Thụy Sĩ - xứ sở yên bình
Nhiều người gọi Thụy Sĩ là “đất nước đồng hồ hàng hiệu”, “dân tộc thích đi bộ”, hay “quê hương của các ngân hàng uy tín nhất thế giới”, của “nền giáo dục tân tiến”… Còn tôi thích gọi Thụy Sĩ là Xứ sở yên bình - nơi mà mấy trăm năm nay chưa hề có chiến tranh.
Thụy Sĩ có diện tích chỉ hơn 2 lần tỉnh Nghệ An, dân số ít hơn cả TP.HCM và không có biển, tài nguyên chủ yếu là đồi núi, nhưng lại là một nước lớn về kinh tế và có vị thế toàn cầu nhờ công nghiệp chế tạo và dịch vụ hết sức phát triển. Khẩu hiệu quốc gia của Thụy Sĩ là “Một người vì mọi người, mọi người vì một người” (Unus pro omnibus, omnes pro uno) nghe rất quen thuộc, dù đã có từ trước rất lâu so với quan điểm “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” ở VN.
Thiên hạ gọi Thụy Sĩ là xứ sở đồng hồ hàng hiệu quả không sai. Những thương hiệu: Omega, Rolex, Tissot, Swatch, Longines, Roamer, Frederique Constant, Chopard, Rado, Juvenia, Audemars Piguet… chiếm hơn 90% thị phần đồng hồ đắt tiền của thế giới. Là “thủ đô của đồng hồ”, Thụy Sĩ có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của du khách. Tùy theo lứa tuổi, văn hóa, sở thích, công dụng và túi tiền mà lựa chọn. Từ đồng hồ đeo tay, đeo cổ; đồng hồ báo thức đến đồng hồ công cộng; từ giá bình dân đến giá đắt tột đỉnh. Nửa thế kỷ trước Omega thì làm bá chủ.
Ảnh: Shutterstock |
Hiện nay, Swatch và các thương hiệu đột phá khác với nhiều sáng tạo độc đáo rất được giới trẻ sành điệu ưa chuộng. Chỉ cần vài chục USD là có thể sở hữu một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ. Còn để khẳng định đẳng cấp thì cần đến vài chục ngàn USD trở lên. Có chiếc đồng hồ đeo tay khủng, đắt nhất thế giới, giá tới gần 8 triệu USD! Tại Đại hội thể thao châu Á ở Bắc Kinh (Trung Quốc), Thụy Sĩ đã cung cấp cho chủ nhà đồng hồ đo thời gian giá tới hơn 1 triệu USD! Tại Bern – thủ đô của Thụy Sĩ – nơi nhà bác học Albert Eisnstein từng sinh sống, có tháp đồng hồ Zygloggeturm – một cỗ máy thời gian thú vị theo đặc trưng Thụy Sĩ. Trước 5 phút của mỗi giờ; bộ ba gồm chú hề, công và gấu sẽ chui ra từ tháp nhảy múa ngộ nghĩnh, sau đó một hình nhân vật có tên gọi là Cha Thời Gian bước ra vặn kim đồng hồ trước rất nhiều cặp mắt tò mò bên dưới đang chờ đợi và chụp ảnh. Bienne và La Chaux de Fones là thủ phủ của nhiều xưởng sản xuất đồng hồ. Khu vực thung lũng Jura còn được gọi là Swatch Valley – thung lũng đồng hồ - vương quốc thời gian của thế giới. Thụy Sĩ là dân tộc thích đi bộ. Môn thể thao phổ cập – phương tiện di chuyển không tốn tiền mà rất lợi cho sức khỏe. Người dân có thể đi bộ mọi nơi, mọi lúc và được chính phủ khuyến khích. Đi bộ để mua sắm, để la cà quán xá, lang thang ngắm phố đêm; đặc biệt để ngoạn cảnh và khám phá những danh thắng tuyệt vời của Thụy Sĩ. Người lười thể thao nhất mà sống ở Thụy Sĩ cũng thành siêng đi bộ. Thụy Sĩ có trên 40 dãy núi cao hơn 4.000m mà nổi tiếng hơn cả là Alps với rất nhiều hồ đẹp. Núi Santis hơn 2.502m là điểm hẹn thú vị. Từ làng Wasserrauen, khách đi bộ đến Schwagalp chừng 10km, đường đẹp còn hơn tranh vẽ - rồi đi cáp treo lên đỉnh để thỏa sức ngắm nhìn toàn cảnh núi non hùng vĩ. Khu vực Grosse Scheidegg, vùng Jungfrau với những phong cảnh ấn tượng về các dòng sông băng và những khối đá kỳ lạ vùng Wetterhorm. Các hồ ở vùng Upper Engadine, hồ Lucerne và hồ Leman… cũng là những điểm thỏa sức đi bộ để “kiểm tra sức khỏe”. Khám phá núi băng và các dòng sông băng, các hang động kỳ thú dưới lớp băng huyền ảo, trượt băng và trượt tuyết cũng được rất nhiều du khách các nước, các vận động viên chuyên nghiệp chọn lựa. Nhờ vậy mà vận động viên Thụy Sĩ thường đoạt nhiều thứ hạng cao trong các bộ môn mà họ tham gia.
Thụy Sĩ là xứ sở khôn ngoan, vì thái độ trung lập, luôn đứng ngoài các cuộc chiến tranh và xung đột thế giới. Ngay cả trong thế chiến thứ 2, lửa chiến tranh bùng phát cả châu Âu, Thụy Sĩ vẫn bình yên và ung dung phát triển. Chính sách đối ngoại trung lập nhằm giữ vững chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia. Tất cả nam thanh niên Thụy Sĩ đến tuổi 20 phải đi nghĩa vụ quân sự 3 tuần; sau 33 tuổi, cứ mỗi 3 năm phải tập huấn lại. Dù không có chiến tranh nhưng hầu như nhà nào cũng có súng để không ai bắt nạt được mình. Bên dưới những bệnh viện, những công trình… có khi là các căn cứ quân sự và kho lương thực dự trữ. Những việc đó đều ẩn chứa thông điệp: “Đừng dại dột mà chọc giận chúng tôi”.
Ai đó nói vui “Ở Thụy Sĩ có cả thiên đường và địa ngục”. Khi mọi việc được tự động hóa thì cuộc sống con người có phần tẻ nhạt, khép kín và phát sinh tâm lý muốn phá cách. Thật ra người Thụy Sĩ trung thực, tôn trọng luật pháp và làm việc rất hiệu quả. Ngoài luật chung, còn có luật vùng; thậm chí luật từng chung cư. Có nơi còn quy định cụ thể: “cửa sổ phải có rèm”; “sau 22 giờ và trước 7 giờ” là giờ nhạy cảm, “không được tắm”; “làm ồn” như nói chuyện, nghe nhạc… Thậm chí “đàn ông không được đứng tiểu vì có thể gây tiếng động”... Vi phạm sẽ bị phạt nặng. Văn hóa và cả ẩm thực Thụy Sĩ là tổng hòa tinh hoa của châu Âu. Các phương tiện giao thông công cộng ở đây chính xác tới từng phút. Khi mua vé hạng 2 mà ngồi chỗ hạng 1 không chỉ phải trả thêm tiền mà còn bị phạt. Việc xả - đổ rác bừa bãi cũng bị phạt không nương tay. Với người Thụy Sĩ, đúng giờ thể hiện sự tôn trọng tối thiểu đối với bản thân và cả người khác. Chẳng bù cho VN, đúng giờ có khi bị coi là chuyện lạ, là việc không bình thường.
Bern là thủ đô của Thụy Sĩ nhưng các thành phố Geneve, Zurich, Lausanne… được nhiều người biết hơn. Geneve – nơi thành lập Hội Chữ thập đỏ quốc tế, cũng là trung tâm đầu não của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Zurich thơ mộng bên dòng Limmat là thành phố công nghiệp và thương mại nằm trong top 10 thành phố có chất lượng sống cao nhất thế giới. Lausanne có hội sở của Ủy ban Olympic quốc tế và các tập đoàn Phillip Morris, Malboro, Toblerone… - là trung tâm nghiên cứu và học thuật với nhiều trường đại học danh giá, đặc biệt là ngành quản trị khách sạn – nhà hàng. Lausanne ôm gọn hồ Leman – được xem là hồ trung tâm của châu Âu – nơi “phố trong rừng và rừng trong phố”. Bảo tàng Olympic Lausanne là điểm tham quan kỳ thú với nhiều hiện vật và mô hình trực quan sinh động. Thụy Sĩ tự hào có hệ thống ngân hàng uy tín – chất lượng – bảo mật tuyệt đối với đội ngũ nhân viên tận tình, chuyên nghiệp và nói được hàng trăm ngôn ngữ của mọi khách hàng. Những ngân hàng trên vài trăm tuổi và vốn tích sản hơn 200 tỉ USD là bình thường. Các ngân hàng nổi tiếng hơn cả là Swiss Bank Coperation, Credit Suisse, Union Bank of Switzerland và Swiss Volks Bank.
Trong khi VN tập trung quan tâm đại học thì Thụy Sĩ đặc biệt chú trọng giáo dục phổ thông gồm 13 năm học và được miễn phí. Học sinh lớp 3 đã học thêm 1 ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ (Thụy Sĩ có 4 ngôn ngữ chính: Đức, Ý, Pháp, Latinh). Lên lớp 5 học thêm ngôn ngữ thứ 2. Từ lớp 7 học tiếp ngôn ngữ thứ 3 và bắt đầu học ngoại ngữ. Thụy Sĩ không có Bộ Giáo dục. Chương trình học các cấp do địa phương thiết kế, chủ yếu dạy các kỹ năng sống trong xã hội, gắn bó với thiên nhiên và một số kiến thức cơ bản. Phương pháp dạy nhẹ nhàng, sinh động, phù hợp từng lứa tuổi, từng vùng. Học sinh lớp 1 đã đi dã ngoại gần trường, học sinh lớp 3 có thể đi trượt tuyết. Học sinh phổ thông được hướng nghiệp, chọn nghề theo sở trường để học, chứ không phải “chọn trường điểm thấp, dễ đậu” hay chọn nghề theo kiểu “kiếm tiền nhanh” như ở ta. Nổi tiếng đắt đỏ nhưng Thụy Sĩ vẫn luôn tạo cơ hội cho những người trẻ thích chu du khám phá với nhiều ưu đãi về du lịch. Các Youth Hostel (nhà nghỉ tập thể) giá rất mềm; lại còn được tặng thêm thẻ đi xe bus, vé cáp treo, phiếu giảm giá shopping và thuê xe đạp miễn phí…
Nguyễn Văn Mỹ(TNTS)
Khi du lịch Thụy Sĩ, bạn cần phải xem kỹ nghệ đồng hồ, ăn fromage và chocolat, dạo quanh những bờ hồ (nhất là vào mùa thu lá vàng rụng hay khi hoa đào nở), đến núi Apls và 10 thành phố sau:
- Geneva - Art galleries, science at the CERN, the United Nations, lakeside meanders and cosmopolitan cuisine
- Zurich - Dada at the Kunsthaus, shopping for chocolate, sunbathing by the lake and Switzerland’s best clubbing
- Basel - Modern art and contemporary buildings by likes of Frank Gehry and Herzog & de Meuron
- Lucerne - Iconic timber bridges, a stroll through the old town and cruises on the mountain-ringed lake
- Berne - Bear pits, a dip in the Aare, Paul Klee in the Kunst museum and Einstein’s house
- Zermatt - There are a lot of mountain resorts in Switzerland, but only one of them has the Matterhorn
- Lausanne - The Art Brut gallery, hilly medieval centre, Olympic museum and lakefront Lavaux vineyard hikes
- Interlaken - The outdoor and action sports capital of Switzerland. Anything from skydiving, bungee jumping, hiking, white-water rafting, to canyoning
- Lugano - Italian-speaking Switzerland’s top destination, with a gorgeous old-town and a pretty lake. The food is simply amazing
- Baden - chiefly renowned for its hot sulphur springs especially beneficial for cases of gout or rheumatic problems. Ở Switzerland cái gì cũng đắt, bạn nên chuẩn bị tinh thần trước. Tuy nhiên theo mình đắt nhất là khoản đi lại.
1. Đi lại:
Nếu bạn định đi nhiều, tận dụng tối đa thời gian 4 ngày thì nên mua thẻ swiss pass loại 4 ngày - giá 245 Swiss franc (CHF). Nếu bạn đi 2 người thì sẽ được giảm giá 15% (còn 208 CHF).
http://www.myswissalps.com/swisspass.asp?lang=EN
Tuy thẻ này đắt nhưng vẫn còn rẻ hơn mua lẻ từng chuyến rất nhiều. Ví dụ single ticket từ Bern tới Geneva cũng đã tốn 50CHF rồi.
Với mục tiêu tận dụng tối đa thời gian, bạn có thể tham khảo lịch trình sau (bắt đầu từ Bern + mua swiss pass)
- Ngày 1: Bern-Zurich (ngủ đêm ở Zurich)
- Ngày 2: Zurich-Geneva (ngủ đêm ở Geneva)
- Ngày 3: Geneva - Zermatt - Bern (ngủ đêm ở Bern): riêng chuyến này phải đi từ sớm (khoảng 7am từ geneva, vì tới Zermatt mất khoảng hơn 3 tiếng, và từ Zermatt về Bern cũng mất khoảng hơn 3 tiếng). Zermatt là khu trượt tuyết nổi tiếng của Thụy Sĩ. Đường đi tới đó đẹp mê ly luôn. Khi tới nơi bạn có thể trèo núi, ngắm cảnh, chơi ở đó khoảng 3-4 tiếng rồi quay về. Vì thời gian ngắn, không thể trượt tuyết nên không nên ngủ lại (giá cả ở đó cực mắc). Chỉ đi xem cảnh thiên nhiên cho no mắt rồi về ( Chú ý: để đi đến Zermatt, bạn phải đổi tàu ở ga Visp)
- Ngày 4: Ở Bern chơi.
Bạn có thể check giờ tàu để lên kế hoạch lịch trình cụ thể trước: http://www.sbb.ch/en/index.htm
Nếu sắp xếp để điểm xuất phát và điểm cuối cùng của chuyến đi là hai thành phố khác nhau thì sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian. Các thành phố ở Thuỵ Sĩ đều có chung đặc điểm là các điểm cần tham quan đều nằm ở trung tâm thành phố, tập trung trong một khu vực nhỏ có thể đi bộ được.
2. ăn ở:
Rẻ nhất là bạn tự nấu ở trong hostel (đa số các hostel có kitchen cho bạn có thể tự nấu ăn) - nhưng cái này tốn thời gian và lỉnh kỉnh. Hợp lý nhất là vào siêu thị mua sandwich hoặc fast food như Mc Donald, Burger King... Còn vào nhà hàng thì đương nhiên là phải chịu tốn rồi.
Mình highly recommended bạn mua về chocolate & fromage Thuỵ Sĩ, tất nhiên không phải loại đóng hộp (mặc dù Lindt đóng hộp cũng đã ngon lắm rồi). Bạn vào những hàng làm chocolate homemade, bán theo kg. Đi Thuỵ Sĩ mà không thử chocolate đó thì chưa gọi là đi Thuỵ Sĩ được.
Về việc ở thì bạn có thể book online khách sạn trước khi tới.
http://www.hostelworld.com/
Mình recommended các hostel sau:
- City hostel Geneva: Hostel này phổ biến nhất ở Geneva, ở ngay trung tâm, giá cả hợp lý.
- Pesion Hotel Marthahaus (ở Bern): Hostel này gần trung tâm, phòng sạch đẹp, breakfast included.- Thụy Sĩ là một đất nước thanh bình có vị trí trung tâm Châu Âu
- Vị trí địa lý thuận lợi, nhiều núi non và đồng cỏ cao nguyên, phong cảnh hùng vĩ, thơ mộng
- Diện tích đất nước Thụy Sĩ không lớn và chia làm nhiều vùng miền khác nhau với các đặc điểm địa lý và văn hóa đa dạng dành cho các du khách khám phá
- Nền kinh tế phát triển, đặc biệt là ngành du lịch. Mạng lưới giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy) phát triển ở mức độ cao phủ khắp đất nước rất thuận tiện cho du khách
- Các dịch vụ du lịch hoàn hảo, chất lượng dịch vụ vào loại cao nhất thế giới
- Nhiều địa điểm du lịch và hình thức du lịch, thông tin luôn cập nhật và đầy đủ đáp ứng mọi nhu cầu của du khách
- Quanh năm đều có các chương trình và các hình thức nghỉ ngơi, giải trí cao cấp theo từng mùa
- Đặc sản phong phú,
- Kiến trúc hoành tráng và giữ được mọi vẻ đẹp của kiến trúc cổ kính của Châu Âu
- Đường biên giới của Thụy Sĩ rất thuận tiện cho việc giao thương và kết hợp du lịch tới 5 nước láng giềng (Đức, Pháp, Ý, Áo và Liechtenstein)
- Khí hậu thay đổi theo mùa, theo vùng địa lý tạo nên sự đa dạng sinh học và thời tiết.
Du lịch tới Thụy Sĩ gợi lên rất nhiều hình ảnh... những đồng cỏ phủ đầy hoa, những con bò sữa đeo chuông, sôcôla, và tất nhiên cả các ngọn núi tưởng chừng như chỉ có trong truyện thần tiên! Vẻ đẹp của Thụy Sĩ là tất cả những điều đó và còn hơn, hơn thế nữa. Có rất nhiều những địa điểm đẹp, say đắm lòng người trên khắp thế giới, nhưng có rất ít nơi có phong cảnh hùng vĩ hoành tráng như Thụy Sĩ. Tại đây con người thân thiện và trung thực, đi lại dễ dàng và an toàn, thức ăn tốt, giàu truyền thống lịch sử, và nhiều điểm đến khi du lịch Thụy Sĩ dường như chỉ có trong giấc mơ. Thụy Sĩ là một thiên đường cho những người đi bộ đường dài, những người yêu thích đàn bò và sôcôla, và là một điểm đến tuyệt vời dành cho tất cả mọi người...
Diện tích Thụy Sĩ chỉ có 41.293 km2 nhưng có đến 70% là núi non (riêng rặng núi Alps đã chiếm 60%) tạo nên khung cảnh hùng vĩ và vô số hồ nước xanh trong. Thụy sĩ chính là chiếc nôi của nên du lịch thế giới. Bầu trời Thụy Sĩ lúc nào cũng trong vắt, không khí trong lành, màu xanh của cây cối xanh tốt hiện diện khắp nơi; những thành phố cổ kính kiến trúc La Mã, những ngôi nhà mái đỏ đã tạo nên bức tranh tuyệt mĩ “hớp hồn” du khách nếu một lần chiêm ngưỡng Thuỵ Sĩ. Mùa hè, nước sông hồ trong vắt có thể nhìn tận đáy. Các triền núi đồng cỏ bát ngát xanh tươi với những đàn bò cừu ung dung gậm cỏ. Vào mùa đông đồi núi trở nên thiên đường tuyết trắng cho mọi lứa tuổi yêu thích môn thể thao trượt tuyết hoặc muốn khám phá sự tuyệt vời thú vị và sôi động của mùa đông.
Thụy Sĩ được xem là nước sỡ hữu mạng lưới giao thông công cộng tàu điện, xe buýt, cáp treo, xe treo dốc núi không những phục vụ dân chúng mà còn thu hút khách du lịch khắp nơi trên thế giới chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của dãy An-pơ. Những con tàu điện xuyên qua hàng trăm đường ngầm, leo lên những đỉnh núi cao đến hơn 4.000mét để du khách du lịch có thể tận mắt ngắm nhìn những tảng băng hùng vĩ.Tour tham quan thành phố lớn Thụy sĩ nét văn hóa đa dạng mỗi thành phố lớn của Thuỵ Sĩ như Lucern , Zurich , Basel , Montreux , Lausanne , Genèva, Lugano mang đậm nét văn hóa đặc sắc của Pháp , Đức , Ý. Đó là vẻ đẹp của các lâu đài, các tháp đồng hồ, những ngôi nhà thờ mang phong cách kiến trúc thời phục hưng. Ngôn ngữ và phong cách sinh hoạt của 3 quốc gia lân cận trên ghi đậm dấu ấn ở các thành phố lớn Thuỵ Sĩ nên du khách đi một mà biết rất nhiều. Tham quan các thành phố lớn xinh đẹp của Thuỵ Sĩ giúp du khách khám phá nét đa dạng của các nền văn hóa, đồng thời có cơ hội shopping ở các “thiên đường mua sắm”. Nếu chịu khó “săn lùng” hàng, du khách có thể sở hữu được nhiều đồ hiệu của các nhãn hàng nổi tiếng trên thế giới.Khách sạn, căn hộ du lịch, nhà hàngSau một ngày khám phá thiên nhiên xinh đẹp, du khách cần giấc ngủ ngon để tiếp tục chinh phục đỉnh Alps hay chèo thuyền trên các hồ. Du khách có thể nghỉ ngơi tại các khách sạn từ 2 đến 5 sao theo tiêu chuẩn quốc tế. Nếu đi du lịch gia đình, du khách nên chọn các căn hộ cao cấp có đầy đủ trang thiết bị thuận tiện cho ăn uống và các sinh hoạt khác. Ngoài ra, các nhà hàng phục vụ đặc sản âu, Á sẽ làm vừa lòng khẩu vị du khách.Chinh phục độ cao 4.158m của dãy núi AlpsKhông chỉ “đi, nhìn, ngắm cảnh” mà du khách còn được “hành động” hòa mình vào thiên nhiên. Các bộ môn trượt xe tuyết, trượt tuyết, trượt băng nghệ thuật rất vui thú mà bất kỳ trẻ em người lớn chắc hẳn sẽ làm hài lòng. Du khách ưa thích cảm giác mạnh nên thử qua một lần nhay dù, lượn trực thăng với những chuyên gia dày dặn kinh nghiêm chinh phục độ cao từ trên không sẽ tận hưởng phong cảnh hùng vĩ tráng lệ của dãy núi Alps cao hơn 4.158m, sẽ tận mắt chiêm ngưỡng tảng băng dài nhất Châu Aâu Aletscher Glacier (22m) được UNESCO công nhận là di sản bảo tồn thế giới.
Cung cấp đồ ấm miễn phíQuý khách trẻ em và người lớn sẽ được cung cấp miễn phí trang phục mùa đông gồm: quần , áo, giầy, găng tay, mũ ấm, bảo đảm an toàn, ấm áp thoải mái trong chuyến du lịch thắng cảnh hoặc tham gia thể thao giải trí mùa đông.Trong các buổi vui chơi giải trí thể thao với tuyết, hướng dẫn viên nhiều kinh nghiệm mang đến cho du khách mùa đông kỳ diệu.Sự chọn lựa hấp dẫnDu khách có thể chọn tour du lịch theo đoàn hoặc tour mở dành cho gia đình.Đối với tour du lịch theo đoànHành trình bao gồm: tham quan danh lam thắng cảnh trên tàu ngoạn mục Glacier Express , thể thao vui chơi trò trượt tuyết sledging, lượn trực thăng tham quang thắng cảnh toàn dãy dãy nui Alps hùng vĩ , xe răng vượt lên đỉnh cao Jungfraujoch/Top of Europe 3.453m. Đỉnh Jungfraujoch – Top of Europe với tuyến đường sắt chạy bằng xe răng chuyên dụng cho leo đồi núi đã có từ 200 năm nay. Đây cũng là tuyến đường sắt đưa du khách đến trạm xe lửa cao nhất Châu âu ở độ cao 3.454m để chiêm ngưỡng cung điện băng đá, tảng băng Aletscher dài 22km là di sản bảo tồn thế giới do UNESCO công nhận, chỉ cần liết mắt nhìn tư phương sẽ thấy bên kia biên giới Pháp, Đức, Ý, Áo.Tour mở dành cho gia đìnhHình thức tour tự do dành cho cho gia đình hoặc cá nhân muốn khám phá Thụy sĩ theo lịch trình riêng như tham quan thành phố, danh lam thắng cảnh Thụy sĩ, mua sắm, hoạt động thể thao mùa đông trượt xe tuyết, trượt tuyết, trượt băng, trượt băng, tấm hồ nước nóng, tham quang đỉnh Jungfraujoch/Top of Europe, cung điện băng đá. Khách có thể chọn nơi ở tại khách sạn hoặc các căn hộ cao cấp dành riêng khách du lịch.
Tour xuyên tuyến và ngắn ngàyNếu thời gian hạn hẹp, du khách cũng có thể chọn gói tour xuyên tuyến ngắn ngày vẫn khám phá xuyên suốt toàn cảnh đẹp nhất Thụy Sĩ theo tuyến đường sắt GoldenPass Line Lucerne-Interlaken-Montreux-Geneva bao gồm Jungfraujoch/Top of Europe/Di sản thế giới UNESCO. Tour du lịch Thụy Sĩ từ 2 ngày đến 5 ngày bao gồm khách sạn, phương tiện đi lại.
Ði cáp treo xoay lớn nhất và đi tàu chậm nhất thế giớiTrong số khoảng 100 ngọn núi cao ở Thụy Sĩ cùng 1.800 dòng sông băng, hai địa chỉ trượt tuyết nổi tiếng mà đất nước này tự hào giới thiệu với khách quốc tế là đỉnh núi Tít-lít (Titlis) ở En-gơ-bớc và Mát-tơ-hon (Matterhorn) ở De-mát. Ông Phe-đơ-ri-cô Som-ma-ru-ga, Giám đốc phát triển thị trường Tổng cục Du lịch Thụy Sĩ giới thiệu với đoàn khách Việt Nam như vậy ngay khi đặt chân đến Thụy Sĩ. En-gơ-bớc, một thành phố nhỏ ở miền trung Thụy Sĩ bạt ngàn những đồi thông trùng điệp, những ngôi nhà cổ kính và bốn bề chung quanh là những đỉnh núi mù khơi đầy mây bay và tuyết trắng.Muốn chinh phục núi Tít-lít trên độ cao hơn 3.000 mét nằm trong thung lũng trên cao nguyên giá lạnh, du khách phải trải qua một hành trình đặc biệt thú vị và cũng thật ngoạn mục: ba lần đổi hệ thống cáp treo, trong đó có một hệ thống cáp treo Rotair vừa xoay vòng, vừa được kéo lên đỉnh núi. Trên cáp treo Rotair, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, bao la hiện ra với những thung lũng xanh rì, ngắm nhìn đàn bò được vỗ béo với cỏ non để cung cấp thật nhiều sữa tươi giúp Thụy Sĩ trở thành đất nước nổi tiếng với nghề sản xuất các loại pho-mai, và cả đâu đó tiếng lục lạc của trâu bò vọng đến từ những thung lũng... Vượt qua những rừng thông đặc thù hun hút, đặc thù của vùng núi An-pơ, những thác nước và những chiếc hồ tuyệt đẹp trên núi..., chỉ sau ít phút là đến với dải băng đá nơi đỉnh núi. Tại đây, du khách có cơ hội thử sức, đưa sâu vào lòng băng tuyết, một hố sâu mà thiên nhiên đã tạo ra trên đỉnh Tít-lít thông qua hệ thống ròng rọc.Hệ thống cáp treo hầu như có mặt khắp nơi ở các đỉnh núi cao của đất nước này nhưng Rotair chính là xe cáp treo xoay vần đầu tiên và lớn nhất thế giới, sau đó mới đến xe cáp treo tương tự ở thành phố Cape Town, Nam Phi.Ngồi đoàn tàu điện mang tên "Sông băng tốc hành" (Glacier Express), chúng tôi thật sự được trải nghiệm cảm giác thay đổi những độ cao khác nhau, tạo điều kiện cho du khách khám phá gần hết chiều ngang của miền nam Thụy Sĩ. Do phải chạy ở những địa hình cheo leo, hiểm trở nên từ De-mát đến Xanh Mo-rít, tàu Glacier Express phải mất hơn bảy giờ đồng hồ, được mệnh danh là "tàu tốc hành chậm nhất thế giới". Có thể nói, tàu "Sông băng tốc hành" là một kỳ công của công nghệ đường sắt, băng qua vực sông Rin, những hồ nước trên núi cao, 291 cây cầu lớn, nhỏ, 91 đường hầm và rất nhiều cầu dẫn nước. Nổi tiếng nhất là cầu dẫn nước Lan-ua-xơ, một công trình kiến trúc vĩ đại với năm cột trụ hình vòng cung cao 65 m, dài 130 m... Tàu điện "Sông băng tốc hành" và cảnh quan thung lũng An-ba-la/Béc-ni-a đã được UNESCO công nhận Di sản Thế giới năm 2008.Kích cầu du lịch từ Chính phủNăm nay, ngoài việc tiếp nhận 15 triệu phơ-răng Thụy Sĩ từ chương trình hỗ trợ, kích cầu du lịch của Chính phủ, các doanh nghiệp du lịch ở đây còn đang thực hiện nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn du khách như giảm giá tour, giá tàu điện và giảm giá thuê khách sạn... Từ tháng 12-2008, Thụy Sĩ chính thức gia nhập Hiệp ước Schengen (quy định công dân nước ngoài có visa với thời hạn dưới 90 ngày của một nước tham gia Hiệp ước được phép đi lại tự do tới các nước tham gia còn lại), đánh dấu mốc mới trong quá trình hội nhập của Thụy Sĩ vào châu Âu.Ông An-đrây Nép, phụ trách Hệ thống Du lịch Thụy Sĩ cho biết: Hệ thống tàu điện là một trong những phương tiện quan trọng nhất đối với ngành du lịch của Thụy Sĩ. Có đến 6.000 km đường xe lửa, 1.000 km đường sắt trên núi; 23.000 trạm xe công cộng; 200 công ty vận chuyển với 150 tuyến xe lửa và xe buýt xuyên các nước. Người dân hầu như lấy tàu điện làm phương tiện chính vì sự tiện ích và nhanh chóng của nó. Ðến nay, người Thụy Sĩ vẫn giữ danh hiệu vô địch thế giới về tham gia giao thông bằng tàu điện và số lần sử dụng trong năm. Trung bình mỗi người dân ở đây di chuyển hơn 2.000 km và gần 50 lần đi lại bằng tàu điện mỗi năm. Chỉ cần một tấm thông hành đã đăng ký gọi là "Swiss Pass" là bạn có thể du hành khắp Thụy Sĩ, được giảm 50% giá vé đi tàu điện, xe buýt; được miễn phí vé tham quan 400 bảo tàng và các lâu đài trên cả nước Thụy Sĩ."Ðiểm đến" cho hợp tác du lịchÔng Phe-đơ-ri-cô Som-ma-ru-ga, Giám đốc phát triển thị trường Tổng cục Du lịch Thụy Sĩ đánh giá: "Việt Nam là thị trường tiềm năng. Mỗi năm, lại ngày càng có nhiều khách khu vực châu Á du lịch Thụy Sĩ nhưng chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Ðộ. Dù đã có chương trình xúc tiến du lịch tại Việt Nam nhưng gần như chúng tôi không có nhiều thông tin nhiều về Việt Nam. Thông qua đoàn công tác của các công ty lữ hành Việt Nam, chúng tôi hy vọng một, hai hoặc ba năm tới, du khách, đặc biệt là các bạn trẻ Việt Nam sẽ đến Thụy Sĩ nhiều hơn, và ngược lại sẽ có nhiều người Thụy Sĩ chúng tôi sang thăm đất nước các bạn".Trò chuyện vui với nhóm khách đến từ Việt Nam, ông An-đrây Ku-ten, Giám đốc Công ty Du lịch Tít-lít bắt đầu bằng vài câu tiếng Việt mới học được từ những lần đến Việt Nam. Ông cho biết, nhiều điểm đến của Việt Nam như Sa Pa, Ðà Lạt phần nào có nét tương đồng với cảnh quan thiên nhiên ở Thụy Sĩ. Nếu các bạn biết khai thác tiềm năng của chính những miền đất ấy, đó chính là cơ hội để phát triển du lịch và thu hút ngày càng nhiều khách đến từ Thụy Sĩ chúng tôi. An-đrây Ku-ten nêu kinh nghiệm làm du lịch chính bằng chuyến "dẫn" chúng tôi về De-mát, một thị trấn nhỏ nằm giáp biên giới giữa Thụy Sĩ và I-ta-li-a. Không chỉ khiến khách ngỡ ngàng như bước vào "rừng" hoa trên khắp phố núi này, mà De-mát mùa cao điểm chỉ có 1.600 dân "thường trú" nhưng họ phục vụ mỗi ngày có khi đến 5.000 du khách. Ngọn núi Mát-tơ-hon ở thị trấn hoa là một trong bảy ngọn núi được xem là đẹp nhất châu Âu và hiện tại cùng với vịnh Hạ Long của Việt Nam và 26 cảnh quan thiên nhiên trên thế giới đang vào vòng chọn ra 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới, do Tổ chức New 7 Wonders of Nature khởi xướng bình chọn qua internet.Khám phá các thành phố Châu Âu với Railtour chi phí thấp từ 149CHF (120USD)Từ Thuỵ Sĩ - trái tim Châu âu - du khách có thể tham quan thành phố Châu Âu như Paris, Berlin, Milan, Hamburg, Florenz, Pisa, London... từ 1 đến 3 ngày bằng máy bay hoặc các tuyến tàu điện cao tốc.Tháng 11 – 2008, chỉ cần có visa Thuỵ Sĩ, du khách có thể đến bất cừ quốc gia nào mình muốn trong khối EU.Thụy Sĩ không chỉ là xứ sở của đồng hồ, của các sản phẩm từ bò sữa, chocolate, dao nhíp... mà còn là thiên đường của du lịch sinh thái. Với hơn 60.000km đường mòn kết hợp với cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp còn nguyên sơ, Thụy Sĩ luôn làm say lòng khách du lịch mỗi khi họ tới thưởng ngoạn xứ sở này.Chính bởi vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu và phục vụ tốt hơn nữa khách du lịch từ bốn phương trên thế giới, Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Suisse Tourisme) đã chọn năm 2010 là năm "du lịch khám phá" với rất nhiều tuyến du lịch đi bộ giúp khách du lịch hòa mình vào thiên nhiên và tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống của người dân Thụy Sĩ.
Vốn là một quốc gia nhỏ chỉ vỏn vẹn hơn 41.000km2, nhưng Thụy Sĩ lại sở hữu tới tận 60.000km đường mòn với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, đa dạng, đan xen với những dãy núi hùng vĩ Alpes, Jura và gần 1.500 hồ lớn nhỏ.
Cảnh quan thiên nhiên Thụy Sĩ được coi là đa dạng và phong phú vào bậc nhất thế giới. Chỉ cần vài giờ khám phá, khách du lịch có thể được ngắm cảnh quan bờ hồ thơ mộng với những hàng cọ xanh mướt và tận hưởng cảnh núi non hùng vĩ với những đỉnh núi ngàn năm tuyết phủ.
Như tại bang Tessin, sau chuyến thăm quan kỳ thú trên đảo Brissago ở hồ Lớn với vườn thực vật đủ loại, du khách có thể đi từ Ascona hoặc Locarno để tới vùng thung lũng rộng lớn Val Maggia.Với hơn 800km đường đi bộ, Val Maggia có tới 40 hồ trên núi lớn nhỏ và hệ thực vật đặc biệt đa dạng cũng như những công trình kiến trúc đương đại đặc sắc, như nhà thờ San Giovanni Battista do kiến trúc sư nổi tiếng người bang Tessin thiết kế, Mario Botta.Cũng tại Tessin, ở phía Bắc của bang này, Val Piora là khu vực có dãy núi Alpes đi qua với độ cao trung bình từ 1.800m tới 2.200m và điều đặc biệt nó trở nên thơ mộng hơn với 20 hồ lớn nhỏ nằm rải rác nơi đây.Không chỉ có ở Tessin, vùng miền Trung và miền Đông Thụy Sĩ cũng sẽ làm du khách không khỏi trầm trồ về cảnh sắc thiên nhiên có một không hai ở nước này.
Ở mỗi vùng đi qua trên đất Thụy Sĩ, du khách sẽ rất ngạc nhiên được biết tới rất nhiều nét văn hóa truyền thống đa dạng của đất nước nhỏ bé chỉ có 7,7 triệu dân này. Nhưng có lẽ truyền thống khiến khách du thán phục nhất ở người Thụy Sĩ chính là sự tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên. Và đây có lẽ cũng chính là bí quyết thành công của du lịch Thụy Sĩ.Trong tất cả những thành phố của Thụy Sĩ, Berne - thủ đô của Thụy Sĩ - có lẽ là thành phố xinh đẹp nhất.
Nằm trên một bán đảo ở khúc quanh của sông Aare, nó yên tĩnh lạ lùng, có những ngõ hẻm rải sỏi nối những ngôi nhà có mái vòm, tuy đã thay đổi phần nào qua hơn năm trăm năm bằng sự tô điểm của những cửa hàng hiện đại, xe hơi và xe điện.
Xung quanh thành phố là đồi núi và những bờ sông dốc đứng với nhiều cây cối.Quang cảnh của những cụm mái nhà trong phố cổ và dãy Alps uy nghi ở cuối chân trời trông ực kì ngoạn mục.
Bern là một thành phố nhỏ với khoảng 130 ngàn dân. Điểm hấp dẫn của nơi này là không khí của nó. Các phương tiện giao thông không được vào trong phố cổ, và bạn có thể bỏ ra cả ngày chỉ để lang thang trên những con phố và ngõ hẻm, những quán cà phê, và nếu trời nóng, có thể cùng những người dân địa phương lao xuống sông tắm.
Cách bố trí những đường phố từ thời trung cổ với những mái vòm , vòi phun trên đường phố và những ngọn tháp cổ đã thuyết phục được Unesco công nhận Berne là một trong những di sản văn hóa thế giới, cùng với những thành phố huyền thoại khác như Florence, Petra hay Taj Mahal.
Thành phố được Công tước Berthold V xây dựng trên một bán đảo ở khúc quanh của sông Aare vào năm 1191. Ông đặt tên thành phố là Bern vì theo truyền thuyết từ Bern giống từ “Baren” trong tiếng Đức nghĩa là “con gấu”, và gấu đã trở thành vật tượng trưng mang lại nhiều điều tốt lành cho thành phố.
Hình gấu được vẽ lên lá cờ và phù hiệu biểu trưng của thành phố và được khắc trang trí trên chuông đồng và đài phun nước bằng đá. Ngay trung tâm thành phố là các hang gấu, đây chính là nơi thu hút rất nhiều du khách đến tham quan.
Là một thành phố tự do, khi công tước Berthold V mất, không có người thừa kế, Bern đã được mở mang với những con phố xa rộng rãi hơn, trải dài dọc theo mũi đất nhô ra biển. Năm 1353, Bern sáp nhập vào Liên bang Thụy Sỹ và trở thành thủ đô của Thụy Sỹ vào năm 1848.
Năm 1405, Bern bị thiêu hủy sau một trận hỏa hoạn, chỉ còn lại một vài ngọn tháp cháy nham nhở. Trên nền đất cũ của đống tro tàn, người dân Bern bắt đầu xây dựng lại thành phố và thiết kế đó tồn tại cho đến ngày nay.
Với những ngôi nhà cao, tường đá và rất nhiều công trình kiến trúc cổ nằm rải rác trên các đường phố, đã tạo nên cho Bern nét quyến rũ riêng biệt mà hiếm có thành phố nào ở châu Âu có được.
Con đường Marktgasse với hai hành lang có mái vòm tuyệt đẹp chạy song song hai bên. Mái vòm được những dãy cột khổng lồ bằng đá sa thạch đỡ. Nơi đây được dùng làm khu thương mại, thiên đường mua sắm độc đáo thu hút du khách thập phương.
Trên con đường này còn có tháp đồng hồ, được xây dựng từ thế kỷ 16 với chiếc đồng hồ thiên văn kỳ thú được chạm bằng đá tinh xảo. Đây là niềm tự hào của người dân thành phố Bern vì nó nói lên nghề chế tạo đồng hồ nổi tiếng của Thụy Sĩ.
Thành phố Bern còn xây dựng rất nhiều đài phun nước đươc chạm khắc hoa mỹ, trên mỗi đài phun nước có tượng thần công lý, bịt mắt cầm cái cân. Nổi bật nhất là đài phun nước Zahringer. Zahringer được xây dựng vào thế kỷ 16 và làm bằng gỗ. Mặc dù trải qua thời gian nhưng công trình này vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu.
Trước mỗi cửa hàng trong thành phố đều có hầm trữ rượu có nắp bằng gỗ và những chiếc vòng sắt dùng để kéo nắp hầm lên. Những căn hầm độc đáo và cổ xưa này ngày nay không được dùng để trữ rượu nữa mà được dùng làm nơi bán những món hàng sang trọng và đắt giá.
Nhiều thế kỷ đã trôi qua, Bern vẫn giữ được nét cổ kính và là một thành phố sạch sẽ, đẹp nhất của châu Âu. Năm 1983, thành phố cổ Bern đã được UNESCO ghi vào danh sách Di sản Văn hóa Thế giới.
Thụy Sĩ (tiếng Đức: Schweiz), tên chính thức là Liên bang Thụy Sĩ là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực Tây Âu với dân số khoảng 7.5 triệu người. Thụy Sĩ là quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang gồm 26 bang với thủ đô là thành phố Berne và hai trung tâm kinh tế lớn là Geneva và Zurich.Tên gọi chính thức của đất nước Thụy Sĩ trong tiếng Latinh - Confoederatio Helvetica, bắt nguồn từ cái tên Halvetii, một dân tộc cổ đại từng sống ở vùng núi Alpine. Đất nước này giáp với các quốc gia Đức, Pháp, Ý, Áo và Liechtenstein. Do vị trí địa lí đặc biệt nằm giữa nhiều nước lớn nên ngôn ngữ của Thụy Sĩ rất đa dạng. Đất nước này có tới 4 ngôn ngữ chính thức là tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý và tiếng Latinh. Bên cạnh đó, Thụy Sĩ còn là nước có truyền thống lịch sử về sự trung lập. Đất nước này không xảy ra bất kỳ một cuộc chiến tranh nào từ năm 1815 đến nay và là trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế, Tổ chức Thương mại Thế giới,...
Thụy Sĩ là một quốc gia nhiều đồi núi với những phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trên dãy núi Alps như những đỉnh núi cao, những dòng sông băng và nhiều hồ nước đẹp. Đất nước này còn nổi tiếng về ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ và được biết đến như một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới.
Thụy Sĩ là một quốc gia hiền hòa và đã được hình thành khá sớm ở Châu Âu, là một trong những quốc gia theo chế độ liên bang lâu đời nhất trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ).
Vào thế kỷ 13, con đường chạy qua Gotthard nằm ở tâm dãy núi Alps được hình thành và phát triển nhanh chóng trở thành điểm giao lưu, qua lại quan trọng về kinh tế-thương mại Bắc-Nam Châu Âu và trở thành điểm nằm trong tầm ngắm của các cường quốc Châu Âu. Tình hình đó đã đẩy các nhóm dân cư nơi đây lập ra các phường, hội rồi hình thành quốc gia Thụy Sĩ ngày nay, dưới các minh ước quân tử để bảo vệ và hỗ trợ nhau theo tính chất của một liên minh và chính thức ra đời ngày 1 tháng 8 năm 1291.
Sang thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16, các đơn vị hành chính độc lập trong liên bang (13 bang) đã trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do tranh chấp về phạm vi ở một số vùng, khu vực tiếp giáp nhau. Nhưng trước nguy cơ ý đồ bành trướng của một số nước có biên giới chung với Thụy Sĩ đã nhanh chóng đưa ra các cuộc tranh chấp, giành giật nội bộ đi tới chấm dứt.
Sau khi những người chủ trương giữ Thụy Sĩ đứng ngoài cuộc chiến tranh 30 năm trên lục địa Châu Âu trong thế kỷ 17 giành thắng lợi, giữ được chủ quyền và nền độc lập của Thụy Sĩ, Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ đã được quốc tế công nhận tại Hội nghị Hòa bình Westphalia, đặc biệt là tại Hội nghị Wien 1815, Thụy Sĩ cam kết theo đuổi quy chế trung lập có vũ trang và đã được luật pháp quốc tế bảo đảm.
Đến đầu thế kỷ 19, với sự cổ vũ của cuộc cách mạng tư sản Pháp, giai cấp tư sản Thụy Sĩ đã ra tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hòa (Helvetic Republic) và đi tới việc chấm dứt chế độ phong kiến với cấu trúc nhà nước phong kiến cát cứ.
Sau cuộc nội chiến cuối cùng ở Châu Âu năm 1847, nhà nước liên bang lỏng lẻo đã được thay thế bởi một nhà nước liên bang gắn kết hơn, tuy nhiên tính chất tự trị của các bang, các xã về cơ bản vẫn tiếp tục được duy trì. Nhiều nội dung cơ bản trong Hiến pháp liên bang ngày nay là những nội dung được soạn thảo từ Hiến pháp Liên bang được ban hành từ 1847. Thụy Sĩ là một quốc gia liên bang gồm 26 bang (kanton, canton, cantone, chantun theo các ngôn ngữ chính thức ở Thụy Sĩ). Cấp hành chính thấp nhất ở Thụy Sĩ là các hạt (gemeinden, communes, comuni, vischnancas). Có 16 bang có cấp hành chính quận (bezirke, amter, amtsbezirke, district, distretto), trong khi 10 bang còn lại không có. Vài hạt có thể tập hợp thành một vùng (circle), tuy nhiên đây không phải là một cấp hành chính.Khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương và lục địa nên ôn hoà, mát mẻ, nhiệt độ trung bình 12 °C.
Thụy Sĩ là nước ít về tài nguyên thiên nhiên, là đất nước của đồi núi, với trên 40 dãy núi cao trên 4.000 m so với mặt nước biển với dãy núi Alps nổi tiếng thế giới. Song, Thụy Sĩ lại có mức phát triền vững mạnh đáng kể trên toàn cầu, tuy là nước nhỏ về diện tích, dân số, tài nguyên thiên nhiên nghèo nhưng Thụy Sĩ có vị trí quan trọng về kinh tế-tài chính và hệ thống Ngân hàng uy tín đặc biệt nổi tiếng nhất trên toàn cầu. Thụy Sĩ là một nước công nghiệp phát triển cao ở Châu Âu, trong đó có nhiều ngành đạt trình độ hàng đầu trên thế giới như: cơ khí chế tạo (nổi tiếng nhất thế giới về sản xuất đồng hồ chính xác và sang trọng), điện cơ, hóa chất, dược phẩm, thuốc tân dược, tài chính-ngân hàng, du lịch, đồng hồ, đồ trang sức, dịch vụ và bảo hiểm. Ngoại thương đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Tỉ trọng các ngành kinh tế:
- Nông nghiệp: 4,80%
- Công nghiệp: 24,90%
- Các ngành dịch vụ: 70,40%
Một số số liệu kinh tế:
- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): 245,80 tỉ US$
- TNQD theo đầu người (GDP): 34.206.8 US$
- Tăng trưởng kinh tế: -0,3%
- Xuất khẩu: 78,9 tỉ US$
- Nhập khẩu: 80,1 tỉ US$
Sau nhiều năm liền kinh tế phát triển mạnh, năm 2003 kinh tế Thụy Sĩ gặp nhiều khó khăn, nhiều ngành kinh tế mũi nhọn như chế tạo máy, thiết bị điện tử, sản xuất thép, cơ khí chính xác gặp nhiều khó khăn, ngoại thương giảm sút, thất nghiệp tăng (2,4%), lạm phát 1,2%. Năm 2004 kinh tế Thụy Sĩ đã trở nên ổn định hơn.
- Đơn vị tiền tệ: Franc (SFr.) - (tỷ giá: 1USD = 1,22 SFr.)Thụy Sĩ theo chế độ cộng hòa với mô hình nhà nước liên bang. Cấu trúc nhà nước liên bang theo 3 cấp: Chính quyền liên bang, chính quyền bang (canton) và chính quyền xã (commune). Nó gồm 26 bang (23 bang có thành viên Hội đồng liên bang).
Quốc hội Thụy Sĩ gồm có Hội đồng quốc gia (National Council) và Hội đồng nhà nước (Council of States) gồm 246 nghị sỹ, nhiệm kỳ 4 năm:
Hội đồng Quốc gia (hay Hạ viện) có 200 nghị sĩ được bầu theo quy định của luật liên bang, được bầu từ 26 bang, mỗi bang là một đơn vị bầu cử. Số lượng nghị sĩ nhiều hay ít tùy thuộc vào dân số lượng cử tri trong từng bang.
Hội đồng Nhà nước (hay Thượng viện) có 46 nghị sĩ và được bầu theo quy định của từng bang.
Mỗi năm, Quốc hội Thụy Sĩ họp 4 kỳ, mỗi kỳ khoảng 3 tuần: kỳ họp mùa xuân; kỳ họp mùa hè; kỳ họp mùa thu và kỳ họp mùa đông. Ngoài ra, Quốc hội cũng có thể triệu tập phiên họp bất thường. Phiên họp đầu tiên của quốc hội mới sau khi bầu cử là việc bầu các thành viên của chính phủ. Tổng thống, chánh văn phòng liên bang, chánh án tòa án tối cao, tòa án bảo hiểm, tòa án quân sự. Cứ mỗi dịp vào cuối năm, quốc hội lại bầu tổng thống, phó tổng thống và chủ tịch quốc hội cho năm sau.
Chính phủ: Hội đồng Liên bang gồm 7 thành viên, nhiệm kỳ 4 năm.
Tổng thống: là Chủ tịch Hội đồng Liên bang luân phiên, được bầu chọn trong số 7 thành viên, nhiệm kỳ 1 năm. Tổng thống và Phó tổng thống thường kiêm luôn cả chức Bộ trưởng một bộ trong Hội đồng liên bang.
Các lãnh đạo:
- Tổng thống: Doris Leuthard (2010)
- Chủ tịch Quốc hội: Max Binder
- Bộ trưởng Ngoại giao: Micheline Calmy-ReyThụy Sĩ theo đuổi chính sách đối ngoại trung lập nhằm giữ độc lập và bảo vệ lợi ích. Mục tiêu của chính sách đối ngoại là bảo vệ, tăng cường vị thế chính trị và kinh tế của Thụy Sĩ trên thế giới. Chính sách đối ngoại trung lập là công cụ quan trọng, xuyên suốt và là nội dung chủ yếu của nền ngoại giao Thụy Sĩ từ 1815 tới nay.
Thụy Sĩ nhấn mạnh chính sách đối ngoại phải dựa trên luật pháp. Luật pháp quốc tế là công cụ để bảo vệ quyền lợi các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia nhỏ và quan hệ quốc tế cần được tiến hành trên những nội dung, quy định của trật tự luật pháp quốc tế. Do đó, việc tôn trọng pháp luật quốc tế là điểm đặc trưng và nguyên tắc bất di bất dịch trong chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ.
Thụy Sĩ chưa bao giờ thực hiện chính sách đối ngoại trung lập theo một định chế cứng nhắc, và sử dụng chính sách đối ngoại trung lập như một công cụ thích hợp trong từng thời kỳ để bảo vệ lợi ích của Thụy Sĩ. Chính phủ Thụy Sĩ cho rằng trong tình hình tuy chiến tranh lạnh đã kết thúc, nhưng tình hình chính trị-an ninh thế giới vẫn căng thẳng, mất ổn định, nguy hiểm, chính sách trung lập vẫn là một công cụ thích hợp cho việc thực thi chính sách đối ngoại và an ninh của Thụy Sĩ, và Thụy Sĩ cam kết không đứng vào bên nào trong các cuộc xung đột theo trách nhiệm và nghĩa vụ luật quốc tế quy định đối với các quốc gia trung lập.
Thụy Sĩ tham gia vào các hoạt động trừng phạt mang tính chất đa phương do Liên Hợp Quốc khởi xướng hoặc qua Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu (OSCE) để chống lại một quốc gia nào được coi là phá hoại hòa bình, hoặc vi phạm pháp luật quốc tế cũng phù hợp với nguyên tắc trung lập.
Những mục tiêu chủ yếu trong chính sách đối ngoại trung lập của Thụy Sĩ thời kỳ này là:
- Bảo vệ, củng cố và tăng cường an ninh và hòa bình thế giới.
- Khuyến khích việc cùng tồn tại trong xã hội.
- Khuyến khích phát triển các quyền con người, dân chủ và nguyên tắc luật pháp.Thúc đẩy cho sự phát triển phồn vinh.
- Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
Thụy Sĩ đã chính thức trở thành thành viên thứ 190 của Liên Hợp quốc ngày 10 tháng 9 năm 2002. Đây là biểu hiện sự điều chỉnh chính sách đối ngoại trung lập truyền thống mà Thụy Sĩ đã theo đuổi từ nhiều năm nay.
Thụy Sĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 11 tháng 10 năm 1971. - Geneva
- Zurich
- Basel
- Lucerne
- Berne
- Zermatt
- Lausanne
- Interlaken
- Lugano
- Baden
thụy sỹ đẹp
ReplyDeleteNhân
Sản xuất đồng hồ treo tường giá rẻ cạnh tranh tại TPHCM