Vương quốc Đan Mạch (tiếng Đan Mạch: Kongeriget Danmark) là một đất nước thuộc vùng Scandinavia với diện tích 43.000 km², một phần ba trong số đó là diện tích của 443 hòn đảo lớn nhỏ. Hai hòn đảo lớn nhất là Zealand (Sjælland) – rộng khoảng 7.000 km² có thủ đô Copenhagen và Funen (Fyn) – khoảng 3.000 km². Do có nhiều đảo và vịnh biển mà vương quốc nhỏ bé này có một đường bờ biển dài tới 7.314 km. Địa hình của Đan Mạch khá bằng phẳng, với điểm cao nhất chưa tới 171 m so với mực nước biển. Phía nam Đan Mạch có đường biên giới với Đức, phía tây là Bắc Hải và phía đông giáp với biển Baltic. Thuộc chủ quyền của Đan Mạch (nhưng không thuộc Liên minh châu Âu) còn có các vùng tự trị đảo Greenland và Quần đảo Faroe.
Năm 2003, Đan Mạch được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2004-2006. Đan Mạch lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 1971.Được sự giúp đỡ của Chính phủ Vương quốc Đan Mạch, từ cuối năm 2002, thành phố Đà Lạt bắt đầu thi công gói thầu số 1 của Dự án cải tạo vệ sinh TP Đà Lạt, bao gồm việc xây dựng nhà máy lọc nước thải và hệ thống tuyến cống dài trên 48 km. Nhiều du học sinh VN đang theo học tại các trường đại học Copenhagen, Roskilde, Kolding Design và các trường kinh doanh Copenhagen, Aarhus ở Đan Mạch. Quỹ hỗ trợ phát triển quốc tế của Vương quốc Đan Mạch (DANIDA) cũng tài trợ cho chương trình phần mềm thư viện điện tử của Văn phòng Quốc hội Việt Nam. Ngày đầu tiên, chúng tôi vô ăn tối ở Restaurant Pakhuskælderen dọc theo bờ kênh Nyhavn. Ngày hôm sau, chúng tôi vô ăn tối ở nhà hàng Việt Nam(Nordre Frihavnsgade 101, 2100 København, Denmark - Phone:+45 3542 4319). Bà con người Việt tại Đan Mạch khoảng gần 11.500 người(do du học sinh từ miền Bắc VN qua ngày càng tăng lên), đa số theo đạo Phật & Thiên Chúa, sống rải rác ở nhiều tỉnh thành phố của Đan Mạch như Copenhagen, Aarhus, Roskilde...
Trước khi cho chúng tôi xuống xe đi dạo phố ở thủ đô Copenhagen, anh ta say sưa giới thiệu về nhà văn nổi tiếng Hans Christian Andersen trong khi lái xe vô Copenhagen. Thuở bé, Andersen luôn nài nỉ mẹ cho ông đi Copenhagen, ông có mơ ước được bước lên sàn diễn vì cha của ông thường diễn những vở kịch đồ chơi với ông, từ đó ước mơ của ông đã được ấp ủ. Thầy bói nói với mẹ ông rằng con trai bà sẽ nổi tiếng trên toàn thế giới và TP Odense sau này sẽ được tên tuổi của ông làm cho “thơm lây”. Năm 1819, H.C. Andersen đến Copenhagen, lúc này ông 14 tuổi và phải đi lậu vé tàu thuỷ do không đủ tiền mua vé đi xe ngựa. Ông đi ngay đến rạp hát và ra sức thuyết phục một vũ công cho ông vào đoàn múa ba lê. Cô này lắc đầu và đóng sầm cửa lại. Nhưng ông không bỏ cuộc thay vào đó ông chuyển sang năn nỉ người chỉ huy dàn hợp xướng ở nhà hát Guiseppe Siboni. Siboni hứa sẽ luyện giọng cho ông, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, ông bể tiếng “Tiếng tôi bị bể khiến cho sự nghiệp ca hát cũng vỡ tan” - ông viết… Có lúc ông cố trở thành 1 diễn viên hay được làm việc trong nhà hát nhưng cũng thất bại, rồi ông bắt đầu viết kịch. Ông chỉ được học rất ít, nhưng ông tin vào vận may của mình. Khi sang tuổi 17 ông đạt được học bổng của Quốc vương và được đến học tại Slagelse, tại đây ông phải chịu đựng cảnh mình già hơn những học sinh khác, nhưng đối với ông sự nghiệp học hành là quan trọng hơn hết. Ông vẫn say mê viết cho nhà hát, thực tế ông đã viết đến 30 vở kịch, nhưng ngày nay không ai biết về chúng - tất cả đều bị lãng quên. Ông từng đi nhiều chuyến dài, điều này tỏ ra có tính quyết định với ông, quan trọng nhất là chuyến đi đến Ý. Sau chuyến tham quan đến Ý, ông đã viết quyển sách Bestseller, quyển sách bán chạy đầu tiên của ông tại Châu Âu. Quyển sách tên “The improvisor” nói về thời thơ ấu của chính ông nhưng được kể như thể ông sinh ra và lớn lên tại Rome. Quyển sách được dịch ra 8 thứ tiếng, kể cả tiếng Nga, điều mà ít có quyển sách Đan Mạch nào làm được. Đó là chuyện sảy ra tháng 4/1837. Đến tháng 5/1837 ông cho ra đời bộ 4 câu chuyện cổ tích: “Cô bé bán diêm”, “Little Claus và Big Claus”, “Những bông hoa của cô bé Ida” và “Nàng công chúa và hạt đậu”. H.C.Andersen viết trong một bức thư rằng ông kể lại một số chuyện cổ tích mà ông đã nghe khi còn bé cùng thu hoạch cây hublông ở ngoài Odense (hublông: loại cây dây leo với hoa hình trái thông xanh dùng để tăng vị đắng cho bia). 5 năm trước khi quyển truyện cổ tích xuất hiện, ông đã thử viết 1 truyện cổ tích nhưng không mấy thành công do lời văn nặng nề và sáo rỗng. Giờ đây ông khám phá ra rằng nét duyên dáng của việc kể chuyện nằm trong ngôn ngữ nói và các truyện của ông đầy những câu cảm thán đơn giản: “Tôi nói đó”; “Tôi hứa”; “Chúa cứu chúng ta”; “Ô, ô!”... Ông đề dưới quyển truyện đầu tiên: “Truyện cổ tích kể cho trẻ em”. Chú ý là “kể” chứ không phải “viết’. Và “cho trẻ em”. Những truyện đầu tiên ông viết là cho trẻ em, sau đó ông bớt từ “cho trẻ em”. Ông không muốn mình chỉ là một tác giả viết sách cho trẻ em. Và thực tế truyện hay nhất của ông không phải trẻ em nào cũng hiểu ngay như “Cái bóng”, “Bà Chúa tuyết” và “Chim hoạ mi”. Tác giả người Thuỵ Điển August Strindberg cho biết ông đã học viết nhờ đọc truyện của Andersen, còn tác giả người Đan Mạch Karen Blixen thì nói rằng điều cao quý nhất có thể nói về bí mật của Andersen là: “Một vài quyển sách, bên cạnh tính hấp dẫn, còn là một cuộc phiêu lưu để đọc, và điều đó luôn nằm trong các tác phẩm của Andersen. Trí tưởng tượng mới tuyệt vời làm sao. Khi tôi già đi tôi nghĩ đến nó như là vị thần thánh duy nhất có thật, là cơ sở của mọi thứ khác… Con người thiếu trí tưởng tượng là những kẻ tệ nhất, vì họ không thể hiểu được, chỉ những người có trí tưởng tượng mới có thể nắm bắt được nét đẹp thực sự của mọi thứ. Đọc truyện của Andersen giúp chúng ta quên đi những phiền muộn, như được nghe và nhớ lại những truyện cổ tích mà bà nội/ ngoại hay mẹ kể lúc còn bé. Ông là 1 nhà ảo thuật đại tài. Cũng giống như bao du khách khác, tôi đã mơ một ngày nào đó nhìn thấy “nàng tiên cá” ngay trên xứ sở câu chuyện cổ tích của Andersen . Thật vui sướng khi tôi chẳng những nhìn mà còn đứng cạnh bức tượng nổi tiếng này để chụp nhiều ảnh kỷ niệm trong đời. Nàng tiên cá, bức tượng điêu khắc nổi tiếng nhất Đan Mạch, ngồi trên tảng đá granit ở Langelinie, dõi mắt trông về Qresund. Bức tượng bằng đồng này do nhà điêu khắc Edward Eriksen (1876 - 1959) chế tạo và được chủ hãng bia Carlsberg, Carl Jacobsen, trao tặng thành phố Copenhagen. Theo cách nhìn của bạn bè thế giới, đây là biểu tượng của cảng biển ngày xưa và có lẽ cũng được xem như là một nét cá tính riêng của tinh thần dân tộc của người Đan Mạch. Điều đó là do bức tượng tạo ra từ cảm hứng về nàng tiên cá xinh đẹp trong truyện cổ tích của nhà văn Hans Christian Andersen. Thẳng về hướng Bắc của tượng nàng tiên cá là cầu tàu Langelinie dài 1 km, là bến đỗ cho một lượng lớn thuyền bè cũng là nơi để ngắm quang cảnh của thủ đô. Ngay cả các gia đình người bản xứ cũng thích tham quan Langelinie, vừa cảm nhận sự gần gũi của biển cả, vừa ngắm vẻ quyến rũ của Langelinie với những cơn sóng đập vào cầu tàu. Thủ đô Copenhagen chỉ có gần một triệu rưỡi dân, không có nhà chọc trời. Ở đây, du khách tìm thấy không khí thôn dã: có đường Stroget dành cho người đi bộ dài nhất thế giới (2km) qua khu phố cổ, nhiều hồ và công viên. Âm thanh từ những người bán hàng rong, nhạc sĩ, chim hót và chuông nhà thờ ngân tạo thành một bản hợp xướng hài hoà. Cửa hàng mỹ nghệ, cửa hàng ăn với các đặc sản, tiệm cà phê, công viên giải trí Tivli, những toà nhà được xây vào thế kỷ 18 lợp mái đỏ hay bọc đồng xanh, những nhà kiến trúc tối tân... Biết bao nhiêu thứ quyện lòng người. Ra khỏi thủ đô, có thể ngắm cảnh nông thôn ở ngay ba đảo nhỏ phía nam đảo Sjælland (Lolland, Falster và Mon). Ở đây có những thành phố xinh xinh của tỉnh lẻ, những làng mạc duyên dáng, những nhà thờ nông thôn, những lâu đài hoàng gia cổ kính. Nơi tập họp đông nhất là khu quảng trường Nytorv. Sau 1 ngày tự do tham quan trung tâm Thủ đô Copenhagen, ngày hôm sau chúng tôi đi theo tour tham quan nhà thờ Church of Our Savior, Stock Exchange – Sở giao dịch chứng khoán trên đường đi tham quan lâu đài ROSENBORG CASTLE để ngắm nhìn những trang sức của Nữ Hoàng Đan Mạch. Xe tiếp tục đưa đoàn đi tham quan National Museum - Viện Bảo Tàng và nhà hát Hoàng Gia (Royal Theatre). Chương trình tham quan cũng thoải mái, ăn trưa xong thì ghé coi các bức ảnh của Cung điện Amalienborg Palace và ngắm nhìn bức tượng Wisful Little Mermaid - Bức tượng cô gái người cá bé nhỏ với cái nhìn đăm chiêu, buồn bã đang hướng mắt nhìn ra hải cảng xa xa. Buổi tối tha hồ dạo phố, la cà mấy quán bar hay café, hay đi ra khu bến tàu.
Bán đảo Jutland (Jylland) là phần đất liền của Đan Mạch. Nó trải dài trên 300 km tính từ biên giới với Đức. Các cồn cát, vũng biển và bãi bồi bảo vệ bờ tây của bán đảo trước những cơn bão dữ dội từ ngoài Bắc Hải. 443 hòn đảo lớn nhỏ tập trung chủ yếu trên biển Baltic, ngay sát với bờ tây của Jutland. Chỉ 76 trong số này có người ở. Độ cao trung bình của Đan Mạch so với mực nước biển là 30 m. Những khối băng lớn của thời kỳ băng hà đã hình thành nên Đan Mạch ngày nay. Một vành đai băng cổ đã chia cắt phần đông và tây của Jutland.Thủ phủ của nó là Arhus, thành phố lớn thứ hai của đất nước với khoảng 30 vạn dân, chứa nhiều di tích người Viking (có nghĩa là Chúa bể, chiến binh tổ tiên của người Bắc Âu) và lâu đài cổ. Arhus có thành phố cổ chứa nhiều toà nhà cổ từ khắp Đan Mạch khôi phục lại để tạo ra không khí một thành phố nông thôn cổ. Phía Bắc Jutland là vùng đồi, có nhiều rừng nhất nước. Đảo Funen có thành phố Odense quê hương nhà văn Andecxen, xanh mượt, gợi không khí các chuyện cổ tích của ông. Đặc biệt đảo Borholm ở biển Baltique đẹp như tranh với những vách đá cao sát biển, bãi cát dài, rừng rậm, thành phố nhỏ nên thơ.
Vũng biển lớn nhất có tên là Limfjord, chạy xuyên phần phía bắc bán đảo hướng tới mũi Skagen. Phía đông Jutland là Eo biển Lillebælt ngăn cách đảo Funen(Fyn) với lục địa. Đông nam Funen có hệ thống cầu nối với hòn đảo nhỏ Langeland. Chếch sang phía đông một chút là đảo Zealand (Sjælland), ngăn cách với Funen bởi Eo biển Storebælt. Trên bờ phía đông của đảo này ta sẽ tìm thấy thủ đô Copenhagen(København). Xa xa về phía đông là hòn đảo granit có tên Bornholm.
Trên đảo Greenland (Grønland) có khoảng hơn 55.000 dân cư sinh sống, 48.000 trong số họ là người thiểu số Inuit. Thủ phủ của Greenland là Nuuk. Từ năm 1380 hòn đảo này là thuộc địa của Đan Mạch, từ năm 1953 nó trở thành một lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch. Greenland là hòn đảo to thứ nhì thế giới,có khoảng 5 vạn dân (thổ dân Eskimo và người Đan Mạch). Cảnh sắc băng tuyết: một cao nguyên đến 80% là núi phủ băng dày, trừ phía nam và đông nam.Quần đảo Faroe (Farøerne) (thủ phủ: Tórshavn, diện tích 1.399 km², 44.800 dân) là thuộc địa của Na Uy từ năm 1035 tới năm 1814, ở Bắc Đại Tây Dương, cũng theo chế độ tự trị, có khoảng 4 vạn dân, sống về đánh cá là chính. Ở một số đảo núi đá, hàng triệu chim biển đến đẻ và ấp trứng, có những trạm chim lớn. Quần đảo này có khí hậu ôn hoà, dễ chịu chủ yếu nhờ vào ảnh hưởng của dòng hải lưu Gulf. Cũng chính dòng hải lưu này, cùng với vị trí phía bắc của Đan Mạch, ảnh hưởng phần lớn tới khí hậu của vương quốc: thường có một đợt gió từ ôn hoà tới mạnh thổi chủ yếu từ phía tây, mùa hè lạnh hơn so với các nước châu Âu khác, nhưng mùa đông lại ấm áp hơn, lượng mưa hàng năm vào loại trung bình. Cây trồng đa phần là cây chắn gió và chắn cát lấn vào đất liền - đây chính là một bài học đáng cho VN học tập kinh nghiệm.
Ngoại trừ loài hươu sừng nhiều nhánh (Cervus elaphus), Đan Mạch hầu như không có thêm loài thú lớn nào khác. Ngược lại, nơi đây lại là thế giới của vô số các loài chim. Ô nhiễm môi trường chính là nguyên nhân chủ yếu đe dọa sự tồn tại của các loài động vật vùng hồ và bờ biển của Đan Mạch.Các tài nguyên chính của quốc gia: dầu mỏ, khí đốt, cá, muối và đá vôi nhưng tài nguyên lớn nhất là những người phụ nữ đẹp của Bắc Âu với nét quyến rũ kinh hồn lắm. Vai thon, mình dây, ngực nở, mông to, lại cao lớn nhờ đôi chân dài thon thả. Đôi mắt của nhiều cô xanh đến man dại... Làn da trắng của họ, sau những ngày hè tranh thủ phơi nắng trở nên nâu đen. Có lẽ nhờ uống sữa nhiều mà da dẻ của họ có vẻ non như bấm ra sữa trên nền màu nâu đen nhờ phơi nắng trường kỳ trong phòng sun tanning. Nhiều cô có tàn nhang đầy trên mặt thì mái tóc lại hơi đỏ... Màu đỏ hung hung rất "đam mê"... Người đẹp thì đẹp toàn diện , từ khuôn mặt đến thân hình. Từ mái tóc tơ vàng thả dài sóng sánh trên bờ vai, hay uốn quăn rối bung, bồng bềnh, vẻ cổ điển của các nàng công chúa thời cổ xưa. Phù hợp với dáng cao cao thon thon, mắt xanh sâu thẳm, tưởng chừng như không có chỗ tận cùng. Có cô đẹp như cổ tích, như thiên thần hay các nàng Älvor, đêm hạ chí nhảy múa cùng nhau trên cánh đồng hoa dại sâu thẳm trong rừng. Cũng có những cô đẹp tinh nghịch bởi mái tóc cắt ngắn, quần jeans, áo pull cao cổ ...Nét tự tin toát ra từ từng bước chân vững chãi thả trên vỉa hè trong một ngày thu se lạnh. Những nét đẹp rất Bắc Âu ấy không thể nhầm lẫn được với những vẻ đẹp wanna be ...bóng nhoáng, đua đòi giả tạo của nhan nhãn các cô gái mê xinê Hollywood và mô-đen thời thượng Anh, Ý, Pháp... Rất nhiều cô có thân hình lý tưởng lắm, ít ra silicon cũng chưa trở thành món "vũ khí lợi hại" vì người con gái bên đây không đi ra đi vào thẩm mỹ viện như bên Mỹ. Có chăng chỉ là các cô, các bà thích khoe núi đồi thiên nhiên, hay công việc của họ có tính chất đòi hỏi phải có silicon hỗ trợ cho tài sản thiên nhiên vốn đã phong phú của họ mà thôi. Nhìn sơ vào nhóm người Á Đông tại đây, tôi thấy lác đác có nhiều cô gái VN cũng đua nhau ...thích gầy. Khổ thiệt, dáng người vốn đã nhỏ bé ...lý tưởng như thế rồi mà mong gầy hơn nữa... Nhìn cứ như con khô mắm, thấy mà thương hại... Người Bắc Âu chịu khó thể dục và chịu khó đi bộ, thích đời sống gần với thiên nhiên. Về tuổi xế chiều, các bà cũng chưa có nhiều người phát tướng một cách khiếp đảm. Có thể vóc dáng to cao vốn bẩm sinh thôi chứ không ì ạch với những núi thịt mỡ dư thừa như gái Mỹ, cũng không "chảnh" và "xấc" như gái Mỹ.
Ngôn ngữ chính của Đan Mạch là tiếng Đan Mạch, ở vùng Sønderjylland (giáp với Đức) tiếng Đức là ngôn ngữ chính thứ hai, trên đảo Greenland người ta còn nói tiếng Kalaallisut (tiếng Anh: Greenlandic), còn ở quần đảo Faroe thì tiếng Faroe cũng là ngôn ngữ chính thức. Phía nam Đan Mạch có khoảng 80.000 dân nói tiếng Đức. Tiếng Đan Mạch thuộc nhánh phía Bắc của nhóm ngôn ngữ gốc Đức (North Germanic languages) của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu với rất nhiều từ vay mượn từ ngôn ngữ miền Bắc nước Đức. Ngày nay tiếng Anh là ngoại ngữ quan trọng nhất ở Đan Mạch, đa số học sinh chọn tiếng Anh là sinh ngữ chính. Tuy nhiên tiếng Đức và tiếng Pháp vẫn có một ảnh hưởng đáng kể.
Đan Mạch có mạng lưới giao thông đường bộ tổng cộng khoảng 71.600 km, trong đó 880 km là xa lộ. Có 35 cầu các loại, có chiều dài từ 200 m trở lên. Vào mùa hè năm 1998, đã khánh thành cầu nối từ đảo Fyn sang đảo Zealand, Cầu Storebælt (Storebæltsbroen), là một trong các cầu dài nhất châu Âu, với một phần đường hầm dưới lòng biển (tunnel) dành cho xe lửa. Đan Mạch cũng xây dựng chung với Thụy Điển Cầu Oresund nối từ đảo Zealand (Đan Mạch) sang vùng Nam Thụy Điển (Øresundsbroen).
Ngoài ra còn các tàu phà (ferry) nối liền giao thông giữa đất liền với các đảo hoặc giữa các đảo với nhau.
Mạng lưới đường sắt Đan Mạch có tổng chiều dài 2.875 km (năm 2000), trong đó có 508 km đường sắt do công ty tư nhân khai thác, số còn lại do Công ty đường sắt quốc gia Đan Mạch ( Danske Statsbaner) quản lý. Từ ngày 19 tháng 10 năm 2002, Đan Mạch có thêm một số đường tàu điện ngầm (Metro) tại thủ đô Copenhagen.
Đan Mạch có bốn sân bay quốc tế là: sân bay Copenhagen, sân bay Billund, sân bay Aalborg và sân bay Aarhus.Đan Mạch có một nền kinh tế thị trường hiện đại và một nền công nghiệp chuyên môn hóa, năng động, đủ khả năng cạnh tranh với các nước khác.
Ngoài các xí nghiệp trung bình và nhỏ, Đan Mạch cũng có các công ty đa quốc gia như A.P. Møller-Mærsk (hãng vận tải hàng hải quốc tế), Lego (sản xuất đồ chơi trẻ em), Carlsberg (hãng bia), Vestas (sản xuất quạt gió), các hãng dược phẩm Lundbeck và Novo Nordisk.
Do thị trường nội địa nhỏ bé, kinh tế Đan Mạch chủ yếu dựa vào việc buôn bán với nước ngoài. Khoảng 70% là buôn bán với các nước trong Liên minh châu Âu, trong đó khoảng 17% là với Đức, đối tác lớn nhất.Đan Mạch xuất cảng các dịch vụ, các máy móc công nghiệp, các dụng cụ chuyên ngành, sản phẩm hóa chất, thuốc chữa bệnh, hàng dệt may, v.v.
Nguồn dầu khí khai thác từ Bắc Hải được tiêu dùng trong nước, số thặng dư cũng được xuất cảng, mang lại một lợi tức đáng kể.
Ngành nông nghiệp sản xuất thực phẩm hàng năm đủ cung cấp cho 15 triệu người (dân số Đan mạch là trên 5,4 triệu). Ngành chăn nuôi sản xuất thịt các loại và các sản phẩm chế biến từ sữa, riêng thịt heo năm 2005 là trên 2 triệu tấn. Các sản phẩm nông nghiệp nói chung, trị giá khoảng 90 tỷ kroner/năm (tỷ giá hối đoái đầu tháng 12/2007 khoảng 1 US$ = 5,1 krone).
Đan Mạch không có thủy điện, cũng không sử dụng năng lượng hạt nhân, nhưng sử dụng nhiệt điện và năng lượng sức gió từ các cánh quạt lớn. Nguồn năng lượng này đáp ứng được 10% nhu cầu trong nước. Số năng lượng thiếu hụt được nhập từ Thụy Điển.
Thặng dư tài chính quốc gia năm 2005 là 4,9% BNP, năm 2006 là 4,2% BNP. Cán cân thanh toán các năm gần đây là thặng dư và Nhà nước hầu như không có nợ nước ngoài.Tỷ lệ thất nghiệp tháng 10 năm 2007 là 3% tức 81.700 người.
Năm 1999 là năm bùng nổ của ngành du lịch Đan Mạch với việc đón trên 2 triệu lượt khách quốc tế tới thăm, trong số đó có trên một triệu người Đức. Doanh thu từ du lịch ước đạt khoảng 3,31 tỉ USD.Đơn vị tiền của Đan Mạch là đồng krone (ký hiệu quốc tế DKK). Ngày 28.9.2000, trong một cuộc trưng cầu ý dân (46,8% thuận, 53,2% chống), Đan Mạch đã từ chối không gia nhập đồng tiền chung của Liên minh châu Âu. Cùng với Anh, Đan mạch đã ký với các nước trong Liên minh một điều khoản gọi là opting-out (sự chọn lựa không tham gia) cho phép Đan Mạch không gia nhập đồng tiền chung của Liên minh là đồng Euro.
Những di sản văn hoá thế giới ở Đan Mạch bao gồm các đồi mộ cổ (gravhøj, kæmpehøj, tiếng Anh: tumulus), những bia đá khắc chữ Rune và nhà thờ vùng Jelling, cũng như nhà thờ chính tòa ở thành phố Roskilde và lâu đài Kronborg gần Helsingør.
Đất đai phần nhiều là đồng bằng và bình nguyên thấp, khí hậu chịu ảnh hưởng đại dương: mùa đông không quá lạnh, mưa khá nhiều và phân phối đều trong năm. Đan Mạch là một nước có nền kinh tế mạnh. Vào thế kỷ 19, từ một xã hội nông dân nghèo thành một trong những quốc gia nông nghiệp giàu nhất châu Âu. Bước vào thế kỷ 21, Đan Mạch đã khẳng định trí tuệ và tài năng của mình khi tham gia Triển lãm Quốc tế EXPO 2000 ở Hanovo (Đức) bằng đề tài "Con người, thiên nhiên và công nghệ" với 4 mục tiêu: Năng lượng gió, nước, thực phẩm và con người vui chơi. Trên đất nước tươi đẹp và giàu truyền thống đã nảy nở một nền văn hoá phong phú, kết hợp các gia trị nghìn xưa và hiện đại. Người dân Đan Mạch rất ham đọc. Mỗi ngày trung bình họ bỏ ra 45 phút để đọc sách báo. Khoảng trên 1,2 vạn đầu sách được xuất bản hàng năm; 1,7 triệu bản của trên 40 tờ báo phát hành hàng ngày. Có 11,1 triệu lượt người đến thăm các viện bảo tàng (các bộ sưu tập về di vật người Viking, đồ chơi, hội hoạ, điêu khắc...). Ngành giáo dục ở các lứa tuổi, nhất là hệ thống trường giáo dục bình dân cho người lớn rất hiệu quả được các nước Anh, Đức, Mỹ áp dụng. Nghệ thuật ăn uống là nét độc đáo. Ở đây những người sành điệu ở Việt Nam đã được thưởng thức bia Carlberg của Đan Mạch (bia này được bán ở 150 nước trên thế giới). Điểm quan trọng trong nền văn hoá là bảo vệ môi trường. Đan Mạch đi tiên phong trong vấn đề bảo vệ môi trường. Phụ nữ Đan Mạch đi tiên phong phong trào Phụ nữ Quốc tế; nhất là quan niệm về tình dục, hôn nhân, giới tính. Ngay từ năm 1915, phụ nữ đã được quyền bầu cử. 1/3 đại biểu quốc hội là nữ. Mùa hè sẽ thấy nhiều người đẹp cởi trần tắm nắng, nhất là tại các bể bơi công cộng (nói thật là đa số phụ nữ Đan Mạch có bộ ngực đẹp, đáng khoe !). Ủy ban Văn hóa và Giải trí thành phố Copenhagen đã cho phép phụ nữ để lộ ngực tại các bể bơi công cộng hôm 28/3 và phụ nữ Đan Mạch thân thiện không thua gì phụ nữ Hoà Lan đã gặp ở Amsterdam nên tha hồ ngắm nhìn ngực nhưng đừng quá sỗ sàng, nham nhở. Mùa hè có thể ngắm nhìn ngực ở ngay các bãi biển, có khi may mắn được tha hồ ngắm nhìn các người đẹp khoả thân 100% nữa. Đây là kết quả sau một năm dài đấu tranh của tổ chức "Mặt trận ngực trần" với tôn chỉ phụ nữ nên được đối xử như đàn ông khi để lộ ngực. Cộng đồng người Việt Nam tại Đan Mạch gồm khoảng 10.000 người, có hai ngôi chùa lớn, một của người Việt (2 vị Tăng người Việt) và một của người Thái (có 15 vị sư Thái), một số gia đình người Việt ở thị trấn Haslev cách Copenhagen 60 km. Mỗi năm có hàng ngàn cặp tình nhân từ Đức đi lên Đan Mạch để làm chứng nhận hôn nhân tại thị trấn Tonder, Đan Mạch, nơi chỉ cách biên giới Đức 5km để chạy trốn thủ tục đăng ký kết hôn quan liêu tại Đức. Trong khi đó ở Đan Mạch, mọi thứ đơn giản hơn: hộ chiếu, giấy khai sinh, giấy chứng nhận cư trú, phí 65 euro và ba ngày chờ làm thủ tục. Điều này góp phần giúp thị trấn Tonder nhỏ bé với vỏn vẹn 12.000 dân đang trở thành một "Las Vegas của châu Âu". Ở Đan Mạch, trẻ em được nhà nước tài trợ cho việc ăn học đến năm 18 tuổi. Thời gian làm việc quy định cho một tuần là 35 giờ đồng hồ, sinh con thì được nghĩ hộ sản 1 năm. Năm 2006 đã nổ ra các cuộc biểu tình phản đối tranh biếm hoạ Nhà tiên tri Muhammad, đại sứ quán Đan Mạch và nhiều nước châu Âu khác đã bị đốt phá. Tại Copenhagen, tôi cũng gặp lại 2 cậu từng là "cô nhi" (không cha mẹ đi theo) trong gia đình Âu Cơ ở Pulau-Bidong mà nay đã là 2 ông trung niên có vợ con đùm đề... Ngày xưa, 2 cậu này là học trò của tôi bị Mỹ "xù" nên phải ở đảo 5 năm rồi Đan Mạch "hốt rác" mới được đi định cư.
Nhiều người Đan Mạch được giải Nobel:
1903: Niels Ryberg Finsen, giải Nobel dành cho Sinh lý và Y học
1908: Fredrik Bajer, giải Nobel hòa bình (cùng với người Thụy Điển Klas Pontus Arnoldson)
1917: Henrik Pontoppidan và Karl Gjellerup, giải Nobel văn chương
1920: August Krogh, giải Nobel dành cho Sinh lý và y học
1922: Niels Bohr, giải Nobel vật lý
1926: Johannes Fibiger, giải Nobel dành cho Sinh lý và y học
1943: Henrik Dam, giải Nobel dành cho Sinh lý và y học (cùng với người Mỹ Edward A. Doisy)
1944: Johannes Vilhelm Jensen, giải Nobel văn chương
1975: Aage Niels Bohr và Ben Roy Mottelson, giải Nobel vật lý (cùng với người Mỹ Leo J. Rainwater)
1984: Niels Kaj Jerne, giải Nobel dành cho Sinh lý và y học (cùng với người Đức George J.S. Köhler và người Argentina Cesar Millstein)
1997: Jens Christian Skou, giải Nobel Hóa học (cùng với người Mỹ Paul D. Boyer và người Anh John E. Walker)
Trong thời kỳ phim câm, Đan Mạch là nhà sản xuất phim lớn của thế giới sau Mỹ, Đức và Pháp.Các môn thể thao phổ biến nhất ở Đan Mạch là bóng đá, đua thuyền các loại và bóng ném. Năm 1992, đội tuyển bóng đá nam của Đan Mạch đã giành chức vô địch châu Âu. Đội tuyển bóng ném nữ cũng giành huy chương vàng trong các kỳ Thế vận hội 1996, 2000 và 2004. Đội tuyển bóng ném nam cũng giành 1 huy chương vàng trong giải vô địch bóng ném châu Âu tại Na Uy (tháng 1/2008) và 2 huy chương đồng trong giải vô địch bóng ném châu Âu tại Thụy Sĩ năm 2006 và giải vô địch bóng ném thế giới tại Đức năm 2007. Hiện nay (10.4.2008), đội nam vô địch châu Âu với 416 điểm hơn đội Pháp thứ nhì 8 điểm. Trong môn cầu lông (badminton), các vận động viên của Đan Mạch cũng là những nhà vô địch thế giới. Ronald Inglehart, nhà khoa học chính trị tại Học viên nghiên cứu xã hội thuộc Đại học Michigan cho biết:“Đan Mạch là đất nước hạnh phúc nhất trên thế giới theo bảng xếp hạng của chúng tôi”. Theo nghiên cứu đó,“Đan Mạch là đất nước thịnh vượng, mặc dù không phải là nước giàu nhất thế giới”.Sau bữa ăn sáng tại khách sạn, xe đưa đoàn chúng tôi khởi hành đi tham quan cầu Oresund (Øresundsbron) nối thủ đô Copenhagen với Malmo; đồng thời nối thành phố Amager với Oresund của Đan Mạch (đảo Zealand) với Skane, Thuỵ Điển. Đó là cây cầu treo(dây văng) dài nhất TG (10 miles/ 16,4 km) và cũng là một Scandinavian tunnel được xem là "the world's longest underwater tube tunnel for both road and rail traffic". Đi qua cầu này có cảm giác y hệt như khi lái đi Key West, Florida, thích vô cùng!
2. Thụy Điển:
Trưa, chúng tôi đi đến Stockholm, thủ đô của Thụy Điển. Sau khi dùng bữa trưa tại nhà hàng Mathias Dahlgren trong Grand Hotel khá sang trọng, chúng tôi được tự do khám phá thủ đô Stockholm, tham dự tour đi tham quan Viện Bảo tàng tàu thuỷ Wasa và các thắng cảnh chính như: Royal Palace, Riddarholm Church, tham quan các phòng màu vàng và xanh lễ hội trong Toà Nhà Quốc hội CITY HALL, nơi hàng năm thường tổ chức tiệc các giải thưởng Nobel Prize tại đây. Nghỉ tại khách sạn Malardrottningen (là một chiếc tàu theo kiểu ...floating hotel) ngay trung tâm của khu Gamla Stan (Old Town) ở Stockholm, có view nhìn xuống bến tàu nhưng dở nhất là phòng tắm quá tệ vì không có bồn tắm(bath tub) hay shower mà chỉ có 1 cái vòi (Just a hose !) mà lại dễ bị ngập nước và xin đổi phòng khác cũng không có nên thất vọng quá. Tôi chỉ biết đến Thuỵ Điển qua giải Nobel, ban nhạc ABBA, thủ tướng Olof Palmer, tổ chức SIDA hoặc những nhãn hiệu nổi tiếng như Electrolux, Ericsson, Volvo… Trước khi du lịch lần này thì tôi còn biết được Thuỵ Điển còn là vương quốc của hàng ngàn hồ nước đẹp, của thư viện, của nhà hát, của kiến trúc cổ và tòa nhà cao thứ 2 ở Âu châu (190 m) gọi là Turning Torso ở Malmö. Những kiến trúc ở Stockholm khó lẫn vào các kiến trúc châu Âu do có mái vòm Viking với cái vẻ êm đềm, cổ kính với những phiến gạch dày, những mái ngói, hoa hồng, dây leo, những con đường lá vàng bay… Rạp hát ở Thuỵ Điển là một công trình quy mô với rất nhiều sân khấu và phòng hòa nhạc nhưng sao thấy giống Nga(cho dù tôi chưa hề qua Nga mà chỉ thấy hình ảnh Nga qua sách báo). Nhiều thư viện của Thuỵ Điển có quy mô rất hiện đại nhưng không kém nét cổ kính. Thư viện có rất nhiều sách, y hệt Mỹ, có những cuốn sách mới xuất bản năm 2006, đi vào thấy quy mô của nó không kém gì Mỹ nhưng ít thấy sách báo + DVDs + Video từ VN như California. Một sinh viên Việt Nam theo học thạc sĩ ở Stockholm cho biết thêm: "Thư viện ở đây là thánh đường của trường đại học. Hãy hình dung: Ngồi giữa thư viện có cảm giác như đang ngồi trong khách sạn sang trọng với thảm đỏ, ghế đệm, đèn sáng ấm áp, máy tính nối mạng, cần gì yêu cầu gì, mà lười đứng dậy thì có thể chat hoặc email cho thủ thư. Mỗi lần thấy nhức mắt có thể đi dạo lòng vòng quanh thư viện, thưởng thức cà phê…”. Tôi cũng được nghe nhiều người nói đùa rằng ở tù Thuỵ Điển còn sướng hơn ở ngoài, bởi trong nhà tù có khá đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt như một khách sạn 3 sao. Không biết điều này thật đến mức nào vì tôi chưa có cơ hội kiểm chứng và cũng không muốn vô đó.
Vương Quốc Thụy Điển (Konungariket Sverige bằng tiếng Thụy Điển) là một nước Bắc Âu có cùng biên giới với Na Uy ở phía tây và Phần Lan ở phía đông bắc, phần biên giới còn lại giáp Biển Baltic và Biển Kattegat. Thụy Điển là thành viên của Liên minh châu Âu và của Hội đồng Bắc Âu.Thụy Điển có biên giới với biển Kattegatt, các quốc gia Na Uy và Phần Lan và Biển Đông (Thụy Điển). Hai đảo lớn của Biển Đông thuộc về Thụy Điển là Gotland (khoảng 3.000 km²) và Öland (khoảng 1.300 km²). Ngoài ra còn có khoảng 221.800 đảo. Chiều dài nhất từ Bắc đến Nam là 1.572 km, từ Đông sang Tây là 499 km.
Trong khi phần lớn đất nước là bằng phẳng hay có đồi thì dọc theo biên giới với Na Uy là dãy núi Bắc Âu (Skanden) cao đến trên 2.000 m với đỉnh cao nhất là Kebnekaise (2.111 m). Có rất nhiều vườn quốc gia rải rác trên toàn nước.
Theo truyền thống Thụy Điển được chia ra thành ba vùng (landsdelar) là Götaland, Svealand và Norrland. Vùng lịch sử thứ tư của Thụy Điển cho đến năm 1809 là Österland, nước Phần Lan ngày nay. Cho đến cuộc cải cách hành chính do Axel Oxenstierna tiến hành năm 1634 các vùng này được chia là 25 khu vực (landskap).
Thành phố lớn nhất là thủ đô Stockholm. Các thành phố quan trọng khác là Göteborg, Malmö, Uppsala, Linköping, Västerås, Örebro và Norrköping.
Nói chung Thụy Điển có thể được chia ra làm vùng phía Nam đông dân cư và phát triển nhiều hơn là vùng miền Bắc rất ít dân cư. Miền Bắc bắt đầu từ phía bắc của các thành phố Borlänge, Falun và Gävle, khoảng trên đường nối Söderhamn-Mora. Vào khoảng năm 1900 miền Bắc Thụy Điển bắt đầu được khai thác. Trong thời gian từ năm 1907 đến 1937 đường sắt Thụy Điển được xây dựng giữa Kristinehamn và Gällivare nhằm để đẩy mạnh công cuộc khai thác này.
So với vị trí địa lý, khí hậu của Thụy Điển tương đối ôn hòa vì trước tiên là do gần Đại Tây Dương với dòng hải lưu Gulfstream ấm áp. Phần lớn nước Thụy Điển có khí hậu ẩm, mưa nhiều và nhiệt độ tương đối ít thay đổi giữa mùa đông và mùa hè. Bên trong vùng cao nguyên Nam Thụy Điển và ở một vài phần trước dãy núi Bắc Âu là khí hậu chịu ảnh hưởng lục địa có ít mưa và nhiệt độ thay đổi nhiều. Khí hậu vùng cực chỉ có trên vùng núi cao ở miền Bắc. Nhiệt độ trung bình trong tháng 1 là từ 0°C đến -2°C ở miền Nam và từ -12°C đến -14°C ở miền Bắc (ngoại trừ vùng núi cao), nhiệt độ trung bình trong tháng 7 là từ 16°C đến 18°C ở miền Nam và từ 12°C đến 14°C ở miền Bắc.Thiên nhiên Thuỵ Điển vào mùa đông khá khắc nghiệt. Người Bắc Âu nói chung, người Thuỵ Điển nói riêng thường sống khép kín trong những căn hộ trong nhiều tháng. Vì thế, có cảm tưởng như người dân Thuỵ Điển lạnh lùng. Nhưng thực ra Thụy Điển là một quốc gia khá cởi mở và tôn trọng những quan điểm khác nhau. Có thể tìm thấy một quán bar có tượng Lênin và cờ búa liềm ngay giữa Stockholm. Có quán bar mang tên KGB - tên cơ quan phản gián của Liên Xô cũ - trang trí những hình ảnh rất chính trị như cờ đỏ búa liềm, tượng Lênin, những dòng chữ tiếng Nga, tranh ảnh của Nga...
Quảng trường Sergel nổi tiếng ở trung tâm Stockholm là nơi thường xuyên tổ chức hội chợ, lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, và cũng là nơi tụ tập cử tri để các ứng cử viên tranh cử, nơi các nhóm đảng phái hoặc các lực lượng xã hội biểu tình, bày tỏ chính kiến. Người Thụy Điển đang sở hữu rất nhiều “thương hiệu toàn cầu”: giải thưởng Nobel, độ C bách phân (Celsius), ban nhạc ABBA, xe hơi Volvo, tủ lạnh Electrolux, đồ nội thất IKEA, vodka Absolut, điện thoại di động Ericsson... Goô và sắt là 2 sản phẩm chính của Thụy Điển. Bản thân “mô hình Thụy Điển” cũng là một “thương hiệu” lừng lẫy - mô hình nhà nước của phúc lợi xã hội toàn dân, với GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt 31.600 USD và xem ra vượt xa Mỹ về 5 điều:
- ít thất nghiệp nhất thế giới(1.2 - 1.5%).
- nhà ở tốt nhất thế giới: dân có thể mua trả góp hay thuê nhà của Nhà Nước với giá tối thiểu so với mức thu nhập tb. hàng tháng.
- chế độ lao động & bảo hiểm tốt nhất thế giới, lương tăng 10%/ năm nhưng thuế rất cao.
- giáo dục tốt nhất thế giới:từ 7 tuổi - 16 tuổi, cưỡng bách giáo dục, miễn phí (kể cả sách giáo khoa + học cụ).
- môi sinh tốt nhất thế giới.
nên có thể nói Thụy Điển thuộc vào top 10 những nước hạnh phúc nhất thế giới.
Giá cả sinh hoạt của Thụy Điển thuộc vào loại đắt đỏ nhất thế giới. Một trái chuối xanh giá 2 couron (gần 5.000 đồng VN). Một cái hot-dog kiểu Pháp bán ở lề đường Stockholm gồm một ổ bánh mì baguette khoét ruột, cắm trọn cái xúc xích dài chưa hết gang tay, pha với sốt ớt, sốt cà chua, ăn vào là mất đứt 20 couron. Một đĩa phi-lê cá chiên kèm khoai tây và vài cọng rau lấy mất của bạn 90 couron. Bó hoa cỡ trung bình 50 couron, vé tham quan bảo tàng 80 couron, đôi giày loại thường trên 300 couron... Dân ta sang đây mà ngày nào cũng nhẩm tính chuyện ăn xài theo VN đồng thì sớm muộn gì cũng... đứt ruột. Ấy thế mà đất nước Bắc Âu này lại nổi tiếng thế giới về những khoản miễn phí dành cho công dân nước mình. Trẻ em Thụy Điển được chăm sóc miễn phí từ khi còn trong bụng mẹ. Khi sinh ra, các em được gửi đến các nhà trẻ miễn phí. Lúc cắp sách đến trường, toàn bộ hệ thống giáo dục đều miễn phí. Hệ thống bảo hiểm sức khỏe đảm bảo mọi người được chăm sóc y tế, hỗ trợ thuốc men, thậm chí cả chi phí chăm sóc răng miệng. Người cao tuổi được nhà nước chăm lo đầy đủ. Thụy Điển có một hệ thống tài chính hỗ trợ nhà ở, trợ cấp thất nghiệp, trả lương khi người lao động đau ốm, trợ cấp cho gia đình có trẻ con và nhiều hình thức hỗ trợ xã hội khác... Tóm lại, người Thụy Điển thường bị “anh em tứ hải” ghen tị mà chế giễu là những người được nhà nước “cơm bưng nước rót” từ khi khóc chào đời đến lúc cười xuống mồ.
Thụy Điển có một hệ thống phúc lợi xã hội dựa trên việc đánh thuế thu nhập cá nhân rất cao, nhằm chia sẻ lợi ích giữa các tầng lớp xã hội, bảo đảm mọi công dân dù trong hoàn cảnh nào cũng hoàn toàn yên tâm về những bảo đảm cho các nhu cầu cơ bản. Dân trí lại rất cao. Nguời Thụy Điển được xếp vào nhóm những người đọc báo nhiều nhất thế giới, cả nước có khoảng 170 nhật báo với hơn 4 triệu bản in, nghĩa là hằng ngày cứ hai người thì có một tờ báo cầm tay. Internet phổ cập đến 90% người dân. Nước này áp dụng chính sách giáo dục song ngữ, mỗi học sinh được học tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh nên thanh niên Thụy Điển nói tiếng Anh như... gió biển Baltic, có thể đi khắp nơi làm công dân toàn cầu.
Cuộc sống no đủ nên ngay cả những người bán hàng ăn trên phố cũng “dọn gánh” rất sớm. Phần lớn các tiệm ăn chỉ buôn bán cho đến xế chiều. Sau 18 giờ chiều, cửa hàng cửa tiệm đều đóng cửa cài then, chỉ số ít siêu thị, nhà hàng, vài trung tâm thương mại còn mở, mà cũng chỉ đến 21 giờ là khóa sổ, làm những du khách dạo bộ phố khuya tiếc ngẩn ngơ.So với gái Mỹ và châu Âu thì phụ nữ Thụy Điển xinh đẹp nhất châu Âu( thậm chí phải là hạng nhì thế giới, nghĩa là chỉ xếp sau... phụ nữ VN mà thôi!). Phụ nữ Thụy Điển không những rất xinh đẹp mà còn rất thân thiện không thua gì phụ nữ Hoà Lan, Đan Mạch chứ không kênh kiệu, xấc láo như con gái Mỹ. Kết luận này không phải căn cứ vào số lượng và “chất lượng” các cô minh tinh, hoa hậu, người mẫu nước này xuất hiện trên báo chí, phim ảnh, truyền hình, poster, banner đường phố..., mà là dựa vào trung bình cộng “nhan sắc” của toàn bộ phụ nữ mọi lứa tuổi mà tôi đã bắt gặp trong thời gian ngây ngất ở xứ sở phương Bắc này, rồi đem nhân với ý kiến của tất cả đàn ông mà tôi quen biết đã từng đến đây! Đa số các nàng tóc vàng, mắt xanh, ngực nở, eo thon, cặp mông tròn lẳn chắc nịch mà lại cao dong dỏng trông ...phát thèm. Vòng 1 & 3 của các nàng Thụy Điển khó ai dám chê mà khuôn mặt lại luôn nở nụ cười rất thân thiện nên phải nói mua vé qua đây là không uổng tiền chút nào. Có khi tóc vàng được thay bằng màu hạt dẻ, bạch kim hoặc nâu. Mắt luôn nhuộm màu của nước hồ xanh màu trời, rất trong và có chiều sâu. Ai cũng mũi cao thanh tú, môi đỏ như thịt cá hồi, da trắng như tuyết trên núi cao, và đặc biệt là chân dài rất... xa! Mỗi lần đi ngang qua các cửa hàng cửa hiệu thời trang dành cho quí bà, nhiều lúc tôi bỗng dưng tràn trề mặc cảm về chiều cao của mình khi nhìn thấy những bộ trang phục của những cô nàng có mức sàn từ 1,70m.
Nhưng trái với vẻ đẹp dịu dàng, thùy mị, nết na của phụ nữ VN, vẻ đẹp thật sự của phụ nữ Thụy Điển nằm chính ở sự tự tin. Các chị, các cô suy nghĩ, đi đứng, ăn nói từ trong nhà ra ngoài phố hết sức tự tin, mạnh mẽ và độc lập. Phụ nữ xứ này dẫn đầu thế giới về tỉ lệ tốt nghiệp đại học, có việc làm, có chức vụ quan trọng nơi làm việc. Quốc hội có đến 158/349 nghị sĩ là nữ, Chính phủ có 10/22 bộ trưởng là nữ. Phụ nữ được làm hết thảy mọi nghề, kể cả làm quân nhân và bán dâm(bởi vậy, ai mua dâm sẽ bị bắt nhưng gái bán hoa thì ...vô tội !). Mọi hành vi xâm phạm phụ nữ đều bất hợp pháp. Quảng cáo tìm người theo giọng điệu “ưu tiên nam giới” sẽ bị kiện ra tòa vì tội phân biệt giới tính.
Hằng năm, các công ty phải báo cáo so sánh mức lương của mọi nhân viên, nếu bị phát hiện trả lương thấp hơn cho phụ nữ là bị lôi ra tòa ngay. Phụ nữ khi sinh con được nghỉ hưởng lương rất dài (cả cặp vợ chồng được thay phiên nhau nghỉ đến một năm, trong đó buộc người chồng phải nghỉ ít nhất hai tháng để chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con). Thụy Điển có nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, nhất là trước và sau khi sinh, đặc biệt là với những bà mẹ nuôi con đơn thân. Có phải đời sống sung túc, thiên nhiên Bắc Âu tuyệt vời... đã làm nên nhan sắc Thụy Điển? Càng “say đắm” nhan sắc phụ nữ Thụy Điển bao nhiêu, tôi lại càng “buồn giận” cánh đàn ông xứ này bấy nhiêu! Ngoài phố, bạn thường gặp cảnh các ông bố đẩy xe nôi hoặc dắt tay con, trong khi người mẹ một mình tung tăng cười nói. Vào nhà, có thể bạn sẽ thấy anh chồng vào bếp nấu nướng (mà lại nấu nướng rất ngon!) hoặc tắm rửa cho con, trong khi vợ xem tivi hoặc đang làm việc trên laptop. Các anh lại không nhậu nhẹt gì, vì rượu được quản lý rất chặt chẽ, chỉ được bán trong một hệ thống cửa hàng riêng biệt, và các nhà hàng, quán bar phải có giấy phép riêng mới được kinh doanh chuyện “lai rai”. Ở đất nước này, mại dâm là bất hợp pháp, và khi bị bắt quả tang, nhà chức trách không đụng chạm đến các “nàng Kiều” mà chỉ tập trung phạt tiền rất nặng những kẻ “mua hoa”... Đàn ông Thụy Điển ngoan hiền quá, nghiêm túc quá nhưng lại làm “gương xấu” cho chị em nước khác có cớ mà “dạy dỗ” các đức ông chồng. Tôi cứ có một suy nghĩ “tăm tối” là đừng nên để chị em xứ ta đi du lịch Thụy Điển làm chi cho... hậu quả nghiêm trọng với các ông chồng! Tốt nhất là đàn ông chúng ta hãy qua Bắc Âu vào mùa hè ấm áp để được tha hồ rửa mắt với ngực trần phô bày công khai giữa nơi công cộng cho mọi người thưởng lãm và ...thèm chơi !
Vì Thụy Điển nằm giữa 55° vĩ độ và 69° vĩ độ và một phần ở trong vòng cực Bắc nên sự cách biệt giữa ánh sáng ban ngày dài trong mùa hè và ban đêm dài trong mùa đông rất lớn.
Miền Bắc Thụy Điển có nhiều rừng cây lá kim (taiga) rộng lớn, càng về phía Nam thì càng có nhiều rừng tạp. Tại miền Nam Thụy Điển các rừng cây lá rộng đã phải nhường chỗ cho canh nông hay được thay thế bằng cây lá kim vì chúng có độ tăng trưởng nhanh hơn. Hai đảo Gotland và Öland có một hệ thực vật đa dạng gây nhiều ấn tượng, đặc biệt là có rất nhiều loài hoa lan.
Heo rừng và hươu đỏ (Cervus elaphus) có nhiều. Heo rừng đã bị tiêu diệt trong tự nhiên vào cuối thế kỷ 19 nhưng sau khi thoát ra khỏi được các khu vực cấm săn bắn đã lại phát triển đến một dân số có thể tự sống được. Các dã thú như gấu, sói và linh miêu đã phát triển trở lại trong những năm gần đây nhờ vào các quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt.Năm 1910, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên của châu Âu thành lập các vùng bảo vệ thiên nhiên và cho đến ngày hôm nay vẫn luôn luôn bảo vệ thiên nhiên của đất nước. Người Thụy Điển có ý thức bảo vệ môi trường rất cao.
Trong nửa sau của thế kỷ 19, mặc dầu đã có xây dựng đường sắt, Thụy Điển vẫn còn là một quốc gia nông nghiệp rõ rệt với 90% dân số sống nhờ vào nông nghiệp. Mãi cho đến thập niên cuối cùng của thế kỷ 19 mới có công nghiệp hóa rộng lớn, làm cơ sở cho một xã hội công nghiệp hiện đại cho đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929. Sau Đệ nhị thế chiến, Thụy Điển trở thành một trong những quốc gia công nghiệp dẫn đầu của thế giới. Việc phát triển công nghiệp đạt đến đỉnh cao vào giữa thập niên 1960, từ thập niên 1970 số người lao động trong công nghiệp giảm xuống trong khi khu vực dịch vụ tăng trưởng thêm. Trong năm 2002, nông nghiệp chỉ chiếm hơn 2% của tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ của khu vực công nghiệp là 28% trong khi 70% của tổng sản phẩm quốc nội là do khu vực dịch vụ tạo nên.
Theo truyền thuyết, Thụy Điển là quê hương của ông già Noel. Chính vì vậy, ngay từ ngày 20/11, người dân Thụy Điển đã vinh dự nô nức đón mừng lễ Giáng Sinh sớm hơn mọi nơi.
Mặt nước xanh như ngọc với những tán cây
um tùm như ru hồn người vào bến bờ cổ tích.
Ảnh: Trái tim Việt Nam.
um tùm như ru hồn người vào bến bờ cổ tích.
Ảnh: Trái tim Việt Nam.
Lãng mạn, ngọt ngào như bức tranh thủy mạc.
Ảnh: Trái tim Việt Nam.
Ảnh: Trái tim Việt Nam.
Thụy Điển, đất nước xinh đẹp với ngôn ngữ, kiến trúc và văn hóa đặc trưng Bắc Âu, với những tòa lâu đài cổ kính nằm rải rác trên hàng trăm hòn đảo soi bóng xuống dòng sông, hay hình ảnh con đường nho nhỏ lát đá cuội dẫn tới những ngôi nhà cổ xinh xắn ven hồ.Rộng 450.000 km2, khí hậu của Thụy Điển tương đối ôn hòa vì trước tiên là do gần Đại Tây Dương với dòng hải lưu Gơn strim ấm áp. Thụy Điển có khoảng 100.000 hồ nước, những dãy núi dài tít tắp, tạo nên màu xanh biếc cho bầu trời, đặc biệt người Thụy Điển có ý thức bảo vệ môi trường rất cao.
Những tòa lâu đài cổ bằng đá ngạo
nghễ vươn lên bầu trời xanh biếc.Ảnh: Trái tim Việt Nam.
Đến với thủ đô Stockholm của Thụy Điển, bạn sẽ choáng ngợp trước khung cảnh tráng lệ. Stockholm được ví như Venice của phương Bắc bởi hệ thống kênh rạch và nhiều đảo nhỏ. Thành phố lớn nhất Thụy Điển này được xây trên 14 hòn đảo, được tạo thành từ ba phần bằng nhau: một phần nước, một phần công viên, một phần đô thị.
Với phong cách giản dị nhưng sang trọng, dùng nhiều “gam” màu lạnh và đằm rất Bắc Âu, kiến trúc của đất nước Thụy Điển luôn được cả thế giới ngưỡng mộ.Từ những chiếc cổng, cầu thang, mái vòm, những ô cửa sổ, những ngôi nhà như hộp diêm đến những ngọn tháp chuông nhọn...Tất cả đều toát lên vẻ đẹp tinh tế, duyên dáng và tao nhã
Grand Hotel – nơi vinh dự đón tiếp các
học giả đoạt giải Nobel đến dự hằng năm.
Ảnh: Internet.
Ảnh: Internet.
Vào lễ Giáng Sinh, người Thụy Điển trang trí cây thông đầy màu sắc, với quà, kẹo và lá cờ Tổ quốc, khi thời khắc thiêng liêng đến, mọi người tụ tập lại, nhảy múa theo vòng tròn cây thông, với những điệu khiêu vũ được xem là cổ nhất còn tồn tại tới ngày nay.
Thánh đường thiêng liêng với phong cách kiến
trúc độc đáo nằm giữa quang cảnh thật yên bình.
Ảnh: Trái tim Việt Nam.
trúc độc đáo nằm giữa quang cảnh thật yên bình.
Ảnh: Trái tim Việt Nam.
Không khí trong lành, quang cảnh đẹp tựa cổ tích, cùng với những con người tóc vàng mắt xanh thân thiện và hiếu khách, hẳn bạn sẽ dùng dằng không nỡ đi khi đến với Thụy Điển.
Du lịch tham gia đóng góp vào khoảng 3% (4 tỉ USD năm 2000) trong tổng sản phẩm quốc nội. 4/5 khách du lịch là người trong nước và chỉ có 1/5 là đến từ nước ngoài. Trong số khách du lịch từ nước ngoài năm 1998, 23% đến từ Đức, 19% từ Đan Mạch, 10% từ Na Uy, 9% từ Anh và 9% từ Hà Lan.Thụy Điển có vào khoảng 9 triệu dân. Tỷ lệ sinh 1,7 con cho một người phụ nữ (2002) là một trong những tỷ lệ thấp nhất trong lịch sử của Thụy Điển mặc dầu là vẫn còn trên mức trung bình của châu Âu.
12% dân cư là người di dân, trong đó người Phần Lan là nhóm đông nhất với 100.000 người. Vì cuộc khủng hoảng đang xảy ra ở Iraq nên cũng có rất nhiều người Iraq đến Thụy Điển. Ngoài ra còn có người Na Uy, Đan Mạch, Croatia, Serbia, Bosna, Đức và Ba Lan. Người Ba Lan làm việc với tư cách là khách lao động có rất nhiều trong khu vực y tế. Thủ tướng Olof Palmer, một nhân vật Thuỵ Điển nổi tiếng (đặc biệt sau khi ông bị ám sát 1986), là người hết lòng ủng hộ cuộc chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam. Toà Đại sứ VN hiện nay ở Örby Slottsvägen 26 125 71 Älvsjö Stockholm. Bà con người Việt tại Thuỵ Điển khoảng gần 10.000 người(do du học sinh từ miền Bắc VN qua ngày càng tăng lên), đa số theo đạo Phật, sống rải rác ở nhiều tỉnh thành phố của Thuỵ Điển như Göteborg, Malmö, Uppsala, Linköping, Västerås, Örebro và Norrköping.
Ngôn ngữ phổ thông gần khắp mọi nơi là tiếng Thụy Điển. Tiếng Na Uy cũng được hiểu gần như khắp mọi nơi vì rất tương tự như tiếng Thụy Điển. Một số vùng nói tiếng Phần Lan và tiếng Sami.Thuỵ Điển không chỉ nổi tiếng là mảnh trời Bắc Âu với những rừng thông xanh, những viện bảo tàng, những lâu đài cổ vào bậc nhất châu Âu… mà còn là đất nước có 170 nhật báo. Mỗi ngày hơn bốn triệu bản báo được phát hành; nghĩa là cứ hai người dân sẽ có một tờ báo. Có những tờ báo được phát miễn phí tại những nơi công cộng. Theo một thống kê, ở Thuỵ Điển, cứ mười người biết chữ, thì có chín người đọc báo hằng ngày. Điều khác biệt giữa báo in Thuỵ Điển và Việt Nam là các báo địa phương thường mạnh hơn các báo trung ương. Những tin tức quốc gia, quốc tế thường được dân Thuỵ Điển xem qua truyền hình hoặc internet. Người ta mua báo để đọc các tin tức về địa phương mình."Phản biện xã hội" – một thuật ngữ mà VN chúng ta mới nghe gần đây, nhưng ở Thuỵ Điển thì "đối lập chính trị" là máu thịt trong đời sống truyền thông. Cái làm nên sức hấp dẫn của báo chí Thuỵ Điển đối với người dân của họ chính là tính tương tác. Báo chí Thuỵ Điển thực sự là kênh thông tin của dân và do dân.
Tại Thụy Điển, tiếng Phần Lan, tiếng Meänkieli, tiếng Jiddisch, tiếng Romani và tiếng Sami có địa vị là các ngôn ngữ thiểu số được công nhận. Gần 80% người Thụy Điển nói tiếng Anh như là ngoại ngữ vì một phần tiếng Anh là ngoại ngữ đầu tiên trong trường học và phần khác là vì tiếng Anh có rất nhiều trong chương trình truyền hình. Đa số học sinh chọn tiếng Đức là ngoại ngữ thứ nhì, nhưng gần đây tiếng Tây Ban Nha đang được ưa chuộng và đã vượt qua tiếng Đức tại một số trường. Thật ra tiếng Đức là ngoại ngữ đầu tiên tại Thụy Điển cho đến năm 1950 cũng như trong phần còn lại của Bắc Âu.
75% người dân Thụy Điển thuộc về Giáo hội Luther, từ 1527 cho đến 1999 đã là tôn giáo quốc gia. Số người của nhóm lớn thứ nhì, những người theo Hồi giáo, rất khó được đoán chính xác. Tổng số những thành viên là vào khoảng 250.000 người. Công giáo La Mã có vào khoảng 150.000 người và Chính Thống giáo Đông phương 100.000 người. Bên cạnh đó tại Thụy Điển có khoảng 23.000 người của Nhân chứng Jehova và vào khoảng 10.000 người theo đạo Do Thái.
"Mô hình Thụy Điển", một khái niệm của thập niên 1970, ám chỉ hệ thống phúc lợi xã hội, một hệ thống phúc lợi và chăm lo xã hội rộng khắp, là kết quả của sự phát triển hằng trăm năm. Trong thời gian từ năm 1890 đến 1930 một phần cơ sở cho một hệ thống phúc lợi xã hội đã thành hình, nhưng mãi đến những năm của thập niên 1930, đặc biệt là từ khi Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Thụy Điển thành lập chính phủ năm 1932, việc xây dựng một quốc gia phúc lợi xã hội mới trở thành một dự án chính trị và được đẩy mạnh. Hệ thống phúc lợi xã hội Thụy Điển cuối cùng đã bao gồm tất cả mọi người từ trẻ em (thông qua hệ thống chăm sóc trẻ em của làng xã) cho đến những người về hưu (thông qua hệ thống chăm sóc người già của làng xã).
Ngày 6 tháng 1 là ngày lễ Trettondedag jul (lễ Ba Vua còn gọi là lễ Hiển Linh), đây là ngày lễ quốc gia tại Thụy Điển chủ yếu theo đạo Tin Lành.
Vào ngày 13 tháng 1, Tjugondedag jul (còn gọi là Tjugondag jul hay Knut), mùa Giáng Sinh chấm dứt. Thỉnh thoảng có lễ hội cuối cùng, nến và các vật trang hoàng được tháo gở xuống và cây Nô en được mang ra ngoài.
Valborgsmässoafton được chào mừng vào ngày 30 tháng 4. Người dân quay quanh các lửa trại lớn, có phát biểu chào mừng mùa Xuân và hát các bài ca về mùa Xuân. Đặc biệt ở tại Lund và Uppsala thì Valborg vào đêm trước ngày 1 tháng 5 là một lễ hội sinh viên quan trọng. Đúng 15 giờ tất cả mọi người đều đội mũ sinh viên lên là hát những bài ca sinh viên. Vào đêm đó thường người ta uống nhiều rượu.Ngày 6 tháng 6, Svenska flaggans dag, là ngày lễ quốc khánh của Thụy Điển. Đầu tiên là "Flaggentag" (Ngày Quốc kỳ), ra đời vào năm 1916, ngày 6 tháng 6 là lễ quốc khánh từ năm 1983 và từ năm 2005 cũng là ngày lễ chính thức.
Lễ hội giữa hè (Midsommarfest) được mừng vào đêm rạng sáng ngày thứ Bảy đầu tiên sau ngày 21 tháng 6. Lễ hội này được ăn mừng lớn chỉ có thể so sánh được với lễ Giáng Sinh. Thụy Điển đẹp nhất vào đêm "midsommarafton" cuối tháng 6, khi ánh sáng mặt trời có thể nhìn thấy 24 tiếng liên tục ở miền Bắc và ở miền Nam chỉ có vài tiếng là hoàng hôn và rạng sáng. Ngày lễ này có truyền thống rất lâu đời và có nguồn gốc từ các lễ hội chào mừng mùa Hè từ thời kỳ Tiền Lịch sử. Trên khắp mọi nơi ở Thụy Điển người dân ca hát và nhảy múa chung quanh cây nêu tháng 5 được trang hoàng bằng cành cây và bông hoa, có lẽ là biểu tượng quốc gia Thụy Điển nổi tiếng nhất.Vào tháng 8 bắt đầu có tôm cua tươi đầu mùa ở chợ. Lễ hội chào mừng được gọi là Kräftskiva và được tổ chức không có thời điểm nhất định. Người dân ăn tôm cua luộc cho đến khi no và uống kèm theo đó là rượu mạnh.
Tại miền Bắc Thụy Điển còn có Surströmmingsfest vào cuối mùa Hè. Việc ăn cá trích được ủ trước cùng với khoai tây hay với tunnbröd (một loại bánh mì khô) trong dịp lễ này đòi hỏi phải có khẩu vị "cứng cáp".
Lễ Lucia (Luciafest) bắt đầu vào sáng ngày 13 tháng 12 và tại Thụy Điển là ngày của Nữ hoàng ánh sáng. Người con gái đầu trong gia đình xuất hiện với một váy trắng và mang trên đầu một vòng hoa được làm từ cành cây của một loài cây việt quất (Vaccinium vitis-idaea) và nến, đánh thức gia đình và mang thức ăn sáng đến tận giường. Trường học và nơi làm việc trên toàn nước được các đoàn diễu hành đến thăm viếng vào sáng sớm. Các cô gái trẻ mang váy trắng dài đến gót chân cùng với nến trên đầu và tay, đi cùng là các nam thiếu niên mang quần áo trắng và đội nón chóp dài được trang điểm bằng nhiều ngôi sao.
Thể thao là một phong trào quần chúng tại Thụy Điển với khoảng độ một nửa dân số tham gia tích cực. Hai môn thể thao chính là bóng đá và khúc côn cầu trên băng nhưng từ trước 1975, tôi vẫn thích các tuyển thủ bóng bàn từng thi đấu với các danh thủ bóng bàn miền Nam VN. Sau này, tôi mê các tay quần vợt và các tuyển thủ túc cầu Thụy Điển như Zlatan Ibrahimovic, Henrik Larsson và Fredrik Ljungberg thuộc về những ngôi sao bóng đá của Thụy Điển và trong số những người nổi tiếng trong bộ môn khúc côn cầu trên băng phải kể đến Markus Näslund, Peter Forsberg, Mats Sundin, Daniel Alfredsson, Niklas Lidström, Börje Salming và Pelle Lindbergh.Số người chơi các môn thể thao cưỡi ngựa nhiều chỉ sau bóng đá, phần lớn là phụ nữ. Tiếp theo sau đó là golf, điền kinh và các môn thể thao đồng đội như bóng ném, khúc côn cầu trong nhà (tiếng Anh: Floorball), bóng rổ và ngoài ra là bandy tại các vùng phía Bắc. Các vận động viên quần vợt thành công bao gồm Björn Borg, Mats Wilande và Stefan Edberg. Rất nhiều người Thụy Điển đã lập thành tích quốc tế trong điền kinh, thí dụ như Patrik Sjöberg - kỷ lục nhảy cao nam châu Âu, hay Kajsa Bergqvist - kỷ lục nhảy cao nữ, và người đoạt huy chương vàng Thế vận hội Stefan Holm. Hai vận động viên Thụy Điển khác đoạt huy chương vàng tại Thế vận hội mùa Hè 2004 là Carolina Klüft trong bộ môn điền kinh nữ bảy môn và Christian Olsson trong bộ môn nhảy ba bước. Các vận động viên nổi tiếng khác của Thụy Điển bao gồm Ingemar Johansson (boxing hạng nặng), Annika Sörenstam (đánh golf), Jan-Ove Waldner (nguyên vô địch bóng bàn 5 lần) và Tony Rickardsson (đua mô tô). Trong trường học, trên bãi cỏ hay trong công viên brännboll, một bộ môn thể thao tương tự như bóng chày, thường hay được chơi để giải trí. Trong các thế hệ lớn tuổi các bộ môn thể thao giải trí khác là kubb và boules. Mãi đến thập niên vừa qua mới có những thay đổi lớn. Một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng đầu thập niên 1990 đã dẫn đến việc cắt giảm các phúc lợi xã hội và sự phát triển nhân khẩu như đã dự đoán đã buộc phải xây dựng lại toàn bộ hệ thống hưu trí, hệ thống mà từ nay được gắn liền vào phát triển kinh tế. Thế nhưng các cuộc bầu cử vừa qua đã cho thấy là chính những phần cốt lõi của hệ thống phúc lợi xã hội rất được người công dân yêu mến.
Ngày thứ 2, đoàn chúng tôi tiếp tục khởi hướng về phía Bắc đến Gothenburg, thành phố thịnh vượng lớn nhất thứ hai của Thụy Điển, với nhiều công viên, nhiều vườn cây thực vật đẹp và các kênh đào được giữ gìn tốt, sạch, đẹp. Ngày thứ 3, sau bữa ăn sáng tại khách sạn, xe đưa đoàn ra bến tàu để chúng tôi đáp tàu khởi hành đi tham quan đảo Helsingborg. Buổi chiều, chúng tôi tiếp tục chương trình tham quan phong cảnh trên đảo dọc theo bờ biển từ Skagerrak đến biên giới Na Uy. Đoàn chúng tôi tới Oslo, thủ đô Na Uy vào buổi chiều và nghỉ đêm tại khách sạn Best Western Hotel Bondeheimen Oslo ở Oslo.
3.Na Uy: Sau bữa sáng tại khách sạn, xe đón và đưa đoàn đi tham quan thủ đô Oslo của Na Uy - là một thủ đô đang trong kế hoạch nghiên cứu phát triển đô thị khá kỳ lạ với việc tìm kiếm tăng trưởng, phát triển đô thị trong sự hài hoà với thiên nhiên... Nét thắng cảnh đặc trưng buổi sáng của thủ đô là những di tích lịch sử trong phạm vi quanh thành phố như: National Theater, Nhà Hát Quốc Gia, Parliament - Nhà Quốc Hội, và Royal Palace - Cung điện Hoàng Gia. Tiếp đó, dạo bộ qua Khu công viên FROGNER PARK tráng lệ với 193 bức điêu khắc bằng đá granite và đồng đặc biệt khác thường của Gustav Vigeland.
Tham quan CITY HALL hiện đại và RESISTANCE MUSEUM - Viện Bảo Tàng RESISTANCE trong những khu đất màu mỡ, rộng rãi của pháo đài Akershus.Chiều và tối, chúng tôi tự do nghỉ ngơi, shopping mua sắm hàng hoá, quà lưu niệm cho người thân. Nghỉ đêm tại Quality Hotel Mastemyr Oslo, gần nhà ga chính của Oslo,Tusenfryd Amusement Park, Edvard Munch museum and the Vigeland Sculpture Park. Dọc theo Brasserie Rd. có khá nhiều quán ăn, café, shopping.
Na UyTham quan CITY HALL hiện đại và RESISTANCE MUSEUM - Viện Bảo Tàng RESISTANCE trong những khu đất màu mỡ, rộng rãi của pháo đài Akershus.Chiều và tối, chúng tôi tự do nghỉ ngơi, shopping mua sắm hàng hoá, quà lưu niệm cho người thân. Nghỉ đêm tại Quality Hotel Mastemyr Oslo, gần nhà ga chính của Oslo,Tusenfryd Amusement Park, Edvard Munch museum and the Vigeland Sculpture Park. Dọc theo Brasserie Rd. có khá nhiều quán ăn, café, shopping.
Vương quốc Na Uy, là một quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến tại Bắc Âu chiếm phần phía tây Bán đảo Scandinave. Nước này giáp biên giới với Thuỵ Điển, Phần Lan, và Nga. Khoảng cách từ các phần phía bắc và phía nam Na Uy lớn hơn rất nhiều so với khoảng cách từ đông sang tây. Đường bờ biển dài dọc theo Bắc Đại Tây Dương của quốc gia này là nơi có những fjord(vịnh hẹp) nổi tiếng của họ. Vương quốc Na Uy gồm các lãnh thổ của đảo Svalbard và Jan Mayen tại Bắc Cực. Chủ quyền của Na Uy với Svalbard được đặt ra trên cơ sở Hiệp ước Svalbard, nhưng nó không được áp dụng cho Jan Mayen. Đảo Bouvet tại Nam Đại Tây Dương và những lời tuyên bố chủ quyền với Đảo Peter I và Vùng đất Nữ hoàng Maud tại Nam Cực cũng là những vùng phụ thuộc bên ngoài của quốc gia này, nhưng không phải là một phần của Vương Quốc.Từ Thế chiến II, Na Uy đã có được sự phát triển kinh tế nhanh chóng, và hiện nằm trong số những quốc gia giàu nhất thế giới với một hệ thống trợ cấp phát triển đầy đủ. Sự phát triển kinh tế này có được một phần nhờ hoạt động khai thác các nguồn dầu mỏ và khí gas ngoài khơi. Na Uy được xếp hạng cao nhất về phát triển con người từ năm 2001 tới năm 2006. Nước này cũng được xếp hạng là quốc gia an toàn nhất thế giới năm 2007 theo một cuộc khảo sát của Global Peace Index. Nhiều người tin rằng cái tên nước này xuất phát từ các Ngôn ngữ Bắc Germanic và nó có nghĩa là "con đường dẫn về hướng bắc",trong Old Norse sẽ là nor veg hay *norð vegr. Cái tên tiếng Old Norse của Na Uy là Nóregr, trong tiếng Anglo-Saxon Norþ weg, và trong tiếng La tinh thời Trung Cổ là Northvegia. Cái tên hiện nay của Na Uy là Norge trong tiếng Na Uy bokmål và Noreg trong nynorsk Na Uy. Các hình thứ tiếng Old Norse và nynorsk khá giống với từ trong tiếng Sami cổ có nghĩa "dọc theo bờ biển" hay "dọc biển" - được nhận diện trong từ nuorrek hiện tại ở tiếng Lule Sami. Sự hiện diện của dấu prosecutive case cổ (thỉnh thoảng cũng được gọi là prolativ trong nghiên cứu ngôn ngữ Finno-Ugric) ủng hộ suy luận rằng từ Sami là bản xứ và không phải đã được vay mượn từ các ngôn ngữ Bắc Germanic.Tên chính thức là: Tiêu bản:Lang-no; Tiêu bản:Lang-se; Lule Sami: Vuona gånågisrijkka; Nam Sami: Nøørjen gånkarijhke; Tiếng Phần Lan/Kven: Norjan kuningaskunta.
Oslo là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Na Uy hiện nay. Nằm ở phía Đông Nam Na Uy, Oslo trải dài trên nhiều triền núi và quanh các hồ. Đây cũng là một trong những thành phố có giá cả sinh hoạt đắt nhất thế giới.Thủ đô của Thuỵ Điển trở nên đẹp hơn là do sự sắp đặt độc đáo của 14 hòn đảo giữa Hồ Malaren và Biển Baltic. Buổi sáng, sau khi dùng bữa sáng tại khách sạn,chúng tôi được tự do khám phá thủ đô Stockholm,tham dự tour đi tham quan Viện Bảo tàng tàu thuỷ Wasa và các thắng cảnh chính như: Royal Palace, Riddarholm Church, tham quan các phòng màu vàng và xanh lễ hội trong Toà Nhà Quốc hội CITY HALL, nơi hàng năm thường tổ chức tiệc các giải thưởng Nobel Prize tại đây.
Thành phố lớn thứ hai của Na Uy là Bergen. Đây là cảng biển lớn nhất vương quốc Na Uy và cũng là trung tâm công nghiệp dầu khí quan trọng hàng đầu quốc gia này. Trondheim là thành phố lớn thứ ba và là cố đô của Na Uy. Thành phố này từng là kinh đô cả về mặt chính trị, kinh tế lẫn tôn giáo của xứ sở nghìn vịnh này. Hiện nay, Trondheim còn được biết đến là trung tâm giáo dục, khoa học kỹ thuật của Na Uy với rất nhiều trường đại học nổi tiếng đóng tại đây. Thành phố Trondheim còn là nơi tổ chức Festival Sinh viên Quốc tế lớn nhất thế giới, cứ hai năm lại được tổ chức một lần. Lần gần nhất là tháng 2 năm 2007.Vương quốc Na Uy là một quốc gia quân chủ lập hiến với một chính phủ theo hệ thống nghị viện. Gia đình Hoàng gia là một nhánh của gia đình hoàng gia Glücksburg, có nguồn gốc từ Schleswig-Holstein ở Đức. Vai trò của nhà Vua, Harald V, chỉ mang tính nghi lễ, nhưng ông có ảnh hưởng như một biểu tượng của sự thống nhất quốc gia. Dù hiến pháp năm 1814 trao cho nhà vua nhiều quyền hành pháp quan trọng, chúng luôn được Hội đồng nhà nước thực hiện dưới danh nghĩa của nhà vua (Hội đồng hay nội các của nhà vua). Những quyền lực được hiến pháp trao cho nhà Vua chỉ là trên danh nghĩa, nhưng trong một số trường hợp có thể là rất quan trọng như trường hợp trong Thế chiến II, khi nhà Vua tuyên bố sẽ thoái vị nếu chính phủ chấp nhận đề nghị của đức. Hội đồng Nhà nước gồm một Thủ tướng và các bộ trưởng, được chỉ định chính thức bởi đức vua. Chế độ đại nghị đã xuất hiện từ năm 1884 và đòi hỏi rằng nội các không bị sự phản đối của nghị viện, và rằng sự chỉ định của nhà vua chỉ là một thủ tục khi rõ ràng có một đa số trong nghị viện thuộc một đảng hay một liên minh. Nhưng trong trường hợp cuộc bầu cử không có sự chênh lệch rõ rệt của một đảng hay một liên minh, lãnh đạo của đảng thích hợp nhất cho việc thành lập một chính phủ sẽ là vị Thủ tướng được nhà Vua chỉ định. Na Uy từng có nhiều lần có chính phủ thiểu số. Nhà Vua họp với chính phủ vào mỗi thứ sáu tại Hoàng cung (Hội đồng Nhà nước), nhưng các quyết định của chính phủ đã được đưa ra trước đó trong những cuộc họp chính phủ, do thủ tướng lãnh đạo, vào mỗi thứ ba và thứ năm. Nhà vua khai mạc nghị viện vào mỗi tháng 9, ông tiếp nhận các đại sứ tới triều đình Na Uy, và ông là Tư lệnh tối cao danh nghĩa của Lực lượng Phòng vệ Na Uy và là Người đứng đầu Nhà thờ Na Uy.
Na Uy được chia thành mười chín vùng hành chính cấp một được gọi là fylker ("Hạt", số ít fylke) và 431 kommuner cấp hai ("Khu đô thị", số ít kommune). fylke là cấp hành chính trung gian giữa nhà nước và khu đô thị. Nhà vua có đại diện ở mọi hạt bởi một Fylkesmann.Hiện có tranh cãi đang về việc liệu mười chín "fylker" có nên được thay thế bằng từ năm tới chín vùng lớn hơn không. Một số người hy vọng việc này sẽ xảy ra năm 2010, trong khi những người khác lại mong đợi cấp hành chính trung gian sẽ hoàn toàn bị bãi bỏ. Một lựa chọn khác có thể sẽ là củng cố các khu đô thị vào các thực thể lớn hơn và trao trách nhiệm lớn hơn cho chúng. Na Uy sở hữu mức GDP trên đầu người đứng thứ hai và GDP (sức mua tương đương) trên đầu người đứng thứ ba thế giới, và luôn duy trì được vị trí số một thế giới trong bảng Chỉ số Phát triển Con người (HDI) của UNDP trong năm năm liên tục (2006). Tuy nhiên, Iceland đã hơi vượt hơn Na Uy ở vị trí số một về chất lượng cuộc sống theo Chỉ số Phát triển Con người. Chi phí cuộc sống tại Na Uy cao hơn ở Hoa Kỳ khoảng 30% và 25% so với Anh Quốc. Kinh tế Na Uy là một ví dụ về nền kinh tế hỗn hợp, với đặc trưng là một sự phối hợp giữa hoạt động thị trường tự do và sự sở hữu lớn của nhà nước. Chính phủ kiểm soát các ngành chủ chốt, như lĩnh vực dầu mỏ (StatoilHydro) chiến lược, sản xuất năng lượng thuỷ điện Statkraft, chế tạo nhôm (Norsk Hydro), ngân hàng lớn nhất Na Uy (DnB NOR) và công ty cung cấp dịch vụ viễn thông (Telenor). Chính phủ kiểm soát 31.6% công ty niêm yết công chúng. Với các công ty chưa niêm yết thậm chí nhà nước còn sở hữu số vốn lớn hơn (chủ yếu là các giấy chứng nhận sở hữu dầu mỏ trực tiếp). Các cơ cấu kiểm soát các nguồn tài nguyên dầu mỏ là sự phối hợp giữa sở hữu nhà nước với các công ty khai thác chính tại các giếng dầu Na Uy (StatoilHydro xấp xỉ 62% năm 2007) và sở hữu toàn bộ Petoro (giá trị thị trường khoảng gấp đôi Statoil) và SDFI. Cuối cùng chính phủ kiểm soát việc cấp giấy phép khai thác và sản xuất các giếng dầu.
Quốc gia này sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú gồm dầu mỏ, thuỷ năng, đánh cá, lâm nghiệp, và khoáng chất. Na Uy là một trong những quốc gia có tiêu chuẩn cao nhất thế giới phần lớn bởi có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên so với quy mô dân số. Thu nhập từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên gồm cả một phần quan trọng từ dầu khí và các ngành công nghiệp liên quan cũng như việc quản lý tốt các nguồn thu từ lĩnh vực này. Na Uy luôn có tỷ lệ thất nghiệp thất, hiện ở mức dưới 2% (tháng 6 năm 2007). Mức năng suất, cũng như mức lương trung bình trên giờ tại Na Uy thuộc hàng cao nhất thế giới. Các giá trị quân bình của xã hội Na Uy đảm bảo rằng sự cách biệt về lương giữa người công nhân có mức thu nhập thấp nhất và người quản lý cao cấp nhất ở công ty thấp hơn nhiều so với tại các nền kinh tế phương tây khác. Năm 2006, dầu mỏ và gas chiếm 58% xuất khẩu.Chỉ Nga và Ả Rập Saudi, một thành viên của OPEC, xuất khẩu nhiều dầu mỏ hơn Na Uy, vốn không phải là một thành viên OPEC. Để giảm bớt sự phát triển quá nóng từ nguồn thu dầu mỏ, sự không chắc chắn của giá dầu, và để tiết kiệm tiền cho một cộng đồng dân số đang già đi, chính phủ Na Uy bắt đầu từ năm 1995 đã để dành các khoản thu (thuế, cổ tức, giấy phép, bán hàng) trong một Quỹ tài sản quốc gia ("Quỹ trợ cấp chính phủ - Toàn cầu"). Đây cũng nhằm giảm bớt vòng bùng nổ và tan vỡ đi liền với việc sản xuất nguyên liệu thô và cách ly ngành công nghiệp phi dầu khí vì nguồn vốn đã được đầu tư vào các thị trường tài chính phát triển bên ngoài Na Uy. Quy định ngân sách ("Handlingsregelen") là chi tiêu không quá 4% quỹ mỗi năm (được cho là khoản thu trung bình hàng năm). Tới tháng 1 năm 2006, quỹ có giá trị 200 tỷ dollar Mỹ, chiếm 70% GDP Na Uy. Trong nửa đầu năm 2007, quỹ hưu trí đã trở thành lớn nhất ở Châu Âu, tổng cộng khoảng 300 tỷ dollar, tương đương hơn 62,000 dollar trên đầu người. Ở thời điểm tháng 4 năm 2007, Na Uy có mức dự trữ trên đầu người cao hơn tất cả các nước. Những con số cho thấy quỹ hưu trí của Na Uy sẽ trở thành quỹ tư bản lớn nhất thế giới. Những con số ước tính thận trọng cho rằng quỹ có thể đạt mức 800-900 tỷ dollar Mỹ vào năm 2017. Các nền kinh tế dựa trên tài nguyên thiên nhiên khác (ví dụ: Nga và Chile) đang tìm cách học tập Na Uy khi thành lập các quỹ tương tự.Kích thước tương lai của quỹ tất nhiên liên quan mật thiết tới giá dầu và những sự phát triển trên các thị trường tài chính thế giới, nơi quỹ đầu tư.Những cuộc trưng cầu dân ý năm 1972 và 1994 cho thấy người dân Na Uy muốn ở bên ngoài Liên minh Châu Âu (EU). Tuy nhiên, Na Uy cùng với Iceland và Liechtenstein, tham gia vào thị trường chung Liên minh Châu Âu thông qua thoả thuận Vùng Kinh tế Châu Âu (EEA). Hiệp ước EEA giữa các quốc gia Liên minh Châu Âu và các quốc gia EFTA – đã được đưa vào luật pháp Na Uy thông qua "EØS-loven"– miêu tả quá trình áp dụng các quy định của Liên minh Châu Âu tại Na Uy và các quốc gia EFTA. Điều này khiến Na Uy trở thành một thành viên tham gia sâu vào đa số các lĩnh vực của thị trường nội bộ Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, một số lĩnh vực, như nông nghiệp, dầu khí và đánh cá, không hoàn toàn phải tuân thủ Hiệp ước EEA. Na Uy cũng tham gia vào Thoả thuận Schengen và nhiều thoả thuận liên chính phủ khác giữa các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu.Năm 2000, chính phủ bán một phần ba của công ty khi ấy đang là công ty sở hữu quốc gia 100% trong một đợt IPO. Năm sau đó, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chính, Telenor, đã được niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Oslo. Nhà nước cũng sở hữu phần quan trọng trong ngân hàng lớn nhất Na Uy, DnB NOR và hãng hàng không SAS. Từ năm 2000, tăng trưởng kinh tế đã có bước phát triển nhanh, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tới mức thấp nhất kể từ đầu thập niên 1980.Đồng tiền tệ quốc gia là Krone Na Uy.Tương tự như các quốc gia vùng Scandinavia khác, người Na Uy theo một hình thức ngoại giáo Germanic được gọi là ngoại giáo Na Uy. Tới cuối thế kỷ mười một, khi Na Uy đã Thiên chúa giáo hoá, việc theo và thực hiện các nghi thức tôn giáo Na Uy bị cấm. Tuy nhiên, các đạo luật chống ngoại giáo đã bị dỡ bỏ hồi đầu thế kỷ hai mươi. Nhiều tàn dư của tôn giáo bản xứ và các đức tin Na Uy vẫn còn tồn tại ngày nay, gồm những cái tên, những cái tên liên quan tới các thành phố và địa điểm, những ngày trong tuần, và nhiều phần khác trong ngôn ngữ hàng ngày.Nhiều người trong cộng đồng thiểu số Sami vẫn giữ tôn giáo shamanistic của họ tới tận thế kỷ mười tán khi họ cải theo Thiên chúa giáo bởi các nhà truyền giáo Đan Mạch-Na Uy.Gần 83% người Na Uy là thành viên của Nhà thờ Na Uy quốc gia, tôn giáo họ gia nhập ngay khi sinh. Nhiều người thuộc nhà thờ quốc gia vẫn có thể thực hiện các nghi thức tôn giáo khác như rửa tội, ban phước, cưới hỏi và ma chay, các nghi thức vốn có chỗ đứng văn hoá mạnh ở Na Uy. Tuy nhiên, chỉ 10% thường xuyên tới nhà thờ. Khoảng 17% không tin có bất kỳ một hình thức linh hồn, chúa hay lực lượng siêu nhiên.
Ngôn ngữ Na Uy Bắc Germanic có hai hình thức viết chính thức, Bokmål và Nynorsk. Chúng được sử dụng chính thức như nhau, ví dụ chúng đều được dùng trong hành chính công cộng, trong các trường học, nhà thờ, đài và vô tuyến, nhưng Bokmål được đại đa số người sử dụng, khoảng 85-90%. Khoảng 95% dân số sử dụng tiếng Na Uy như tiếng mẹ đẻ, dù nhiều người nói các thổ ngữ có thể khác biệt rất nhiều so với ngôn ngữ viết. Nói chung các thổ ngữ Na Uy có thể hiểu lẫn nhau, dù một số thổ ngữ có thể đòi hỏi một số cố gắng. Nhiều ngôn ngữ Sami Finno-Ugric được nói và viết trên khắp đất nước, đặc biệt ở phía bắc, bởi người Sami. Nhà nước công nhận những ngôn ngữ đó là ngôn ngữ chính thức và những người sử dụng chúng có quyền được nhận giáo dục bằng ngôn ngữ Sami không cần biết nơi sinh sống, và nhận được thông tin từ chính phủ bằng nhiều ngôn ngữ Sami. Cộng đồng thiểu số Kven nói tiếng Phần Lan/ngôn ngữ Kven Finno-Ugric. Bà con người Việt tại Na Uy khoảng gần 17.000 người(do du học sinh từ miền Bắc VN qua ngày càng tăng lên), đa số theo đạo Phật & Thiên Chúa, sống rải rác ở nhiều tỉnh thành phố của Na Uy như Oslo, Các ngoại ngữ chính (primærfremmedspråk) được dạy tại Na Uy là tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Pháp. Mọi người có thể liên hệ với chính quyền hay trải qua các kỳ thi bằng bất kỳ ngôn ngữ nào trong ba ngôn ngữ chính trên cũng như hai ngôn ngữ Bắc Germanic (tiếng Đan Mạch và tiếng Thuỵ Điển). Bất kỳ học sinh Na Uy nào có cha mẹ là người nhập cư đều được khuyến khích học tiếng Na Uy. Chính phủ Na Uy cung cấp các khoá học tiếng cho người nhập cư muốn có được quyền công dân Na Uy.Tiếng Na Uy rất giống với các ngôn ngữ Bắc Germanic khác, tiếng Thuỵ Điển và tiếng Đan Mạch. Cả ba ngôn ngữ đều có thể hiểu được lẫn nhau và có thể, nói chung, được sử dụng trong giao tiếp giữa người dân các nước vùng Scandinavia.Những vách đá này chỉ có ở Na Uy và không chỉ nổi tiếng về độ cao, dốc mà còn về hình dáng độc nhất vô nhị của mình.
Na Uy hiện là nước được xếp hạng cao thứ hai thế giới về Chỉ số Phát triển Con người Liên hiệp quốc, một chỉ số được đưa ra dựa trên tỷ lệ người biết chữ, mức độ giáo dục và thu nhập trên đầu người, dù nước này từng xếp thứ nhất trên danh sách trong sáu năm từ 2001 tới 2006.
Quyền Tự do tư tưởng đã được quy định ở Điều 100 trong Hiến pháp Na Uy. Tự do tôn giáo được ghi trong Điều 2 Hiến pháp, điều này cũng quy định quốc giáo là "Lutheran Phúc âm". Báo chí không bị kiểm duyệt. Các tổng biên tập tự mình phải thận trọng, nhằm bảo vệ bí mật cá nhân của mọi người và các quyền dân sự khác.Đài phát thanh và truyền hình công cộng không bị sự can thiệp của chính phủ, dù giấy phép truyền thanh, truyền hình phụ thuộc vào tính chất của chương trình. Phát sóng quảng cáo bị quản lý, với một số giới hạn đặc biệt về các thông tin quảng cáo chính trị có trả tiền và quảng cáo trực tiếp tới trẻ em.Hàng nghìn du khách mỗi năm đến thăm. Để có thể đến được đây, du khách phải mất hơn 2 giờ đi bộ, tuy nhiên khối đá kỳ vĩ này cũng có thể được thưởng ngoạn bằng cách đi thuyền trên biển. Tên gốc của tảng đá này là 'Hyvlatonnå', nghĩa là cái lưỡi của cái bào gỗ.
Na Uy có chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc với nam giới. Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt đầu ở tuổi 18 cho lần phục vụ đầu tiên (førstegangstjeneste) trong thời gian sáu tới mười hai tháng (việc này có thể bắt đầu từ tuổi 17 theo sở thích cá nhân). Sau khi hoàn thành giai đoạn nghĩa vụ quân sự đầu tiên, các quân nhân được chuyển sang các đơn vị phục vụ, và có thể được triệu tập cho các đợt huấn luyện theo giai đoạn (repetisjonstjeneste) cho tới tuổi 44. Những người từ chối nghĩa vụ quân sự sẽ phải phục vụ mười hai tháng cho một hoạt động dịch vụ dân sự quốc gia. Nếu người đó từ chối thực hiện hoạt động này (sesjon), theo đó bất kỳ sự từ chối nào với nghĩa vụ quân sự tương lai được đề cập tới, anh ta có thể bị truy tố. Một người dường như thích hợp để thực hiện nghĩa vụ và không phải là một người từ chối thực hiện nghĩa vụ, nhưng vẫn từ chối thực hiện hoạt động quân sự cũng có thể bị truy tố. Những thay đổi trong cơ cấu các lực lượng vũ trang đã dẫn tới nhu cầu về nghĩa vụ quân sự bắt buộc giảm đi, và số nam giới cần thiết cũng đang sụt giảm.
Đồng tính đã chính thức bị loại bỏ khỏi tội danh hình sự năm 1972 và hôn nhân đồng giới dân sự đã được quy định năm 1993. Theo cơ quan Thống kê Na Uy (SSB), 192 cuộc hôn nhân đồng giới đã được ghi nhận từ năm 2004. Từ năm 2002, các cặp đồng giới đã có thể được nuôi con của người kia từ những cuộc hôn nhân trước, dù việc cùng nhận con nuôi mãi tới năm 2007 mới được phép.
Sau bữa ăn sáng, chúng tôi tiếp tục tham quan Oslo, lần theo dấu vết con đường của nhà Vua, trước đây nó được nối rộng lớn giữa các thủ đô Oslo, Stockholm, Turku, Helsiki, và St. Petersburg, và trước đây con đường này được bảo quản rất khó khăn bởi những gia đình nông trại địa phương. Sau khi dùng bữa cơm chiều, đoàn chúng tôi đáp tàu thuỷ vượt biển Baltic khởi hành đi Phần Lan nên lại có cái thú ngắm biển Bắc, biển Baltic và vịnh Phần Lan về đêm, xuyên qua vùng biển của Na Uy, Đan Mạch, Đức, Ba Lan, Nga, Lithuania, Latvia, Estonia và Phần Lan. Khi tàu đi qua vùng Faroe Islands(Đan Mạch), Skagerrak ở phiá bắc, Kattegat và biển Baltic về phía đông, biển Bắc ở phiá Tây và nước Đức ở phía Nam thì ai cũng túa ra balcony và mũi tàu để quay phim, chụp hình cảnh hoàng hôn... Ai muốn sống trong cảm giác của chuyến tàu Titanic thì có thể đi tàu vòng lên vùng biển phiá Bắc Na Uy và Phần Lan để ngắm những cliff tuyệt đẹp. Chúng tôi nhìn biển đêm trong gío lộng mà bồi hồi nhớ lại chuyến vượt biển 23 ngày trong đói khát, trong bão biển, bị hải tặc Thái Lan tấn công 2 lần, bị cướp, hãm hiếp... Nhớ lại những ngày ở Johor, Pulau Bidong... trước khi vô cabin nghỉ đêm trên tàu của Scandinavian Seaways cruise ship.
4. Phần Lan có tên chính thức là Cộng hòa Phần Lan (tiếng Phần Lan: Suomen tasavalta, tiếng Thụy Điển: Republiken Finland), là một quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu. Phần Lan giáp với Thụy Điển về phía tây, Nga về phía đông, Na Uy về phía bắc và Estonia về phía nam qua Vịnh Phần Lan.Phần Lan được thế giớI biết đến như là “Vùng đất ngàn hồ” và “Vùng đất mặt trờI nửa đêm”. Saimaa, vùng đất hồ lớn nhất của châu Âu, cùng với Central Lake District -Quận Hồ Trung Tâm - ở phía Tây tạo thành một thiên đường thực sự cho những ngườI yêu thích bơi xuồng, câu cá, và cho những ngườI muốn thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt vời từ trên một chiếc du thuyền. Quần đảo ở phía nam Phần Lan cũng đẹp một cách tuyệt vờI với 6.500 hòn đảo lớn nhỏ, là nơi lý tưởng, thần tiên cho tầu thuyền neo đậu và thủy thủ thư nghỉ. Những đêm hè trắng khi mặt trời không lặn cũng cống hiến một nét đẹp kỳ lạ của mùa hè Phần Lan.
Với môi trường thiên nhiên đa dạng và chưa bị phá hủy cùng với bốn mùa phân biệt rõ nét khiến Phần Lan là nơi nghỉ tuyệt vời trong khung cảnh kỳ thú của phương Bắc. Bạn luôn được gần gũi với thiên nhiên, ngay cả khi bạn chọn một thành phố ở đây làm điểm đến.
Sau khi dùng bữa sáng trên tàu, tàu đến bến Turku, thành phố cổ nhất của Phần Lan và cũng là thủ đô xưa trước của Phần Lan. Buổi sáng, chúng tôi tham quan những thắng cảnh như: Nhà Thờ Trung cổ và Quảng trường Market sống động. Sau đó, xe bus đưa đi tham quan phong cảnh độc đáo của Phần Lan với những cánh đồng phì nhiêu màu mỡ và những cánh rừng lá xanh um tối một góc trời. Trên đường xe đưa về Hameenlinna,nơi sinh của Jean Sibelius, chúng tôi đến làng thuỷ tinh - GLASS VILLAGE, được biết đến nhiều bởi những thiết kế hiện đại bằng những sản phẩm thuỷ tinh. Ăn trưa xong, xe bus đưa đi coi cảnh tuyệt đẹp của Aulanko Park - Khu công viên Aulanko trước khi đến ở Lahti, một trung tâm thể thao mùa đông quốc tế. Nghỉ đêm tại đây, chúng tôi mới hiểu đây là vùng đất ảnh hưởng Thuỵ Điển.
Sau bữa sáng tại khách sạn, xe khởi hành đi Helsinki - được biết đến như" Con gái của Baltic" và là thủ đô lớn nhất về phía Bắc của Châu Âu. Xe khoảng 1g 30' (102km). Tới Helsinki, chúng tôi tham quan những thắng cảnh của thủ đô Helsinki với những nét đặc trưng do hướng dẫn viên địa phương mang lại như: CITYHALL và PARLIAMENT HOUSE - toà nhà Quốc hội, The Presidential Palace - Phủ chủ tịch, tham quan biểu tượng Railroad station, nhà thờ LUTHERAN vĩ đại, và nhà thờ đá TEMPPELIAUKIO hiện đại. Chiều,tiếp tục tham quan Olympic Stadium và biểu tượng Sibelius. Sau đó, bà con tiếp tục shopping mua sắm đồ lưu niệm thủ công mỹ nghệ địa phương Helsinki mang nét đặc trưng của người Phần Lan trong những khu chợ mở ngoài trời nhưng chúng tôi nhờ tour guide thuê xe đưa đi đảo Suomenlinna bên Sveaborg - một di sản văn hoá UNESCO công nhận. Tối đó, chúng tôi về nghỉ đêm tại khách sạn Avion ở Malmin Asematie 6, 0700 Helsinki. Phần Lan nằm ở phía Bắc châu Âu giữa vĩ tuyến 60° và 70°. Một phần tư lãnh thổ là nằm phía bắc của Vòng Bắc Cực (vĩ tuyến 66°30 Bắc). Các nước láng giềng của Phần Lan là Thụy Điển, Na Uy, Nga và Estonia. Phần Lan thuộc Bắc Âu. Gần 1/3 lãnh thổ của Phần Lan nằm ở phía bắc vành đai Bắc cực. Hồ chiếm 1/10 diện tích của Phần Lan (tổng số khoảng 50.000 hồ). Hồ lớn nhất là hồ Saimaa rộng hơn 4.400km². Vào mùa đông, vịnh Bothnia ở phía Tây và Vịnh Phần Lan ở phía Nam đóng băng, ở các cảng phải sử dụng máy phá băng. Đất của Phần Lan là đất băng giá. Trừ khu vực núi cao có đỉnh tới 1.342 m ở phía Tây Bắc, phần lớn diện tích còn lại của Phần Lan là đất thấp.Khí hậu: Mùa hạ ấm. Mùa đông dài và rất lạnh, nhất là ở phía Bắc.
Khí hậu của Phần Lan có sự khác biệt rõ rệt vào mùa đông và mùa hè, nhiệt độ trung bình hằng năm tại thủ đô Helsinki khoảng 5,3°C. Nhiệt độ cao nhất vào ban ngày ở miền Nam của Phần Lan đôi khi cũng lên tới 30°C. Vào mùa đông, nhất là vào những tháng 1, tháng 2, nhiệt độ thông thường là -20°C. Phía cực bắc của Phần Lan, dưới vòng Bắc Cực, vào mùa hè có đợt Mặt trời không lặn trong khoảng 73 ngày, đó là những ngày "hè đêm trắng", còn vào mùa đông Mặt Trời không mọc trong 51 ngày liền.Mùa đông Phần Lan vớI bao la là tuyết và biết bao hoạt động thú vị, trong những năm gần đây, thực sự đã trở thành khâu đột phá trong thị trường du lịch. Đặc biệt là trong mùa lễ Giáng Sinh, hàng trăm chuyến bay từ khắp nơi trên thế giớI đến vớI vùng Lapland của Phần Lan. Không nghi ngờ gì, họ đến thăm chính quê hương của ông già Noel, Phần Lan.Nghỉ đông ở Phần Lan bạn có cơ hội tuyệt vời để đi trượt tuyết khắp đất nước và trượt từ trên đỉnh đồi xuống, cũng như trải qua cảm giác đi giầy trượt tuyết, tự lái xe trượt tuyết, hay đi xe trượt tuyết do chó bắc cực hay tuần lộc kéo. Tất cả những hoạt động này đều sẵn sàng phục vụ bạn ở những khu trượt tuyết chính.
Trong lịch sử, Phần Lan từng là một phần của Thụy Điển trong một thời gian dài (từ thế kỉ 12 đến thế kỉ 18) rồi sau đó lại trở thành một đại công quốc dưới sự cai trị của Sa hoàng nước Nga trong khoảng thời gian 1809-1917. Ngày 6 tháng 12 năm 1917, Phần Lan chính thức tuyên bố độc lập, trở thành một nước cộng hòa. Năm 1939-1940, Liên Xô xâm lược Phần Lan. Nhân dân Phần Lan đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của đất nước tuy nhiên họ đã bị mất một số lãnh thổ vào tay Liên Xô. Nước này đã đứng về phe Trục chống lại Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Sau chiến tranh, Phần Lan giữ vai trò như một nước trung lập và đã chuyển đổi nhanh chóng từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp phát triển cao. Ngày nay, Phần Lan là một quốc gia dân chủ theo chế độ cộng hòa nghị viện. Nước này là thành viên của Liên hiệp quốc từ năm 1955 và gia nhập Liên minh Châu Âu vào năm 1995.Những thành phố và thị xã Phần Lan xinh đẹp, thanh bình vớI nhiều nét quyến rũ về văn hóa, cùng hàng trăm hoạt động sôi động mùa hè thật đáng cho bạn tớI thăm. Thủ đô Helsinki của Phần Lan thật xứng đáng vớI tên gọi “Người con gái vùng Baltic”. Thành phố biển quyến rũ này chính là điểm xuất phát tốt cho hành trình khám phá và trải nghiệm đất nước Phần Lan của bạn.
Ngoài thiên nhiên ra, bạn còn tìm thấy ở Phần Lan rất nhiều hoạt động mà không nơi nào có được. Nhiều du khách chỉ sau khi đến Phần Lan họ mới hiểu ra rằng trước đó có thể mình chưa được thưởng thức mọI thứ trên đời! Bạn hãy tưởng tượng mình đang chơi golf dướI mặt trờI lúc nửa đêm vào một ngày tháng Sáu rất đẹp ở Phần Lan! Hay bạn đang thưởng thức một buổI hòa nhạc vào một đêm đông trong một lâu đài băng ở vùng Lapland!Phần Lan là một trong những quốc gia dân cư thưa thớt nhất châu Âu. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số Phần Lan là 5 238 460 người nhưng diện tích rộng tới 338 145 km². Mật độ dân số khoảng 16 người/km² khiến cho Phần Lan trở thành quốc gia có mật độ dân cư thấp nhất trong các nước EU. Ngôn ngữ phổ biến là tiếng Phần Lan, ngoài ra tiếng Thụy Điển cũng được coi là một ngôn ngữ chính thức.Phần Lan là một trong những quốc gia giàu có và phát triển nhất trên thế giới. Thu nhập bình quân của người Phần Lan vào nhóm cao nhất ở châu Âu. Nước này xếp thứ 11 thế giới về chỉ số phát triển con người (HDI) và rất nổi tiếng với điện thoại di động Nokia. Rừng chiếm 2/3 diện tích của Phần Lan và các sản phẩm gỗ chiếm 45% số ngoại tệ thu được ở Phần Lan. Điện thoại di động Nokia (chính gốc là của Phần Lan) hiện đang chiếm một con số đáng kể trong doanh thu của kinh tế Phần Lan. Chế biến kim loại và cơ khí, đặc biệt đóng tàu là các ngành công nghiệp chính của Phần Lan nổi tiếng về chất lượng và thiết kế. Ngoài gỗ, quặng đồng và thuỷ điện, các nguồn tài nguyên khác đều nghèo. Phần Lan có mức sống cao, mặc dù việc buôn bán với Nga, bạn hàng chủ yếu, bị sụp đổ kéo theo những khó khăn nghiêm trọng về kinh tế trong những năm 1991-1992. Công nghiệp đánh cá có qui mô đáng kể. Nông nghiệp sản xuất ra các sản phẩm sữa cho tiêu dùng và cho xuất khẩu.Sau mọI hoạt động ở Phần Lan là thờI gian cho tắm hơi, sauna. Thực ra, tất cả khách sạn ở Phần Lan đều có phòng sauna cho khách. Ở đây, nhiệt độ trong phòng tắm được giữ rất có thể là cao hơn nhiệt độ trong phòng như ở Việt Nam chẳng hạn, và việc vẩy nước vào lò là không thể thiếu. Nếu bạn may mắn dược mờI tớI một ngôi nhà mùa hè nằm bên bờ hồ hay bờ biển, bạn hãy chuẩn bị đón nhận những sự kiện rất kỳ thú. Người Phần Lan thích tắm trần trong phòng sauna(y như Nhật), nhưng cũng sẵn sàng tôn trọng những tập quán văn hóa khác. Một trong số tập quán khác là làm “vasta” hay “vihta”, một loại chổi được làm bằng các cành bạch dương khô, chổi này được thấm nước sau đó vỗ hay đập nhẹ lên người mình hay người của nhau để tăng cường lưu thông máu và tăng cảm giác hưởng thụ khi tắm hơi.
Cuối cùng nhưng chắc chắn là không kém phần quan trọng là thức ăn Phần Lan. Có rất nhiều tiệm ăn sang trọng và nổi tiếng thế giới ở Helsinki, tuy nhiên bạn cũng có thể thưởng thức những món ngon, những món hải sản Phần Lan, ngay bên bờ biển, rất gần với thiên nhiên.Tiếng Phần Lan là thành viên của hệ ngôn ngữ Ural. Tiếng Phần Lan, tiếng Estonia nằm trong một nhánh; tiếng Hung thuộc nhóm lớn trong nhóm ngôn ngữ người Ugrian. Ngôn ngữ chính thức của Phần Lan là tiếng Phần Lan và tiếng Thụy Điển được sử dụng như tiếng mẹ đẻ khoảng 6% số dân. Một tiếng bản xứ nữa là tiếng Sami được sử dụng bởi những người Sami, còn được biết đến là người Lapp (miền Bắc của Scandinavia). Tiếng Thụy Điển xuất hiện ở Phần Lan do có lịch sử trước đây, thời kỳ đầu thế kỷ 13 cho đến năm 1809, lúc đó Phần Lan là một phần của lãnh địa Thụy Điển. Có 1 điểm đáng lưu ý là ở Finland là xã hội đồng nhất của họ. Chỉ có 6% dân số là các chủng tộc và người nhập cư. Điều này e là một thách thức cho du học sinh khi muốn hòa nhập vào xã hội của đất nước lạnh giá này. Bữa ăn của dân Finland y hệt dân Âu châu khác, pha lẫn với lối sống của dân Fennoscandian và Nga; thường có cá, thịt, berries, rau tươi. Karjalanpiirakka là món bánh mà bạn nên ăn thử. Số lượng người nước ngoài sống tại Phần Lan khoảng 91.000 người vào năm 2000, chủ yếu là người Nga, người Estonia và người Thụy Điển. Bà con người Việt tại Phần Lan khoảng gần 6.000 người(do du học sinh từ miền Bắc VN qua ngày càng tăng lên), đa số theo đạo Phật, sống rải rác ở nhiều tỉnh thành phố của Phần Lan như Helsinki, Porvoo, Vantaa, Espoo,Tampere, Kokkola, Vaasa.... Trên đường Hämeentie có tiệm thực phẩm Á Đông tên là VII VOAN của người Việt gần Hakaniemen Kauppahalli và 1 tiệm Ấn Độ. Muốn tìm người Việt ở Finland, nên tìm đến Hội Phật Giáo VN trong chùa VN ở địa chỉ: Laapalortenkuja 8 E 3201620 Vantaa 62 FinlandTel: 878-1441, hỏi cô Lê Thanh Thảo (Mahayana Vietnamese).Dân số của Phần Lan xấp xỉ 5.200.000 người. Phần Lan là quốc gia rộng xếp thứ 6 ở Châu Âu, mật độ dân số trung bình 17 người/km². Hầu hết người Phần Lan, khoảng 76% sống ở ngoại ô, trong đó 33% sống ở khu vực vùng xa. Ba thành phố của Helsinki, thủ đô của Phần Lan, có số dân khoảng 560.000 người, Espoo có khoảng 216.000 người và Vanta có khoảng 179.000 người; một số các thành phố lớn khác là Tampere với số dân 197.000 người, Turku 173.700 người và Bắc Oulu 123.300 người. Chú trọng đặc biệt cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) là một yếu tố khác làm nên câu chuyện thành công của Phần Lan, đất nước chi đến 3,6% GDP cho R&D, tức cao thứ nhì châu Âu, chỉ sau Thụy Điển. Điều này làm nên niềm tự hào cho nền giáo dục Finland. Hơn nữa, hệ thống giáo dục nước này rất chú trọng đề cao tính nhân văn của con người, đảm bảo mỗi cá nhân sẽ có điều kiện phát huy khả năng của mình.Có khoảng 1.4 triệu gia đình ở Phần Lan. Trong số đó các gia đình có trẻ em chiếm khoảng 1,8. Vào năm 1960 con số đó là 2,27%. Năm 1999 số lực lượng lao động nữ chiếm 2.5 triệu người. Mức thu nhập của họ chiếm 80% so với nam giới và tuổi thọ của nữ giới cũng cao hơn nam. Trung bình tuổi thọ của nữ giới là 81 trong khi năm giới là 74. Trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1999, nữ chiếm 74 ghế trong tổng số 200.
Ngày nay, Phần Lan liên tục được đánh giá là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới, là nơi người dân có học thức cao nhất trong khối các nước công nghiệp và là quốc gia sở hữu một hệ thống phúc lợi tạo ra một trong những xã hội bình đẳng nhất hành tinh này.
Có rất nhiều chính sách xã hội cho người dân của Finland, đảm bảo cho họ có một cuộc sống ổn định. Ghé vô khu New Bamboo Center gặp 2 cậu SVVN học trường Skovde mới biết đa số du học sinh VN ở Phần Lan là học về International Bussines hoặc là IT, vì đây là 2 ngành học chủ yếu giảng dạy bằng tiếng Anh. Hiện có 15 học sinh VN năm nay theo học tại trường trung học Parola và viện dạy nghề Hame. Phần Lan và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25 tháng 1 năm 1973. Tại Helsinki, tôi cũng gặp lại 2 gia đình gốc đánh cá ở Rạch Giá, vượt biên qua Malaysia, từng bị Mỹ "xù" và các nước khác đều từ chối nên phải ở đảo 5 năm, sinh 3 con ở Paulau-Bidong, vừa học huấn nghệ rồi Phần Lan "hốt rác" mới được đi định cư. Bây giờ, ghé thăm nhà họ, tôi mới thấy họ quá sướng, vẫn "trợ cấp" dài dài... Nghe họ kể cuộc sống ở Phần Lan, tôi mới hiểu các nước Bắc Âu này
We’re in a bit of a whirlwind now….we traveled on to Oslo on the 6th, having dinner at a nice Asian place (name?) near our hotel, the Grand Hotel.
Sáng hôm sau, chúng tôi lên máy bay của Scandinavian Airlines(SAS) để trở về Mỹ. Các nước Bắc Âu đều có mối liên hệ gần gũi về chủng tộc, lịch sử, địa lý, văn hoá từ lâu đời mà cái hay nhất là tinh thần nhân bản, tự do, khai phóng, dân chủ và có khuynh hướng xã hội rất gần với chủ nghĩa cộng sản nhưng họ không theo cộng sản cho dù Nga có ảnh hưởng nhiều đến vùng này. Tư tưởng phóng khoáng cởi mở hơn, chính quyền lo cho dân nhiều hơn, chính họ cũng muốn tạo ra nét độc đáo riêng để có thể phân biệt cho dù họ rất giống nhau về hầu hết các mặt. Họ đã giúp dân VN rất tận tâm từ bấy lâu nay và họ có rất nhiều cái hay mà VN phải học hỏi. Tôi mong sao VN sẽ khôn ngoan trong việc củng cố và xây dựng mối quan hệ ngoại giao với các nước này qua trung gian của cộng đồng người Việt nhỏ bé đã và đang sống tại các nước này.Rất tiếc là tôi không có đủ thời gian và điều kiện để đi tham quan nhiều hơn các nước Bắc Âu này; nhất là vùng ven biển phía Bắc. Hy vọng có một ngày tôi sẽ đến Iceland và Bắc cực, bắt tay 1 ông Eskimo, chụp hình các chú gấu trắng bên cạnh các tảng băng sơn hùng vỹ...
Hình ảnh đường phố và các công trình kiến trúc của thủ đô Helsinki của Phần Lan
Con đường bên vườn hoa Trung Tâm rợp bóng cây xanh. |
Hai bức tượng đặc trưng của ngành đường sắt Phần Lan. Ảnh chụp tại nhà ga trung tâm Helsinki. |
Phòng sauna bên bờ biển. Người Phần Lan có thú vui là nhảy xuống biển sau khi tắm sauna. |
Thật thú vị khi căng buồm lướt sóng dưới ánh nắng ấm áp của mùa hè. |
Toàn cảnh khu cảng Helsinki nhìn từ xa. Rất nhiều du thuyền lớn bé tấp nập ra vào cảng. |
Tòa nhà quốc hội Phần Lan tại Helsinki. |
Nhà thờ Lutheran tại trung tâm Helsinki, được xây từ năm 1832 đến 1850. Hằng năm, nhà thờ đón tiếp khoảng 350.000 khách du lịch tới thăm quan. |
Helsinki có rất nhiều khu để người dân di dạo, như các vườn hoa rợp bóng cây xanh. |
Nhà thờ Uspenski được thiết kế bởi kiến trúc sư người Nga Alexey Gornostaev. Đây là một tòa nhà bằng gạch đỏ, được xây dựng từ năm 1862 đến năm 1868. |
Quang cảnh đường phố Helsinki nhìn từ vườn hoa trung tâm. |
No comments:
Post a Comment