 4000 mm/năm; có tháng mưa kéo dài 20 ngày liên tục. Núi rừng Phú Quốc có nhiều loại gỗ quý hiếm và thú rừng nhưng cũng bị khai thác và phá hoại nhiều. Hàm Ninh Từ Dương Đông qua An Thới và Hàm Ninh, tôi có ghé qua Suối Tranh, Thác Tranh đang xây dựng thành khu du lịch và thấy con đường nối liền 2 phía của hải đảo này đang được mở rộng và nâng cấp. Chính sách bảo vệ rừng và động thực vật quý hiếm được thực hiện khá tốt ở PQ. Sân bay đang cải thiện và tu bổ. Cán bộ từ miền Bắc & Trung Việt kéo nhau ra đây lập nghiệp khá nhiều nên Phú Quốc hôm nay là vùng "đất hứa" của dân tứ xứ đổ về. Bến tàu Dương Đông, Dinh Cậu, chùa Sùng Hương là những thắng cảnh nhưng thiếu trùng tu. Khách sạn và nhà hàng cất dọc theo bãi tắm và bến tàu nhưng chính vì vậy sinh ra rất luộm thuộm, dơ bẩn với nhiều rác và hư hại. Cảng An Thới sầm uất, tấp nập và Hàm Ninh cũng đang cố gắng giúp Phú Quốc đi lên qua việc khai thác tài nguyên địa phương để làm kinh tế và chú ý đến tiềm năng du lịch với vốn thiên nhiên sẳn có. Quân đội làm kinh tế rất mạnh, từ trồng tiêu, làm nước mắm, khai thác & chế biến hải sản(nuôi ngọc trai chẳng hạn), mở khách sạn và kinh doanh du lịch. Nhiều khách sạn và nhà nghĩ nhỏ với sân vườn mới xây từ khu trụ sở UBND Huyện cho đến bãi Dài, như Tropicana, Saigon-Phú Quốc resort... giữa một rừng dừa xanh mát là khu sạch đẹp nhất. Hiện nay vào mùa cao điểm có khoảng 1000 - 2000 du khách đến Phú Quốc mỗi tuần vừa bằng tàu (cruise), vừa bằng máy bay từ Saigon, đa số là người Thái Lan và Tàu từ Singapore, Mã Lai, Thái Lan, Đài Loan, Hongkong... nên sân bay Phú Quốc và cảng An Thới cũng được tân trang, mở rộng.Thị trấn Dương Đông nằm ở phía Tây Nam của hòn đảo ngọc này quanh năm lộng gió, nổi tiếng với bãi biển tuyệt đẹp và những khu nghỉ mát Resort Spa… Nhưng nếu bạn tới Phú Quốc mà chưa đi tắm tiên thì coi như chuyến đi của bạn mới đạt được một nửa. Khi tới Dương Đông, các bạn chạy Honda ngược lên phía bắc khoảng 10Km trên con đường đất đỏ là tới khu rừng Hàm Ninh. Men theo các khe núi bạn sẽ tới được khu suối Tranh, bạn hãy bỏ lại Honda bên một quán cà phê nào đó rồi bắt đầu cùng tôi bước vào cõi tiên của cái xứ đảo ngọc này. Đường lên suối non cây số, khách tha hồ ngắm hàng chục loại lan rừng, dương xỉ bám trên nhánh cây rừng,.thỉnh thoảng lại trông thấy đại mộc dên dên, cầy, dẻ… cao chót vót, dễ đến 30 mét. Đặc biệt ở đây còn có cây hoa sữa, dân địa phương quen gọi là cây mùa cua to tổ chảng, người lớn vòng tay ôm cũng chưa quá nửa thân cây.Chừng nghe tiếng thác ầm ào, khách cố đi thêm ít phút đã thấy con suối trong vắt hiện ra. Phía hạ nguồn suối có vẻ hiền hòa, nước chảy tràn qua những khối đá, bề ngang khoảng chục mét, trẻ em không biết bơi cũng có thể băng qua dễ dàng.Thỉnh thoảng giữa dòng nước hay ven bờ suối lại có những tảng đá bề mặt nhẵn thín rộng đến vài chục mét vuông, đủ cho cả nhóm hơn chục người bày biện các đồ ăn thức uống, ca cẩm. Phải chăng bởi đặc điểm này mà người ta đã đặt cho dòng suối vào loại lớn nhất đảo Phú Quốc cái tên tượng hình: Suối Đá Bàn! Con suối này có nguồn từ Núi Hàm Ninh - dãy núi dài nhất (hơn 30 cây số) và cao nhất (hơn 600 mét) trong số 99 ngọn núi trải dài từ Bắc chí Nam của đảo Phú Quốc. Đây cũng là nguồn chính cung cấp nước ngọt cho hồ Dương Đông, với chu vi hơn 3,5 cây số, độ sâu có chỗ lên tới 20 mét, trữ lượng nước vào khoảng 5,5 triệu mét khối, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân thị trấn Dương Đông. ...................................... .................................................. ..Theo tiên vào rừng ................................... Khách từ phương xa tìm đến cầm lòng không đặng trước vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của rừng, của suối. Đi qua mấy chỗ chỉ có cây rừng, thác nước, nhiều người đã không ngần ngại lần cởi xiêm y, mắc lên nhánh cây rừng cho khỏi ướt rồi nhảy ùm xuống dòng suối mát lạnh. Tắm chán lại leo lên mấy bệ đá, bày con “gà rẫy” (gà vườn) và mấy lon bia mang theo ra lai rai. Nếu may mắn bắt được con cá lóc lạc vào hốc đá thì mang ra, gom lá cây rừng bật lửa lên nướng ngay bên dòng suối để nghe vị ngọt nơi đầu lưỡi. Nhưng cuộc chơi không đơn giản có vậy. Không biết tự hồi nào mấy “em út” mà đa số từ đất liền ra đã khéo nắm bắt nhu cầu của “tao nhân”: xem tắm thoát y, hoặc giả có “tiên nữ” tắm chung kỳ cọ cho khuây khỏa gọi là cho thư thái........................................ .......................................Các tiên nữ đang tắm Một “đại gia” từ TP Sài Gòn thường xuyên đưa khách vào đây đãi món tắm tiên hỉ hả nói “Cũng chả sao. Một bên thì vừa được… tắm, vừa được tiền, còn một đàng thì được thỏa mãn cái… con mắt. Toàn những em mười tám đôi mươi, da thịt nõn nà, trắng như trứng gà bóc”. Trong danh bạ của “đại gia” này có cả chục số điện thoại các em “mối ruột”, chỉ cần “a lô” là sau 30 phút các em sẽ có mặt. Nếu là khách “vãng lai”, thì đã có mấy anh chạy xe ôm ở đầu đường “tiếp thị”. Mỗi cuốc xe từ ngoài vào mất độ 60 nghìn đồng, nếu khách có nhu cầu xem “tắm tiên” hoặc tắm cùng “tiên” thì lái xe sẽ điều “tiên” tới. Tất nhiên là sau khi nhận được tiền “boa” vài trăm nghìn của khách, “tiên” sẽ phải chi cho người làm mối vài chục nghìn đồng để gọi là “có qua có lại”. Dân ăn chơi ở Phú Quốc nói rằng “tiên nữ” bây giờ có 2 dạng: dạng sẵn sàng “lướt sóng” - quan hệ với khách ngay tại suối. Dạng thứ hai chỉ “tắm bikini” cho khách xem. Gần đây lại có mấy phó nháy amater cầm máy từ đất liền ra gọi mấy em vào suối chụp ảnh “nghệ thuật”. “Ban đầu còn chụp 2 mảnh, nhưng mấy cha cứ dẻo miệng nói mãi, cuối cùng em nó cũng cởi tất: Thôi thì mấy anh cứ chụp gì thì chụp, miễn đừng cho thấy mặt em là được” – Một phó nháy tiết lộ.Một “tiên nữ” 17 tuổi đến từ Cái Răng, TP Cần Thơ kể: “Thường thì một buổi tắm em được khách cho độ 200 - 300 nghìn đồng. Nhưng lỡ gặp mấy ông say sỉn, dân quậy thì chả được gì, mà có khi còn phải tốn tiền mua thuốc uống vì cảm lạnh”. Cả nhóm của cô có 7 “tiên” cô là em út, còn người lớn nhất mới 22 tuổi. Nhóm này là tiếp viên các quán bia, ngoài thị trấn Dương Đông. Buổi sáng quán thường vắng vẻ nên các cô tranh thủ đi “làm thêm”.Mỗi lần đi tắm các “tiên” luôn được chủ quán dặn dò: “Tắm xong nhớ kéo khách về quán ăn nhậu nha”. Một “ tiên” bảo: “Hôm nào có khách đến thì chủ vui, còn không thì chửi té tát”. Tôi hỏi chuyện một “tiên” trông già dặn chắc sắp tuổi về "hưu tiên”, cô ta liền bộc bạch: “Cùng đường rồi nên tụi em mới làm “tiên” thôi anh ạ, chứ sung sướng gì đâu. Anh thử nghĩ coi, dầm mình dưới suối, lạnh héo ruột, còn mấy cha cứ ngồi trên mà nhậu tù tì, hết lon này tới lon khác rồi còn chỉ trỏ mình mà bình phẩm…Buồn…”.Chuyện “tắm tiên” ở đây rõ ràng là một hình thức mại dâm trá hình. Nhưng vì nó là một trong những “đặc sản” của hòn đảo ngọc này dành cho các “đại gia” từ đất liền ra nên vẫn tồn tại và đang phát triển mạnh. Bãi Sao Ða số du khách thích thú với những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hải sản, tiêu, nước mắm và ăn uống khá rẻ nhưng than phiền về cơ sở vật chất còn nghèo nàn và quanh quẩn đảo một, hai ngày là ...hết biết đi đâu nữa. Các bãi tắm, nhà hàng, khách sạn cũng chưa được đầu tư đúng mức; kể cả nhân viên tiếp tân và hướng dẫn du khách giỏi ngoại ngữ cũng thiếu, đa số là từ miền Bắc mới vào. Ghé thăm một gia đình nuôi chó Phú Quốc "xuất khẩu" khiến tôi nhớ lại chú chó Phú Quốc mà một giáo viên đồng nghiệp đã cho tôi sau ngày 30/4/75 rất khôn và trung thành nhưng cũng dữ lắm. Những ngày chúng tôi phải ăn độn thì chú chó này cũng phải ăn khoai lang, khoai mì... Phú Quốc bây giờ cũng mọc lên nhiều quán karaoke, cà phê đèn mờ. Mãi dâm và AIDS đang lây lan khá nhanh ở Phú Quốc qua ngư phủ và số ít du khách. Quy chế ưu đãi dành cho những ai tình nguyện phục vụ hải đảo xa này đã thu hút khá nhiều nhân lực từ nhiều vùng đất khác đến đây định cư, lập nghiệp và xây dựng đảo này. Phú Quốc có nhiều "danh lam, thắng cảnh" như Vườn quốc gia Phú Quốc, Khu bảo tồn biển Phú Quốc, Dinh Cậu, cảng An Thới, Bãi Kem, Nhà Lao Cây Dừa, Mũi Ông Đội, Bãi Đầm, Bãi Sao, Bãi Xếp Lớn, Bãi Xếp Nhỏ, Hàm Ninh, Dương Tơ, Núi Cô Chín, Đài Radar, Bãi Đất Đỏ. Trong khu Quần đảo An Thới có Hòn Thơm, Hòn Dừa, Hòn Rỏi, Hòn Đụn, Hòn Mây, Rút Hòn Chân, Qui Hòn Dăm. Khu thị trấn Dương Đông có Suối Đá Bàn, Dinh Cậu, Bãi Trường, Rạch Tràm, Rạch Vẹm. Phía Bắc Đảo có Bãi Thơm, Gành Dầu. Bên Làng chài Hàm Ninh có Bãi Vòng và khu du lịch Suối Tranh. Hầu hết các "địa danh" này còn hoang sơ vì đều thiếu vốn đầu tư. Ở đảo Phú Quốc, vào ngày rằm tháng 7 âm lịch người dân thường đi chùa tại thị trấn Dương Đông. Vào ngày này sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá nhộn nhịp. Hiện nay du lịch của Phú Quốc được coi như là tăng luôn từ 100% trở lên so với năm trước đó nhưng ai cũng thấy cơ sở vật chất (đường xá, cầu cống, chợ búa, điện nước, bến bãi...), nhân sự (tour guide giỏi ngoại ngữ và am hiểu địa phương) và vốn đầu tư là những bài toán nan giải cho Phú Quốc. Hầu hết những miếng đất tốt ở vị trí thuận lợi cho sự phát triển du lịch đều đã bị các Ông/ bà lớn "xí phần". Ăn sáng xong chúng tôi vòng sang chợ mua kính lặn vì kính của tàu du lịch không được tốt. Một vài tàu còn có đáy kính cho du khách ngắm đáy biển và san hô. Nhà bảo tàng Cội Nguồn Rời Dương Đông về phía nam theo hướng bãi Trường, con đường bụi đỏ dọc theo bờ biển. Hai người một xe gắn máy. Ở đảo rất sẵn xe, lúc nào, ở đâu và bao nhiêu cũng có, bình quân 100.000 đ đến 120.000 đ hoặc hơn nữa tuỳ theo các điều kiện khác. Xe tay ga xịn cũng có luôn. Mỗi khách sẽ có kèm theo một nón bảo hiểm.Sau khi điểm tâm ở resort Sao Biển, anh và tôi từ chối lời mời hấp dẫn tham quan nhà thùng – nơi cho ra lò những chai nước mắm làm vang danh đất đảo khắp trong Nam ngoài Bắc, kể cả ở nhiều nước trên thế giới - để đi chợ. Gởi chiếc xe gắn máy Nhật mới cáu thuê từ mấy ngày qua nơi điểm giữ xe đầu chợ, không thấy phiếu phiếc, hỏi mới biết xứ này chẳng nơi nào có thứ “giấy tờ” như vậy, nhưng cứ yên chí lớn dạo chợ thỏa thích. * Đòn bánh hình tam giác: Dương Đông là ngôi chợ lớn nhất của “đảo ngọc”, nằm ngay trung tâm thị trấn, suốt ngày tấp nập kẻ bán người mua, hàng hóa không thiếu thứ gì so với đất liền. Những thứ được bày bán trong nhà lồng phần lớn là quần áo, vải vóc, mỹ phẩm, hàng xa xỉ ngoại nhập, không nên tìm hiểu làm gì, mất thời giờ. Điều khiến chúng tôi không cất bước đi được là trước cửa chợ có hai bà bán bánh tét không gói theo kiểu thông thường của cả nước, mà gói theo hình tam giác cân, bằng thứ lá lạ hoắc. Hỏi ra mới biết đó là bánh tét mật cật. Chợt nhớ, hồi ở đất liền, cô bạn cứ nhắc chừng, ra Phú Quốc phải thưởng thức và mua bánh tét mật cật đem về, nếu không sẽ là thiếu sót “nghiêm trọng”, bởi đây là loại bánh “đặc sản độc quyền” của địa phương. Bánh tét mật cật có ba chủ bán ngay hai bên cửa chợ, đều là những cụ già ở tuổi huốt “thất thập cổ lai hi”. Bà cụ Lê Thị Thảo, 86 tuổi, bà cụ Nguyễn Thị Liễu cũng “xem xem” số tuổi ấy ngồi bán cạnh nhau. Hai bà cụ rất thân tình với khách, đã đành, mà còn thân tình với nhau. Hỏi bên này mà mua bên kia cũng hổng mích lòng. Cũng không có gì lạ vì hai bà cụ là sui gia. Cả hai bà cụ đều vui miệng cho biết bán loại bánh gia truyền tại chợ này trên 20 năm nay. Rồi giảng giải: Mật cật là loại cây lá xòe như lá cọ, mọc đầy trên dãy núi Hàm Ninh. Thông thường, người ta dùng lá mật cật để chằm nón lá. Nhưng với ba bà cụ này, lá mật cật được dùng để gói bánh tét thay cho lá chuối “truyền thống”. Trước tiên, các bà phơi lá mật cật hơi héo cho cọng và lá mềm, không rách khi gói. Sau đó, lá được rửa, lau sạch bằng lớp dầu. Gói một đòn bánh tét bằng lá mật cật là một việc làm “tử công phu” vì mặt lá hẹp. Lại phải rất khéo tay với cọng lá mật cật không mềm như dây lác, buộc sao cho không chặt và không lỏng mới có được đòn bánh không khô hoặc nhão. Khó khăn hơn là đòn bánh dài khoảng 3 tấc này được gói theo dạng hình tam giác cân. Bánh tét mật cật làm từ nếp được lựa kỹ, không lẫn gạo, mới ngon. Sau khi “vuốt” sạch, để ráo, nếp được nhuộm màu bằng nước cốt lá bồ ngót cùng nước cốt lá dứa. Đậu xanh cà nấu nhừ cùng dây thịt mỡ làm nhưn. Bánh nấu chín có màu xanh như ngọc đẹp mắt vừa ngọt vị nếp, vừa bùi đậu xanh, vừa thơm hương lá dứa, béo thịt mỡ lại có tính giải nhiệt, ngừa và trị được mụt nhọt nhờ nước cốt lá bồ ngót. Đặc biệt, nếp không xào nước cốt dừa nên để được lâu ngày. Đòn bánh lớn 10 ngàn đồng, còn đòn nhỏ chỉ có 5 ngàn đồng. Đặc biệt các bà còn bán thêm bánh ú nước tro, một chục 10 ngàn đồng. Chúng tôi mỗi người mua vài đòn làm quà cho người thân và bè bạn ở đất liền ăn cho biết. Cứ tưởng bánh tét mật cật là loại bánh mới có sau này, nhưng thực ra nó đã có từ gần một thế kỷ nay, mà “thủy tổ” và nguồn gốc của nó được hai nhà văn hóa Đông Hồ và Nguyễn Văn Kiểm tiết lộ trong bài “Cảnh vật Hà Tiên” đăng trên Tạp chí Nam Phong từ năm 1930: “Mồng 5 tháng 5, có bánh trạng gói bằng lá mật cật, bốn góc như bánh ú, nên có người kêu bằng bánh ú nước tro vì nếp trước phải ngâm nước tro mới được” (Nhiều tác giả, “Du ký Việt Nam”, tập I, Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm và giới thiệu, trang 538, Nhà xuất bản Trẻ, 2007). * Tham quan “nửa” chợ: Chợ Dương Đông “giàu có” nhất vẫn là các loại hải sản tươi và khô. Nhà lồng chợ chính bán “hàng khô”. Đối diện là hai khu chợ bán “hàng ướt” nằm quay lưng ra biển cho tiện việc lên xuống hàng bông và hải sản. Mỗi ngày, hải sản được chuyển lên chợ từ các tàu đánh cá tấp nập cập bến. Bao nhiêu là cá biển, từ con nhỏ xíu đến con “khổng lồ” e ấp nằm khoe mình trên mâm phủ đá trắng tinh. Nào cá chình, cá thu, cá thu ảo, cá nhồng, cá bớp, cá diễn, cá nhái biển, mực, các loại sò…, giá khoảng từ 20.000 đồng/ký tới 40.000 đồng/ký. Cá thu về kho chung với ba rọi cùng chút tiêu bột sẽ khiến bữa cơm nhà bạn mặn mà vị biển. Cá diễn nếu được nấu ngót, chiên lạt, nướng muối ớt cũng đều phục vụ hạnh phúc gia đình bạn bằng một bữa ăn ngây ngất chân răng. Cô chủ sạp mua bán hải sản Thanh Long sau khi làm một màn “gia chánh bỏ túi” cho hai chúng tôi bèn cười rất có duyên “tiếp thị” một cách hấp dẫn: sẽ “đóng thùng” các loại cá mua, chở ra tận sân bay, bến tàu giao đúng giờ hẹn rồi mới nhận tiền. Nếu ở Thnh phố Hồ Chí Minh, sẽ gởi hng bằng my bay tới nh. Vừa nói, cô vừa quấn con cá nhồng dài sọc (cỡ 1,4m) bằng nhiều lớp băng keo vàng. Trong khi đó, anh chàng người làm nhanh tay cho các con cá khc vào thùng mốp, đậy nắp thùng lại, kéo băng keo vàng rẹt rẹt quấn kín mít xung quanh. Làm ăn lớn, sạp này còn bán các loại tôm và chả cá. Chả cá Phú Quốc là đặc sản độc đáo, chiên ngay tại chỗ. Cứ nhìn chảo dầu sôi sùng sục, những miếng chả cá đường kính khoảng 2 tấc từ từ vàng ruộm, bóng dầu, chỉ nhìn đã thấy ngon mắt lắm rồi. Nhưng sẽ “ngon mũi” hơn khi mùi thơm đặc trưng của cá biển phả ra khiến bụng dạ ta nôn nao. Cô Út Mùa, chủ sạp chuyên kinh doanh mặt hàng này, dẻo miệng mời chúng tôi mua rồi nhanh nhảu cắt từng miếng chả cá vừa mới chiên xong đưa tận tay chúng tôi: “Mấy chú ăn thử, bảo đảm không ngon không lấy tiền”. Không cưỡng được sức quyến rũ của miếng chả, chúng tôi cắn một miếng nhỏ, dầu mỡ bóng lưỡng môi mép, nhai và nghe hương vị đại dương mềm ngọt quến trong răng. Cô tiếp thị tiếp: “Một miếng chả chỉ có 10 ngàn đồng được làm bằng cá thu ảo và cá nhồng. Mua đi, con sẽ đóng gói gởi máy bay hoặc tàu đò theo chân các chú”… Di theo con đường trước mặt chợ là màu xanh ngắt của những hàng rau quả củ, phần lớn “nhập” từ đất liền. Mới có mấy cơn mưa đầu mùa mà ở đây người ta bán đầy dẫy nấm tràm. Những tai nấm một mặt màu trắng sữa đục, mặt kia màu cà phê sữa đậm viền trắng được ngâm trong thau nước, gợi thèm. Ai đã một lần được thưởng thức nấm tràm xào thịt ba rọi, nấu canh tập tàng hoặc nấu cháo hải sản… thì sự quyến rũ của nó mãnh liệt lắm! Vị đắng của nấm thấm đẫm mặt lưỡi, chóp chép miệng vài cái sẽ nghe hậu ngọt lọt tót tới dạ dày. Ăn loại nấm mọc lẫn trong lá mục dưới gốc tràm hoang dã này đầu đêm giấc ngủ đến lúc nào không biết. Tôi nhấp nhổm muốn mua để được thưởng thức lại hương vị độc đáo của loại nấm giòn ngọt kỳ lạ này nhưng sợ loại hàng có chứa nước sẽ gây trở ngại khi đi đường. Cô chủ mau miệng giới thiệu loại nấm tràm khô, tiện hơn. Chợt nhớ những tai nấm tràm khô mua ở chợ Rạch Giá năm rồi, về nhà rửa hàng bao nhiêu nước vẫn còn cát, tôi lắc đầu. Cô bán hàng chỉ “mánh”: “Dễ ợt, rửa bằng nước nóng là xong ngay”. Lại “móc túi” đáp ứng thú ẩm thực của mình. Nấm tràm Nhiều hơn nấm tràm là không biết bao nhiêu chỗ bán xoài. Xoài thanh ca trái dài nhỏ, không đẹp mắt với màu vàng chín cây tự nhiên. Nhưng nhiều người nói, cũng như sầu riêng, xoài thanh ca Phú Quốc có hương vị độc đáo của biển đảo Tây Nam đất nước, hèn gì có đông khách lựa mua. Trái rừng tuy khiêm tốn nhưng tạo cảm giác hoang dã. Đó là những trái chùm trái tím đậm phủ lớp phấn mỏng, nhỏ hơn trái nho, có tên ngồ ngộ là đuồng đuông. Nhá thử, ngọt lịm. Còn dâu rừng từng chùm xanh lè nghe đâu vị ngọt chua thanh cũng là loại hàng “hút” dân thành phố khi tới đảo. Trái đuồng đuông * Văn hóa đảo Đến chỗ giữ xe, nhác thấy tụi tôi, cậu thanh niên phụ trách mau mắn dẫn xe ra tận lòng đường giao rồi nhắc chìa khóa tôi quên giữ khi nãy vẫn còn nằm trong ổ. 1.000 đồng/chiếc là công sắp xếp xe cho có trật tự, tránh nắng mưa và công dẫn vô dắt ra, chớ ở đây chưa bao giờ có vụ mất cắp. Nhớ lại lần dựng xe đầu tiên khi tới khách sạn, tôi quen tay khóa cổ, cô tiếp tân thoáng thấy mỉm cười bảo một câu rất “khó chịu”: “Đừng khóa cho dễ dẫn (xe)”. Làm theo mà hồi hộp muốn chết. Té ra tập quán này không chỉ mới có mà từ xưa người Phú Quốc đã có đời sống văn hóa văn minh tốt đẹp này. “Ở Phú Quốc phần nhiều là đều còn giữ được cái phong tục, cái đức tính cổ thời, rõ là cái xã hội “gia vô bế hộ”. Nhà ở không bao giờ thấy có làm cửa, những nhà hào phú muốn làm cửa là cho tốt coi chớ ban đêm cũng vẫn không khóa. Cửa bỏ ngỏ mà không bao giờ có kẻ trộm. Gián hoặc mấy mươi năm mới xẩy ra một đám trộm thì đó là người nội địa ra mà thôi”. Đông Hồ đã viết như vậy trong bài “Thăm đảo Phú Quốc”, đăng trên Tạp chí Nam Phong năm 1927 (SĐD, tập II, trang 263)./. Đến cảng An Thới, chúng tôi thuê tàu ra vịnh. Vượt qua mấy "con kênh" (hải lưu) rồi dừng lại ở hòn Dăm Trong câu cá. Trong hình là tài công đang bắt nhum(cầu gai). lặn ngắm san hôNgắm cảnh từ trên mui tàu rất thú vị. Có 21 hòn lớn nhỏ rải rác quanh phía nam đảo, đa số có người ở và lớn nhất là hòn Thơm, có cả tàu thuyền ngư dân các nước lân cận vào nghỉ ngơi, mua bán. ...Vua Gia Long đã tìm được nước gần đấy. Nơi mũi kiếm vua Gia Long (tương truyền rằng) đã khơi nguồn nước. Tiếp tục lên phía bắc đến bãi Sao. Cùng với bãi Kem cạnh đấy (tên khác: Khem), bãi Sao là một trong 2 bãi cát trắng đẹp nhất Phú Quốc.Ruột nhum chỉ có một tí thịt, nặn mù tạt cay, vắt thêm chanh, trộn đều rồi ngậm... Chiều, theo đường Hàm Ninh, nơi nổi tiếng về ghẹ biển và một làng chài lâu đời. gỏi ốcChợ Dương Đông ra đảo bằng tàu (tàu Dương Đông, chậm nhưng rộng rãi) chạy buổi chiều từ Rạch Giá.tàu cập cảng An ThớiSuper Đông, nhỏ, chật nhưng luôn đúng giờ và phục vụ chuyên nghiệp. Tuyến Rạch Giá – Phú Quốc còn vài hãng tàu khác như Hải Âu, Dương Đông Express, Transmexco... sân bay Phú Quốc cảnh Phú Quốc nhìn từ máy bay ... hủ tiếu tôm mực 20.000 đ/tô bãi tắm riêng cách trung tâm thị trấn Dương Đông 1,5km về phía nam. đi vào thác Đá Ngọn phải qua một hồ nhân tạo Dương Đông cách thị trấn gần 10km đường bộ tại chân núi Hàm Ninh. Đáy hồ là những khu rừng nay chìm sâu dưới 15m nuớc (độ sâu sẽ là khoảng 30m trong năm tới). Hồ là nguồn nuớc chính của đảo với 16km2 (bao gồm mặt hồ và lưu vực) dùng thuyền máy composite đưa vào hẽm núi, nơi có đường lên thác Đường lên thác cũng chính là dòng suối cạn. Con đường rất vất vả nhưng đẹp và nhiều bất ngờ vì hệ thực vật thay đổi dần theo độ cao, thác tiếp nối thác liên tục cấp nước cho hồ. Có tất cả 7 ngọn thác. Không phải ai cũng lên được đến đỉnh và phần thưởng là một không gian bao la nhấp nhô 99 ngọn núi của huyền thoại 99 voi. Những cây thanh tùng những tưởng chỉ thấy trong tranh thủy mặc Trung Hoa đung đưa trên vách núi. dừng chân ở thác thứ nhì Nướng cá lóc núi(sống rất nhiều dưới hồ). Thịt dai như thịt gà. mưa rừng bất chợt đổ xuống, mưa càng lúc càng nặng hạt... Chai rượu sim bắt đầu hữu dụng, đứng dầm dưới mưa để ăn cá lóc núi và uống rượu sim. Gỏi cá trích, lẩu vàng ươm dưới đây là bún kèn (một loại cari có bột hạt điều pha nước cốt dừa ăn với bún), với chai rượu vang sim. Dân ăn chơi ở Phú Quốc cho biết, “tiên nữ” có 2 dạng, loại sẵn sàng “lướt sóng” - quan hệ với khách ngay tại suối, còn lại là tắm bikini cho khách xem. Từ thị trấn Dương Đông (Phú Quốc) men theo con đường đất đỏ đi sâu vào núi Hàm Ninh là đường lên suối Đá Bàn. Khách từ phương xa tìm đến khó cầm lòng trước vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ. Giữa không gian hoang sơ của cây rừng, thác nước, nhiều người không ngần ngại cởi xiêm y, mắc lên nhánh cây rừng rồi nhảy xuống dòng suối mát lạnh.
Nắm bắt nhu cầu của du khách: xem tắm thoát y hoặc tắm chung kỳ cọ, dịch vụ này ra đời. Vinh, một đại gia hỉ hả: “Một bên vừa được... tắm, vừa được tiền, còn một đàng thì được thỏa mãn... con mắt. Toàn những em mười tám đôi mươi, mơn mởn”. Trong danh bạ của Vinh có cả chục số điện thoại của "mối ruột", chỉ cần gọi điện là sau 30 phút các em sẽ có mặt. Nếu là khách vãng lai, có mấy anh xe ôm ở đầu đường “tiếp thị”. Mỗi chuyến xe từ ngoài vào suối mất 60.000 nghìn đồng, nếu khách có nhu cầu thì lái xe sẽ điều “tiên” tới. Dân ăn chơi ở Phú Quốc cho biết, “tiên nữ” có 2 dạng: loại sẵn sàng “lướt sóng” - quan hệ với khách ngay tại suối, còn lại là tắm bikini cho khách xem. Linh, “tiên nữ” 17 tuổi đến từ Cái Răng, Cần Thơ cho hay, mỗi buổi tắm em được khách cho 200.000 - 300.000 đồng. "Nhưng lỡ gặp mấy ông say sỉn, dân quậy thì chẳng được gì, có khi còn phải tốn tiền mua thuốc uống vì cảm lạnh", Linh nói. Nhóm của Linh có 7 cô, người lớn nhất mới 22 tuổi. Nhóm này là tiếp viên các quán bia, ngoài thị trấn Dương Đông. Buổi sáng quán thường vắng vẻ nên các cô tranh thủ đi làm thêm. Mai, có hơn 3 năm làm “tiên”, tâm sự: “Cùng đường nên tụi em mới làm nghề này. Mình đứng dưới suối lạnh, còn mấy anh ngồi trên nhậu, chỉ trỏ mình bình phẩm...". Phú Quốc: tương lai sẽ ra sao? Tôi đến Phú Quốc trên 10 lần, có lần ở lại Phú Quốc 3 tuần, ít nhất cũng là 3 ngày. Từ ngày sân bay Phú Quốc tân trang, mở rộng và nghe nói Phú Quốc sắp xây phi trường mới hiện đại hơn ở gần Dương Tơ, tôi muốn biết tương lai Phú Quốc sẽ ra sao? Trước mắt, tôi thấy Phú Quốc bát nháo, xô bồ hơn khi di dân từ nhiều nơi khác đổ xô về Phú Quốc làm ăn đàng hoàng thì ít, ăn chơi quậy phá thì nhiều ! Phú Quốc chưa hề được quy hoạch đàng hoàng nên cho đến nay tôi chỉ thấy những kế hoạch chắp vá, tạm bợ để tàn phá và khai thác Phú Quốc. Dân Phú Quốc ngày càng "quậy" hơn chứ không thể nói là khá hơn xưa khi mà Phú Quốc vẫn chưa có gì đáng gọi là khởi sắc. Khi bệnh nặng thì đưa đi cấp cứu ở Saigon hay Rạch Giá chứ chưa có bệnh viện đúng theo nhu cầu cấp bách của người dân. Vậy mà cứ nói phét là sẽ biến Phú Quốc thành Singapore của VN(sic!), Phú Quốc sẽ có sân bay và casino hiện đại hơn Macau(sic!), Phú Quốc sẽ là "thiên đường Hawaii của VN" (bánh vẽ ?), etc... Phú Quốc cho đến thời điểm hiện tại vẫn nghèo, khổ, thiếu thốn đủ thứ mà VN thích cho Phú Quốc ăn bánh vẽ nhiều quá ! Mấy "ông lớn" chiếm mấy miếng đất ở Phú Quốc rồi tha hồ mơ mộng? Lời thật mất lòng, mong rằng Phú Quốc hiểu được cần phải làm gì để tương lai Phú Quốc sẽ khá hơn; nhất là xin đừng tàn phá Phú Quốc, đừng lưu manh hóa, ăn chơi đồi trụy hóa dân Phú Quốc. Có thể mở casino tại Phú Quốc Kiên Giang đã quy hoạch một khu đất rộng trên 130ha tại Phú Quốc để mở khu du lịch nghỉ dưỡng gồm cả casino. Nhà đầu tư muốn tham gia phải cam kết có từ 4 tỷ USD trở lên. Ngày 30/7, ông Đặng Công Huẩn (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang) cho biết đã cùng với lãnh đạo các bộ ngành trung ương, các nhà đầu tư quốc tế họp bàn phương án đầu tư khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng có kết hợp casino tại huyện đảo Phú Quốc. Khu đất được quy hoạch rộng trên 130ha ở bãi Đá Chồng thuộc xã Bãi Thơm của “đảo ngọc” Phú Quốc. Dự án này sẽ chọn nhà đầu tư ngoài nước đủ mạnh về tài chính, cam kết rót 100% vốn với tổng mức đầu tư cho dự án phải từ 4 tỷ USD trở lên theo hình thức đấu thầu cạnh tranh. Theo kế hoạch, nếu casino được xây dựng phải nằm trên diện tích rộng khoảng 30.000 mét vuông để bố trí 200-400 bàn đánh bạc, 2.000 máy chơi bạc. Trong khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng có trung tâm hội nghị, hội thảo mang tầm quốc tế và những khách sạn phải đạt chuẩn 5 sao với khoảng 3.000 phòng. Theo ông Huẩn, dự án này sẽ thu tiền thuê đất một lần với thời gian tối đa 70 năm, trong đó thời gian cấp phép hoạt động casino không quá 30 năm. Sân bay Dương Đông là một sân bay ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Sân bay có đường cất hạ cánh dài khoảng 2100m x 30 m, có thể tiếp nhận các loại máy bay tầm ngắn như Fokker 70, ATR 72. Sân bay Dương Đông là sân bay xếp thứ 6 về lượng khách tại các sân bay Việt Nam. Theo quy hoạch phát triển đảo Phú Quốc đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt, một sân bay mới với tên gọi sân bay Phú Quốc sẽ được xây dựng thay thế sân bay Dương Đông. Sân bay mới sẽ được xây dựng trên diện tích 800 ha, tổng mức đầu tư dự kiến 2000 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, sân bay Phú Quốc sẽ là sân bay quốc tế, có đường cất hạ cánh 3000m x 50 m, nhà ga công suất 2,5 triệu hành khách/năm. Sân bay Phú Quốc sẽ góp phần phát triển đảo Phú Quốc thành một thiên đường du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển. Cùng với sân bay Trà Nóc, sân bay Phú Quốc sẽ giúp vùng đồng bằng sông Cửu Long kết nối trực tiếp với các thành phố trong khu vực châu Á.Hiện tại Cụm cảng hàng không miền Nam đang triển khai ở đảo Phú Quốc một dự án xây dựng sân bay mới vị trí ở Dương Tơ nhằm mục đích sử dụng từ năm 2010 cho các loại máy bay tầm ngắn trung (A 320, A 321, B737...) sau khi Air Mekong chọn PQ làm nơi xây dựng headquarter. Qui mô dự án : Cảng hàng không mới đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn 4E theo qui định của ICAO, có đường hạ cất cánh 45m x 3000m, đường lăn song song 23m x 3000m, có hệ thống đường lăn tắt đáp ứng yêu cầu khai thác, đài kiểm soát không lưu, sân đậu máy bay có 6-8 vị trí đậu cho máy bay A 320- A 321 vào giờ cao điểm với diện tích 60000m2; nhà ga hành khách công suất 2 triệu khách/năm có diện tích khoảng 20000 m2; có trang thiết bị điều hành chỉ huy bay và các hạng mục kỹ thuật khác. Dự kiến sân bay mới sẽ hoàn thành vào quý III 2012. Phú Quốc lọt vào top 10 bãi biển đẹp nhất châu Á Biển xanh, cát trắng và ánh nắng rực rỡ miền nhiệt đới khiến Phú Quốc trở thành một trong 10 điểm đến lý tưởng nhất ở châu Á cho năm 2010 do trang du lịch TripAdvisor bình chọn.
| |||||||||||||||||||||||||
Đào mương, “chạy ranh” để đánh dấu “sở hữu” giữa rừng - ảnh: T.Trình |
Trên đảo Phú Quốc, đằng sau lớp rừng xanh tốt bên ngoài là những khoảnh đất trống, rừng bị tàn phá xơ xác, nhiều chỗ rộng như một... sân bóng.
Những “sân bóng” giữa rừng
Chúng tôi men theo con đường khúc khuỷu dẫn vào khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Phú Quốc. Qua con suối Rạch Cá vắt ngang những tán rừng cao ngút, đồi dốc, là một khu đất bằng phẳng. Ngang, dọc quanh khu đất này, nhiều cây trăm, dênh, sim... vừa bị đốn hạ, vết búa vẫn còn mới toanh.
Nhìn những con mương thẳng tắp bao quanh khu vực rộng nhiều héc-ta, một người trong đoàn giải thích: Họ đào mương là để chạy ranh, đánh dấu khu vực đã “có chủ”. Chúng tôi đi sâu vào trong. Không xa dãy rừng mới bị “chạy ranh” là một khu đất rộng lớn, không thể nhận ra đây là rừng! Dãy đất chỉ còn lại những khóm cây bụi, xen kẽ thưa thớt những cây trăm, dênh... đứng trơ trụi chưa kịp bị chặt. Ở phía đông khu đất, cây rừng vừa bị hạ nằm la liệt, lá khô chưa lìa nhánh. “Chúng phát xong rồi, ai mua là bán. Không biết chỗ này có bị bán hay chưa nữa?”, một người đi cùng chúng tôi cho biết.
Lần khác, chúng tôi xuất phát từ phía đông của đảo, thuộc khu vực tổ 11, ấp Rạch Hàm. Suốt chặng chưa quá 1 cây số đường rừng, chúng tôi để ý thấy nhiều cây ở đây đã bị bẻ nhánh, làm dấu đường. Thậm chí ở nhiều khu vực, ai đó đã chặt cây, phết sơn làm cột mốc, dọn phẳng lối đi giữa những khu rừng đã bị phá. Có gốc cây vừa mới cưa tới đất, còn chảy nhựa. Nhiều cây dẻ, chai, trăm, tràm... hàng chục năm tuổi chỉ còn trơ gốc xen giữa đống hỗn tạp nhánh cây bị tàn phá. Đây đó thi thoảng lại xuất hiện những lò hầm than nghi ngút khói, cây bị cưa chất đống đợi vào lò... Và cuối cùng là những khu đất rộng mênh mông, trống hoang.
Một người địa phương bức xúc: “Chú coi, đây là rừng hay là sân banh? Bọn phá rừng ở đây được hai cái lợi, vừa chặt cây lấy gỗ, hầm than, vừa lấy đất để bán. Với “chu trình khép kín” này, chúng vừa tẩu tán được cây rừng bị phá, vừa có thêm tiền. Thật xót con mắt”.
Tranh chấp cả... đất rừng
Trưa nắng. Chúng tôi gặp ông L. ở giữa cánh rừng đã bị đốn sạch cây cối, đã đo ranh, chia thửa. Ông kể mình từ đất liền ra đảo 6 năm trước, đã thuộc làu khu rừng này. Ông nói phần đất trống trước mặt chúng tôi là đất của ông G., bà con với một lãnh đạo xã. Từ ngày ra đảo, ai thuê gì ông cũng làm, “thuê đào mương, phát rẫy cũng làm”. Ông nói, vừa rồi, ông mới phát rừng, không lấy tiền công cho ông H., Phó công an xã.
Anh T., một người đang bức xúc vì sao đất (rừng) do một số hộ dân lân cận khai phá được “đo đạc làm giấy” còn mình thì không, đã sốt sắng dẫn tôi đến xem khu đất của ông Sơn ở ấp Rạch Hàm. Theo lời một cán bộ Trạm kiểm lâm Cây Sao (thuộc Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Phú Quốc), khu vực này trước đây có nhiều cây to, nhưng ông Sơn đã cho người vào đốn hạ để bao chiếm đất. Vụ việc bị phát hiện, ông Sơn chỉ bị phạt hành chánh chưa tới 30 triệu đồng cho miếng đất rừng rộng trên 1,2 héc-ta bị phá. Sau lần đó, miếng đất này được nhiều người coi là đất của ông Sơn, với giá “bèo bèo” cũng đã là bạc tỉ.
Trong vai một người có nhu cầu mua một diện tích đất tương đối lớn để “làm dự án”, tôi ghé qua nhà anh Y., hộ dân có đất nằm gần khu đất mà Sơn bao chiếm. Y. cảnh báo “mua đất đó coi chừng ăn vô rừng” và không quên giới thiệu miếng đất rộng 7 công của mình cho tôi. Tôi lắc đầu, bảo cần một miếng đất lớn hơn, cỡ đất của Sơn, nhưng không biết có làm giấy được không. Lúc này, anh Y. mới kể là mấy ngày trước, ông Sơn đã đưa “cán bộ tài nguyên” vào đo đạc, chắc là làm giấy được.
Có một điều khôi hài là tuy cùng “xí phần” đất rừng, nhưng đôi lúc những người bao chiếm trái phép lại giẫm chân nhau, dẫn đến tranh chấp, kiện cáo. Khi tranh chấp, những chi tiết đại loại như “đã từng bị kiểm lâm lập biên bản khi phá rừng” lại được nhiều người đem ra làm căn cứ để đánh dấu “nguồn gốc” đất là của mình (!)
Khi chúng tôi kể lại những điều mắt thấy, tai nghe với những người có trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng trên đảo Phú Quốc, nhiều người vẫn tỏ ra không hay biết. Thậm chí, họ không chắc vị trí rừng bị phá mà chúng tôi nêu ra có thuộc lâm phần mình quản lý hay không?
Ông Phạm Quang Bình, Giám đốc Vườn quốc gia Phú Quốc nói: “Nói gì chứ rừng bị phá rồi thì không thể nào giấu giếm được, bởi nó phơi bày ra hết”. Ông cho rằng, sở dĩ nhiều trường hợp phá rừng không bị phát hiện là vì: “Họ làm chủ yếu là vào ban đêm. Lúc bắt quả tang thì họ nói họ làm mướn, nhưng không biết người mướn là ai. Nói chung là làm để lấn đất chứ... không tác động nhiều vào rừng” (!?). Tương tự, ông Nguyễn Trung, Giám đốc BQL rừng phòng hộ cũng cho rằng: “Có trường hợp đưa ra truy cứu trách nhiệm hình sự, có trường hợp thu hồi đất rừng và cũng có trường hợp phát hiện nhưng không xử lý được. Lý do là không có người nhận. Anh em vô nhiều lần nhưng không có ai đứng ra nhận cả”.
Tuy nhiên, nhiều cán bộ và người dân trên đảo thì cho rằng, nếu những người nhận lương để giữ rừng có trách nhiệm hơn thì không quá khó để biết ai là thủ phạm của nhiều vụ phá rừng với diện tích lớn, trong thời gian dài; không khó phát hiện những vụ mua bán, tranh chấp đất rừng lộn xộn trong thời gian qua.
Cột mốc rừng phòng hộ cũng bị di dời, cắm lại với hàng chữ xoay vào trong - Ảnh: T.Trình |
Dời cột mốc
Những cây bị bứng không hề mọc “mất trật tự” giữa đường, mà nằm trong khu vực đất rừng, trước sự ngạc nhiên cao độ của người dân địa phương. Chưa hết, cột mốc rừng phòng hộ cũng chẳng yên khi bị dịch chuyển, di dời sâu vào trong. Hậu quả của màn “thi công” này là nhiều cây rừng đổ ngã, nằm trơ gốc và một phần đất trở nên “sáng sủa” hơn. Có điều, đây là đất rừng.
Trước đó vài ngày, tại khu đất rừng rộng nhiều hecta này, một phụ nữ đã bị lực lượng kiểm lâm lập biên bản vì hành vi, nói theo ông Huỳnh Long Hải - Phó giám đốc Ban quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Phú Quốc, “phát dọn dây leo quanh cây trồng trong đất rừng phòng hộ”. Tuy nhiên, khi vụ “phát dọn dây leo...” còn chưa được xử lý thì không lâu sau, cũng chính người này đã cho xe cơ giới vào với danh nghĩa “ủi lộ cho con em dễ đi học”, rồi “nhân tiện” ủi luôn vào phần đất rừng.
Cây rừng bị ủi ngã tại khu vực rừng phòng hộ (ấp Rạch Hàm, xã Hàm Ninh), nơi lãnh đạo xã nói là “không có cây” - Ảnh: T.Trình |
Bức xúc trước cảnh tượng này, một cán bộ địa phương đã đưa chúng tôi đến khu đất rừng bị lập biên bản vì “dọn phát cây tạp” này. Tuy hành động chặt phá, theo một cán bộ kiểm lâm, đã bị đình chỉ trước đó nhiều ngày, nhưng khi chúng tôi đến, nhiều vết đứt trên thân cây vẫn còn mới, chứng tỏ việc phá hoại vẫn còn tiếp diễn. Trong khắp khu đất rừng này, hàng loạt những cây xoài, dừa... vừa mới được trồng xen kẽ với những khóm sim, cây tạp. “Không bao lâu, đất rừng trở thành... đất vườn của bà ấy mất”, một người bình luận.
Rõ ràng người ta đã ngang nhiên xâm phạm đất rừng, tàn phá cây rừng giữa thanh thiên bạch nhật, trước sự đau xót của người dân sở tại. Việc xâm phạm trắng trợn này không thể nói là “không hay biết” và “không ai nhận” như những người nhận lương để giữ rừng nói với chúng tôi.
Phải xử lý từ từ...
Khi chúng tôi đặt vấn đề trách nhiệm của người quản lý, bảo vệ rừng tới đâu khi để tình trạng xâm phạm đất rừng cứ diễn ra, đơn cử như trường hợp ủi đất rừng, trồng cây ăn trái tại ấp Rạch Hàm, xã Hàm Ninh mà chúng tôi vừa đề cập, ông Nguyễn Trung, Giám đốc BQL Rừng phòng hộ Phú Quốc, cho rằng: “Anh em có phát hiện, có lập biên bản, có ngăn chặn chứ không phải không có. Nhưng phải xử lý từ từ, chứ đâu phải xử lý liền một lúc được... Phải có quy trình chứ đâu phải khơi khơi mình xử lý liền đâu”.
Không hiểu thời gian để đợi “quy trình”, đợi “xử lý từ từ” như lời của người có trách nhiệm giữ rừng phòng hộ trên đảo Phú Quốc là bao lâu và trong thời gian này họ quản lý đất rừng như thế nào mà lại tiếp tục để xe vào phá rừng; để rồi khi quần chúng bức xúc, báo tin, lực lượng này mới vào đình chỉ việc san ủi, cho xe ra (?!). Quanh chuyện xe cơ giới có thể đường đường vào khu vực đất rừng cũng khiến dư luận đặt nhiều dấu hỏi. Ông Nguyễn Long Hải cho biết, BQL có tiếp nhận đơn của ấp, của xã Hàm Ninh gửi lên xin cho làm đường, nhưng đơn vị này chưa cho.
Chúng tôi đem vấn đề này làm việc với những người có trách nhiệm tại xã Hàm Ninh, đơn vị được BQL rừng phòng hộ giao quản lý một diện tích đất rừng lớn trên địa bàn. Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Bí thư Đảng ủy xã, xác nhận việc này “có ý kiến” của ông. Theo lời ông Tiến thì con đường đó trước đây rất xấu nên nhân dân đóng góp tiền, ấp, tổ có họp lại đề xuất cho ủi đường để xe bốn bánh vào được, cho học sinh đi học, và theo ông Tiến thì chỗ này cũng không có cây rừng. Khi việc đưa xe vào xâm phạm đất rừng bị phản ứng, ông Tiến lại chỉ đạo “thôi thì làm đúng thủ tục, để BQL rừng phòng hộ xem xét. Họ thống nhất thì làm, không thống nhất thì thôi...”. Thực tế là khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, nhưng trước sự làm ngơ của lãnh đạo xã, xe cơ giới vẫn được đưa vào ủi phá cây rừng.
Kinh phí để đưa xe vào “làm đường”, theo ông Tiến là do dân đóng góp. Nhưng ông Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng ấp Rạch Hàm, lại khẳng định việc làm này không phải chủ trương của ai cả mà toàn bộ kinh phí “làm đường” do bà Nguyễn Thị Hồng (người phụ nữ được đề cập trên) bỏ ra, chứ không có sự vận động đóng góp nào của người dân trong ấp. Khi chúng tôi hỏi đến chuyện xe cơ giới đã vào ủi ngã cây rừng, ông Hùng tỏ ra ngạc nhiên: “Không biết họ có xin phép cấp trên hay không? Làm hay chưa tôi cũng chưa biết. Vì tôi có nói với cấp trên nếu họ làm thì báo với ấp để ấp cử người giám sát. Nhưng tới giờ tôi cũng chưa được báo”.
Những dấu hiệu bất thường trong vụ xâm phạm đất rừng này đã cho thấy thái độ giữ rừng của một số người có trách nhiệm với rừng trên đảo Phú Quốc là như thế nào. Điều này giải thích vì sao có tình trạng như lời ông Trưởng ấp Rạch Hàm là đất rừng cứ bị “bao chiếm, lấn chiếm hoài”. Chính bộ đội biên phòng, kiểm lâm và giới chức địa phương đã đồng lõa chia chác nhau.
3: Những thủ đoạn lấn chiếm đất rừng:
Dãy đất không giấy tờ hợp lệ này vừa được phát dọn kêu bán với giá 80 triệu đồng/công |
Bất chấp phản ứng gay gắt của nhiều cán bộ quản lý, bảo vệ rừng lẫn chính quyền địa phương, nhiều trường hợp đất rừng trên đảo Phú Quốc vẫn bị đưa vào bản đồ mô tả ranh giới đất của các hộ dân, do cán bộ Công ty đo đạc địa chính - công trình (gọi tắt là Công ty đo đạc) thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trường thực hiện.
Ban đêm cũng... đo
Một điều khá bất ngờ là trong thời gian điều tra hiện tượng xâm phạm đất rừng trên đảo, chúng tôi gặp không ít trường hợp đất rừng đã hiện diện trong bản đồ mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất của hộ sử dụng. Xin dẫn chứng một trường hợp mua bán có liên quan đến đất rừng, đang xảy ra tranh chấp tại ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh. Theo trình bày của ông T.Đ.K (cán bộ hưu trí, ngụ tại Q.1, TP.HCM) thì vào năm 2003, ông mua phần đất của hai người tên là P.V.Lực và P.T.L (ngụ ấp Bãi Vòng) theo hình thức mua mão trọn gói, được chính quyền địa phương xác nhận có diện tích 7.500m2. Đến năm 2008, ông K. mới làm đơn yêu cầu đo đạc, được ông Trương Văn Dũng (Phó chủ tịch, nay là quyền Chủ tịch UBND xã Hàm Ninh) xác nhận nguồn gốc. Điều trái khoáy là không hiểu từ đâu, ông K. lại được ông Nguyễn Văn Trân, cán bộ đo đạc của Công ty đo đạc ký cấp bản đồ mô tả vị trí đất này với diện tích lên đến 18.660m2, từ... một năm trước (?), và phần lớn đất trong bản đồ này lại là đất rừng phòng hộ! Sự việc bị phát giác khi có 3 hộ dân khác làm đơn xin xác nhận nguồn gốc một phần diện tích đất này để đo đạc, làm giấy chủ quyền. Có người còn phát hiện ông P.V.Lực đã chết hồi năm 1991, không thể nào “chỉ” đất để bán cho ông K. Thế nhưng lãnh đạo xã vẫn xác nhận đơn (!) và đơn vị đo đạc “vô tư” vẽ thêm đất rừng vào trong bản đồ mô tả đất sử dụng cấp cho ông K... Nếu không có vụ khiếu nại, tranh chấp thì một diện tích khá lớn đất rừng đã bị xâm chiếm.
Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp cán bộ đo đạc cố tình đo, vẽ thêm phần đất rừng vào bản đồ mô tả đất cho dân. Ông Nguyễn Trung, Giám đốc BQL rừng phòng hộ Phú Quốc bức xúc: “Công ty đo đạc làm nhiệm vụ đo đạc, cấp giấy đại trà trên phạm vi huyện Phú Quốc (theo hợp đồng với Sở Tài nguyên - Môi trường Kiên Giang) đã đo, vẽ vào bản đồ sử dụng đất của dân cả những phần đất nằm trong phạm vi đất rừng phòng hộ. Việc làm này đã khiến người dân nghĩ rằng “đo đất, làm sơ đồ của tui là đất của tui”, do đó gây thêm khó khăn, phức tạp trong công tác quản lý rừng”.
Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Bí thư Đảng ủy xã Hàm Ninh cho biết, Công ty đo đạc xuống đây làm việc 2 năm, lãnh đạo xã đã chỉ đạo đình chỉ họ 4 lần. “Quy tắc là khi hội đồng xét duyệt đất đai xét duyệt, họ mới tiến hành đo đạc. Đằng này, họ xuống đây không liên hệ với chính quyền địa phương. Có lần lại đo luôn đất ở... trên núi. Người dân quan niệm đoàn đo đạc về đo là sẽ được xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên họ tranh thủ... ban đêm, giờ nghỉ câu móc với đơn vị đo đạc”, ông Tiến bức xúc.
Chỉ đâu, đo đó
Ông Phạm Quang Bình, Giám đốc Vườn quốc gia Phú Quốc nói: “Bây giờ không biết họ tung tin ở đâu rằng, miễn là đất khai phá lâu năm thì cứ đo đạc, sẽ được hợp thức hóa”.
Trồng dừa để đánh dấu nguồn gốc đất tại khu vực rừng phòng hộ |
Được biết, các đơn vị có trách nhiệm quản lý rừng và các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cũng đã phản ứng về tình trạng đo đạc đất rừng “vô tư” này . Ông Bình còn cho biết: “Bây giờ thì “đỡ” lắm rồi, lúc đầu mấy ổng đo tùm lum hết trơn. Có giai đoạn dân phát (rừng) ồ ạt với nhận thức là Nhà nước cho đăng ký hết những phần đất mà dân đăng ký”. Cũng theo ông Bình thì sau khi bị phản ứng, những người này có khi lại tiến hành “đo mà không ký tên”, để gọi là “đo vẽ theo hiện trạng”. Ông kể: “Vừa rồi họp có Sở Tài nguyên - Môi trường Kiên Giang, mấy ảnh cũng có phản ánh rằng đo vẽ theo hiện trạng có khi ngày trước mấy anh đo đạc không biết, nhưng bây giờ có trường hợp khi đưa lên sơ đồ mới thấy rằng mấy ảnh vẽ thêm cho dân ở phía sau, là rừng 100%”.
Một cán bộ ở Phú Quốc cho biết: Có nhiều thủ đoạn để lấn chiếm, bao chiếm đất rừng. Có trường hợp đất nằm giáp với đất rừng, nhân dịp được đo đạc, chủ đất cho đo “ăn” luôn phần đất ngoài phạm vi của mình. Có trường hợp người chiếm đất cho cắm một vài cây tràm bông vàng ở ngoài phần đất của mình, rồi chỉ cho cán bộ đo đạc đo ngay chỗ đó. Trước tình trạng này, một cán bộ Vườn quốc gia Phú Quốc nói họ phải cung cấp thông tin ranh giới đất rừng để mấy ông đo đạc... khỏi đổ thừa khi đo lấn vào đất rừng lúc đo vẽ bản đồ hiện trạng đất cho các hộ dân.
Một trường hợp khác cũng thường xảy ra là có nhiều người đến khai phá đất lâu năm, ở trong vùng đệm vườn quốc gia, có thành quả lao động. Đến khi có điều kiện hợp thức hóa lại “chiếm thêm”, chiếm ra khu vùng đệm, có lúc còn “lố” vô trong vườn quốc gia...
Thực tế đó đã khiến một diện tích lớn đất rừng tại Phú Quốc tiếp tục bị tàn phá, xâm chiếm trước sự bức xúc của người dân địa phương. Nhiều người nói đôi khi dân ở đây vào rừng chặt một cây nhỏ thôi, hay chỉ cầm dao, búa vào rừng cũng đã bị bắt, bị lập biên bản. Vậy mà nhiều khu rừng bị phá một diện tích lớn, trong thời gian dài nhưng những người có trách nhiệm bảo vệ rừng vẫn như không hay biết. Thậm chí, đất rừng còn bị một công ty của nhà nước đo đạc, tạo điều kiện xác lập cho những người sở hữu trái phép. Trong số những người đó, người ta nói có cả thân bằng quyến thuộc của cán bộ hoặc chính những cán bộ địa phương...
Dư luận đang chờ cách xử lý của các cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ những cánh rừng quý giá trên hòn đảo du lịch lớn nhất Việt Nam này. Phú Quốc hay còn gọi là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 593,05 km², xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km.
Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, phía tây nam của Việt Nam, Phú Quốc trải dài từ vĩ độ: 9°53′đến 10°28′độ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′đến 104°05′độ kinh đông.
Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 574 km² (56.200 ha), dài 50 km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) 25 km. Điểm cao nhất tới 603 m (núi Chúa). Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ nam đến bắc với 99 ngọn núi đồi. Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.
Khí hậu ở đây thuộc nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11) và mùa nắng (từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau), lượng mưa trung bình ở đây là 2,879mm.
Phú Quốc rất nổi tiếng với hai đặc sản đó là nước mắm và hồ tiêu. Nước mắm Phú Quốc rất giàu độ đạm, được chế biến từ cá thu hoạch được từ biển, đã xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Hồ tiêu được trồng từ vùn đất trung tâm của đảo và gần đây rất nhiều nông trại trồng tiêu được thành lập.
Du lịch là một phần quan trọng của nền kinh tế Phú Quốc, được thừa hưởng nhiều bải tắm trải dài suốt đảo rất đẹp và thơ mộng.
Để đến Phú Quốc, chúng ta có thể đáp chuyến bay từ TP Hồ Chí Minh (4 chuyến/ ngày) hoặc từ TP Rạch Giá (2 chuyến/ngày) không đến 01 giờ bay. Hoặc đi bằng tàu cánh ngầm xuất phát từ Rạch Giá khoảng 2,5h là đến được Phú Quốc.
Địa hình thiên nhiên Phú Quốc rất độc đáo, có thể làm hài lòng du khách trên mọi hành trình, chạy dài từ Nam đảo đến Bắc đảo là 99 ngọn đồi, núi nhấp nhô. Đến Phú Quốc du khách có thể tắm biển, tắm suối, tắm sông, leo núi, vào hang, lên rừng, ra biển, …
Có thể nói Phú Quốc có đủ các yếu tố lý tưởng dành cho khách du lịch. Phú Quốc có nhiều bãi tắm sạch và đẹp như: bãi Trường, bãi Khem, bãi Giếng Ngự, bãi Rạch Tràm,…Hấp dẫn nhất là bãi Trường với bãi cát vàng chạy dài gần 20km từ Dinh Cậu. Dinh Cậu, một di tích thờ cúng được kiến trúc lâu đời của người dân đảo tại phía Nam cửa sông.
| ||||
| ||||
| ||||
| ||||
| ||||
| ||||
| ||||
| ||||
| ||||
|
No comments:
Post a Comment