Sáng ngày thứ 5, chúng tôi rời khách sạn Holiday Inn ở Passau là thành phố có 3 sông giao nhau gần biên giới Ðức - Áo lúc 7 giờ 30. Buổi sáng mùa thu trời u ám nhiều mây, Passau vẫn còn đang ngáy ngủ, chỉ có mấy cụ già trong áo măng-tô ra phố uống cà phê và đi chợ trời mua rau cải, trái cây. Xe chúng tôi qua cầu trên sông Donau (tức là sông Danube viết theo tiếng Ðức - con sông dài và đẹp nhất châu Âu), từ giã những nóc giáo đường đang mập mờ trong sương phủ để nhập vào xa lộ A8 đi về hướng đông là hướng các thành phố Linz và Wien (tiếng Anh là Vienna). Con đường có ba làn xe mỗi chiều mặc dù là xa lộ xuyên Âu Châu và xe lưu thông cũng ít. Tốc độ trên xa lộ Ðức không giới hạn, có những xe BMW, Audi hay Mercedes phóng đến 180 cây số/ giờ (113 mile/ giờ) nhưng xe buýt chỉ chạy được 100 cây số giờ thôi và tài xế Ðức rất kỷ luật, họ lái xe rất thong thả, an toàn. Nhà vệ sinh sử dụng phải trả tiền là 50 xu tiền Euro nhưng nếu du khách mua đồ hay ăn uống, 50 xu này sẽ được trừ ra. Nửa giờ sau, tài xế thông báo đến biên giới Áo quốc. Trạm biên giới có những dãy nhà vắng vẻ treo cờ Ðức và Áo để cho nhân viên quan thuế qua lại từ bên này qua bên kia xa lộ. Họ xây cây cầu vượt có mái che như dãy nhà phía bên trên xa lộ. Xe buýt chúng tôi không phải dừng lại mà cứ vọt qua, chỉ những xe vận tải hàng hóa lớn phải đậu lại mà thôi.
Quốc Hội ÁoNước Áo có 8.2 triệu dân, ngôn ngữ cũng nói tiếng Ðức nhưng nghe nói là tiếng Ðức cổ, đúng và hay hơn tiếng Ðức dùng bên Ðức. Áo cũng nằm trong Liên Hiệp Âu Châu (Europe Union) nên cũng dùng tiền tệ là đồng Euro (1 Euro = 1.30 USD). Phong cảnh trong nước Áo cũng giống như bên Ðức, những đồng ruộng thoai thoải trồng cải mù tạt (mustard) vàng mượt cả cánh đồng. Những cánh rừng nho nhỏ cây cối um tùm, rậm rạp nằm rải rác trên những sườn đồi. Những dòng sông lặng lờ chảy qua những ngôi làng lúc nào cũng có ngôi nhà thờ tháp cao ở giữa nhưng không thấy bóng người. Ðiều làm tôi ngạc nhiên là Âu Châu sống thưa thớt (trái với Trung Quốc, thành phố nào cũng cả chục triệu dân, nơi nào người cũng đông, di chuyển như những đoàn quân diễn tập). Ðường chúng tôi đang đi nằm về miền bắc nước Áo, trong thung lũng sông Danube và con đường song song với dòng sông Danube chảy từ tây sang đông. Miền nam nước Áo là vùng núi Alps cao ngất, có nhiều ao hồ, mùa đông tuyết phủ( như thành phố núi Graz và Salzburg là quê hương của nhà soạn nhạc Mozart cũng là nơi quay những cảnh trong phim “The Sound of Music”).Tài xế cho biết sắp sửa đi ngang qua một nhà dòng mà nơi đây làm rượu bia rất danh tiếng. Ðầu tiên, các tu sĩ cất bia để nhà dòng uống nhưng sau đó vì bia ngon nổi tiếng nên các thày dòng bán ra thị trường gây quỹ cho tu viện. Ngôi nhà dòng xây trên đồi trông như một lâu đài cổ. Anh ta có nói tên tiếng Ðức nhưng tôi không ghi lại được. Chúng tôi ngang qua phía nam của thành phố Linz là một thành phố lớn, từng là cố đô nước Áo. Từ đây, xa lộ đổi thành A1 và hai giờ sau đó, chúng tôi đến ngoại ô thủ đô Vienna mà người địa phương gọi là Wien.
Vienna là thủ đô của Áo quốc đồng thời cũng là một trong 9 tỉnh bang của Áo. Dân số: 1.6 triệu (2.2 triệu, nếu tính luôn ngoại thành) so với cả nước là 8.2 triệu. Là thành phố lớn nhất, cũng là trung tâm văn hóa, chính trị của nước Áo. Thành phố được chia làm 23 quận, nằm trong 4 khu vực khác nhau.Khu trung tâm thành phố - quận 1 là khu phố cổ, nơi đây chứa nhiều di tích lịch sử nhất như các nhà thờ, hoàng cung và con đường vòng đai nổi tiếng Ringstrasse bao quanh khu phố cổ. Ðại lộ vòng đai (Ringstrasse) được xây trên khu đất ngày xưa là tường thành thời trung cổ bảo vệ cho thành phố cổ Vienna.
Vào trước ngày Giáng Sinh năm 1857, hoàng đế Franz Josef I ra lệnh phá bỏ tường thành để xây đại lộ hoàng cung như vinh danh triều đại huy hoàng Habsburg nhưng khi công trình hoàn thành năm 1890 thì triều đại Habsburg đã chấm dứt! Ngày nay, đại lộ vòng đai của Vienna trông đẹp hơn rất nhiều so với thời kỳ đế chế Habsburg suy vong. Trên con đường này, du khách có dịp chiêm ngưỡng tất cả 12 kiến trúc to lớn như Kịch Viện Quốc Gia (State Opera House), Tòa Thị Chính, Tòa Nhà Chứng Khoán (Stock Exchange), Trường Ðại Học, Hí Viện (Burgtheater), tòa Nhà Quốc Hội (Parliament) và hai Viện Bảo Tàng. Quận 1 không chỉ là trung tâm lịch sử, văn hóa của thành phố mà còn là nơi thanh lịch, vật giá đắt nhất với những khu mua sắm sang trọng, những khách sạn đắt tiền và những nhà hàng với thực đơn nhiều nước trên thế giới. Tiệm Stadtbeisl trong khu Old Town bán đủ các món ăn và bánh của dân Áo.
Sông Danube không chảy ngang quận 1 mà chỉ có một nhánh nhỏ của nó là Dunaukanal chảy qua mà thôi. Ngồi du thuyền trên sông Danube ở Vienna, hai bên bờ sông chỉ là những nhà cửa, phố xá bình thường, không nguy nga hoành tráng như ở Budapest- thủ đô của Hung mà chúng tôi sẽ đến chiều mai.Về khía cạnh lịch sử, thành phố Vienna thành lập từ năm 500 BC, nguyên thủy là vùng định cư Celtic. Năm 15 BC là tỉnh tiền đồn của đế quốc La Mã chống lại các bộ lạc người Ðức ở phía Bắc. Thời Trung Cổ là đế đô của triều đại Babenburg bị quân Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ xăm lăng vào thế kỷ 16 - 17. Ðến năm 1805 là thủ đô của đế quốc Áo.
Sau Ðệ Nhất Thế Chiến 1918 là thủ đô của Ðệ Nhất Cộng Hòa Áo. Áo bị Ðức chiếm năm 1938, khai mào cho Ðệ Nhị Thế Chiến và sau khi Ðức đầu hàng, chiến tranh kết thúc, chính quyền Áo tái lập ngày 27/4/1945. Sau 1945, Áo giữ thế trung lập. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Vienna liên kết với các nước Ðông Âu. Dân số Vienna 1 phần 3 có gốc Slavic hay Hung Gia Lợi, 50% theo đạo Thiên Chúa Giáo La Mã và 8% theo đạo Hồi.
Xe chúng tôi từ hướng Tây đi vào vùng ngoại ô thành phố bằng đại lộ Wiener-Bundesstrasse. Con đường chạy cập theo con sông nhỏ chảy vào khu phố cổ quận 1. Xe đậu lại ở khu hoàng cung mùa hè Schonbrunn Palace để chúng tôi thăm viếng, chụp hình cũng như đón bà hướng dẫn viên du lịch địa phương. Bà cũng nói tiếng Ðức, có nhiệm vụ hướng dẫn đoàn chúng tôi trong khi tham quan ngắm cảnh ở thành phố Vienna(city tour). Chúng tôi đến đây lúc 10 giờ, du khách rất đông phải sắp hàng để mua vé. Ðiểm đặc biệt của cung điện này là hoàng đế nước Pháp Nã Phá Luân (Napoléon) đã từng ngự trị nơi đây. Cung điện mùa hè Schonbrunn Palace sơn màu vàng hoàn tất năm 1700 dưới triều vua Leopold I bởi kiến trúc sư chuyên xây hoàng cung là Johann Fischer von Erlach. Hoàng cung được nới rộng dưới triều nữ hoàng Áo Maria Theresia và thời ấy có đến 2,000 căn phòng, có nhà nguyện và rạp hát riêng cũng như sở thú thành lập năm 1752 được xem là sở thú đầu tiên trên thế giới. Nã Phá Luân sống tại đây từ 1806 đến 1809 và vua Francis Joseph I chào đời tại đây năm 1830 cũng như sống những năm cuối đời tại cung điện này. Cung điện được triều đại Habsburg dùng làm nơi nghỉ mát trong những tháng hè. Vô tiệm Musikkiosk ăn trưa với món xúc xích và nghe nhạc DJ.
Rosenberger
Landzeit
Nước Áo là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ 1955 và từ 1995 là thành viên của Liên minh châu Âu. Nước Áo giáp Đức và Cộng hoà Séc ở phía bắc, Slovakia và Hungaria về phía đông, Slovenia và Ý về phía nam, và Thụy Sĩ và Liechtenstein về phía tây.
Áo lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 11 tháng 12 năm 1972. Khoảng 60% nước Áo là đồi núi, gồm một phần của núi Alpen về phía đông. Ở Oberösterreich và Niederösterreich là vùng núi Böhmen chạy dài đến Cộng hoà Séc và Bayern (Đức), ở biên giới phía đông là núi Karpaten. Ngọn núi cao nhất ở Áo là Grossglockner (3.797 m) ở Hohe Tauern.Các đồng bằng lớn nằm về phía đông dọc theo sông Donau, trước hết là vùng Aplenvorland và lưu vực Wien cũng như phía nam vùng Steiermark.Khí hậu khô dần đi từ tây sang đông và trở thành khí hậu lục địa ở các vùng phía đông và đông nam nước Áo. Mùa đông với nhiều tuyết đã đem lại cho ngành du lịch thêm một mùa thứ hai. Thời gian có ánh nắng mặt trời lâu hơn ở miền bắc nước Đức từ 10 đến 20 phần trăm. Núi cao nhất của Áo là Großglockner (3.798 m) trong vùng núi Hohe Tauern thuộc dãy núi Alps, tiếp theo sau đấy là Wildspitze với 3.774 m và Weißkugel (3.738 m). Địa thế núi non có tầm quan trọng lớn trong du lịch. Áo có rất nhiều vùng du lịch cho các môn thể thao mùa đông và trong mùa hè là cho các môn thể thao như leo núi.Hồ lớn nhất Áo là hồ Neusiedler See trong Burgenland, 77% của diện tích tổng cộng là 315 km² thuộc nước Áo, tiếp theo đó là Attersee (46 km²) và Traunsee (24 km²) trong Oberösterreich (Thượng Áo).
Nhiều hồ trong Áo là điểm du lịch mùa hè quan trọng, được biết đến nhiều nhất là các hồ như Wörthersee, Millstätter See, Ossiacher See và Weißensee. Phần lớn nước Áo (80.566 km²) được thoát nước qua sông Donau đổ vào Biển Đen, chỉ một vài vùng nhỏ về phía tây được thoát nước qua sông Rhein (2.366 km²) và trong miền bắc là qua sông Elbe (918 km²) đổ vào Biển Bắc.Vùng dân cư lớn nhất Áo là vùng đô thị Wien với dân số hơn 2 triệu người (2.067.651 người vào thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2005). Như thế, 1/4 dân số của quốc gia tập trung trong vùng đô thị của thủ đô.Các vùng đô thị lớn khác bao quanh các thủ phủ tiểu bang Graz (bang Steiermark), Linz (Oberösterreich), Salzburg (bang Salzburg) và Innsbruck (Tirol). Tổng cộng có tròn 200 đơn vị hành chánh lớn nhỏ khác nhau được quyền tự xưng là thành phố (Stadtrecht).
a. Wien (cũng được gọi là Viên) là thủ đô và đồng thời cũng là một tiểu bang của nước Áo. Với dân số 1.631.082 (năm 2005), Wien là thành phố lớn nhất Áo và là trung tâm văn hóa, kinh tế, và chính trị của nước này.
Nằm trên hai bờ sông Danube và chỉ cách ranh giới phía đông của Áo 60 km, Wien nằm ở hướng đông nam của Trung Âu và gần Cộng hòa Séc, Slovakia, và Hungary.Wien là trụ sở của một số cơ quan của Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có UNIDO, OPEC, IAEA, và OSCE.Wien được nhắc đến lần đầu tiên trong các văn kiện vào năm 881 trong biên niên sử của thành phố Salzburg (Áo), khi tại apud Weniam có trận đánh chống lại người Hung, nhưng không rõ đấy là thành phố Wien hay là sông Wien.
Ở Wien có công trình xây dựng của tất cả các thời kỳ trong kiến trúc, từ Nhà thờ Ruprecht của Thời kỳ Lãng mạn, Nhà thờ Stephansdom theo kiểu Gottic qua đến Nhà thờ Karl của kiểu Baroque và các công trình của Thời kỳ Cổ điển cho đến Thời kỳ Hiện đại.
Thời kỳ Tân Nghệ thuật cũng để lại dấu vết ở Wien: nhà triễn lãm của trường phái ly khai Wien (Wiener Secessionsgebäude), Nhà thờ Steinhof (Kirche am Steinhof) của kiến trúc sư Otto Wagner hay trạm tàu điện Quảng trường Karl (Karlsplatz) đều thuộc về những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất trên thế giới của thời kỳ này.Một trong những điểm thu hút được khách du lịch ưa thích nhất là Nhà Hundertwasser của người theo trường phái siêu thực Friedensreic Hundertwasser, được xem như là kiểu mẫu đối nghịch lại với lối kiến trúc hiện đại khô khan. Một thí dụ khác cho lối kiến trúc khác thường là Nhà thờ Wotruba của nhà điêu khắc Fritz Wotruba.Các khu vực mới xây dựng của thành phố ở phía bắc sông Donau chung quanh "UNO-City" và gần Wienerberg thuộc về kiểu kiến trúc hiện đại. Từ năm 1999, ngôi nhà cao 202 m "Millenium Tower" ở Handelskai là ngôi nhà cao nhất cho tới nay ở Wien và là dấu hiệu của một bước ngoặc trong kiến trúc ở Wien, đi đến tự tin và tiện nghi nhiều hơn.Wien là một điểm du lịch ngày càng được ưa thích hơn. Khoảng 30% trong số tất cả các lao động ở Wien làm việc trực tiếp hay gián tiếp cho ngành du lịch. Phần lớn khách du lịch đến vào tháng 12 khi Wien có thể phục vụ với các chợ Giáng sinh. Đa phần khách du lịch đến từ Đức, sau đó là Ý, Hoa Kỳ và Thụy Sĩ. Tỷ lệ khách du lịch đến từ Đông Âu và Hoa Kỳ đã tăng nhanh trong thời gian gần đây. Trong năm 2004 Wien có tổng cộng 8,4 triệu lượt người ngủ qua đêm. Tối hôm ấy, tôi đi tìm cô bạn Quan Thục Dinh nhưng không sao tìm ra nên về khách sạn nốc bia để ngủ cho đỡ buồn.
Một số thắng cảnh quan trọng nhất của Wien mà chúng ta nên ghé qua: StephansdomKarlskirche, Tòa đô chính WienBurgtheater, Viện bảo tàng Lịch sử nghệ thuật Wien, Viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên, Lâu đài Schönbrunn, Lâu đài Belvedere, Nhà hát opera Quốc gia Wien. Toàn thành Vienna có khoảng 300 nhà hát kịch và phòng hòa nhạc được phân bố khắp nơi. Trong đó nổi tiếng nhất là Nhà hát kịch quốc gia Vienna, được tôn làm Trung tâm ca kịch của thế giới. Đây là kiến trúc hùng vĩ mang phong cách La Mã. Phòng trước và phòng bên đều được xây bằng đá hoa cương, bên trong có ảnh hoặc treo ảnh của các nhạc sĩ lớn và nghệ sĩ nổi tiếng. Nhà hát gồm 6 tầng với 1.600 chỗ ngồi, tầng 6 có thể chứa hơn 560 khán giả đứng, mỗi năm ở đây diễn tới 300 buổi. Mỗi buổi diễn đều thay đổi tiết mục, với giá vé đắt cắt cổ. Đêm giao thừa, nhà hát còn tổ chức vũ hội. Đúng 12 giờ đêm, tổng thống và các vị quan chức nổi tiếng đều tới nhà hát đón giao thừa, và quang cảnh này được phát sóng trực tiếp trên nhiều kênh thế giới.Phòng hòa nhạc Vienna là phòng hòa nhạc cổ nhất, hiện đại nhất trong thành phố. Nó được khởi công xây dựng năm 1867, là kiến trúc mang phong cách văn nghệ phục hưng Italy, cổ kính mà trang nhã. Tường ngoài hai màu hồng xen kẽ vàng, trên mái dựng rất nhiều tượng Nữ thần âm nhạc. Bên trong có phòng biểu diễn màu vàng kim, mỗi năm đều có 6 ban nhạc nổi tiếng thế giới đến biểu diễn. Khu rừng ngoại ô phía tây Vienna nhờ bản nhạc "Câu chuyện khu rừng Vienna" của Johann Strauss nổi tiếng khắp nơi. Khu rừng trải dài tới 10 km cạnh dòng nước trong xanh, cảnh đẹp như tranh vẽ với hình ảnh nhiều ngôi làng nhỏ xinh xắn yên tĩnh, mang tới cảm hứng cho nhiều họa sĩ, nhạc sĩ sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ. Tại ngôi làng nhỏ trên Hailigenstaite, nhạc sĩ thiên tài Beethoven với một bên tai điếc đã viết nên tác phẩm danh tiếng Hailigenstaite làm di chúc, thể hiện sự bất bình của ông đối với nhân thế và vận mệnh. Bản Sông Danube xanh và Câu chuyện khu rừng Vienna của nhạc sĩ Johann Strauss cũng được sáng tác trong khung cảnh yên tĩnh này.Vienna không chỉ là thành phố âm nhạc mà còn là thành phố lịch sử. Thế kỷ 1, Vienna từng là cứ điểm biên phòng quan trọng của đế quốc La Mã. Năm 1137, nó trở thành thủ đô Áo.
Thế kỷ 15, Vienna là thủ đô thần thánh của đế quốc La Mã và là trung tâm kinh tế châu Âu. Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, Vienna là một trong những khu trung tâm chính trị của châu Âu với cái tên "Đô hội văn hóa lớn". Trong thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh của các thời kỳ khác nhau, nhưng hấp dẫn nhất là hoàng cung của đế quốc Áo - Hung.
Đây là cung điện đặc biệt: thiếu sườn bên trái. Cung điện chính hiện nay là viện bảo tàng quốc gia, bên trong vẻ đẹp bị lệch đó được giữ gìn một cách trân trọng. Sườn bên phải là cung điện phụ, diện tích lớn hơn cung điện chính, giờ là phủ tổng thống và phủ thủ tướng. Trước đây, người ta dự định xây cung điện ở sườn bên trái nhưng vì đại chiến thế giới nổ ra, hai đế quốc tan rã và dạt về phía Đông. Hoàng cung không cân đối bỗng chốc trở thành di tích để lại suy ngẫm cho người đời.Giáo đường Phenstejan nằm không xa phía tây bắc hoàng cung là một kiến trúc mang phong cách Gotich đẹp nhất nước Áo. Giáo đường gồm một ngôi tháp chính cao 138 m, đứng trên đỉnh tháp có thể nhìn được toàn bộ thành phố. Chuông tháp cứ đúng giờ lại kêu vang vọng không gian. Bên trong có 1.400 căn phòng gọi là "cung bích vạn", với những phòng được viềm khảm gỗ tứ đàn, hắc đàn và voi theo kiểu Trung Quốc. Có những phòng được trang trí theo kiểu Nhật Bản.
Nhà thờ thánh Stephen (tiếng Đức là Stephansdom) là nhà thờ chính ở Wien, thủ đô nước Áo. Đây chính là nơi ngự trị của tổng giám mục của Wien, hiện thời là Tổng giám mục Christoph M. Schhonborn. Hơn nữa, nhà thờ này là một trong những biểu tượng của thành phố cũng như là địa điểm tổ chức rất nhiều sự kiện quan trọng trong đời sống người dân nước Áo. Nhà thờ thánh Stephen đầu tiên được xây dựng là một nhà thờ xứ đạo của giám mục Passau vào năm 1147. Sau này được xây dựng lại và nới rộng ra qua rất nhiều thế kỷ cho đến tận năm 1511 thì hoàn chỉnh. Nhà thờ này luôn được sửa chữa và hồi phục từ khi bắt đầu xây dựng cho đến tận ngày nay. Nhà thờ xây theo phong cách kiến trúc kiểu Rôman và Gôtích, nằm ở Stephansplatz (khu vực mở rộng của trung tâm mua sắm chính Kärtnerstraße), nằm ở trung tâm của Wien. Nhà thờ thánh Stephans có chiều dài 106 mét, rộng 34 mét và được xây dựng từ đá vôi. Danh tiếng của nhà thờ thánh Stephen có là bởi mái nhà được trang trí bằng những họa tiết và hoa văn hết sức độc đáo và màu sắc đa dạng. Trên phần phía Nam của nhà thờ là hình ảnh một đội hợp xướng với các viên đá lợp tạo nên một hình khảm một con đại bàng hai đầu là biểu tượng của triều đại vua Habsburg. Salzburg, Austria
Trên phần phía Bắc là thiết kế phù hiệu vô cùng đặc biệt của thành phố Wien và của nước Cộng hòa Áo. Vào năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai đã thiêu hủy gấn như hết toàn bộ tòa nhà, lan sang tòa tháp phía Bắc của thánh đường và đốt cháy toàn bộ phần khung bằng gỗ của mái nhà. Tái tạo lại vẻ hoành tráng và to lớn của mái nhà rất khó khăn cần phải có một khoảng diện tích lớn và rất nhiều vật liệu khác kèm theo. Mái nhà có độ dốc lớn nên nó tránh được tác động của mưa và hiếm khi bị phủ bởi tuyết. Nhà thờ thánh Stephen có 23 quả chuông. Quả chuông lớn nhất chính thức được đặt tên cho đức mẹ đồng trinh Maria, tuy vậy nó thường được gọi là Pummerin và được treo ở ngọn tháp phía Bắc, có trọng lượng 20.130 kg - đây là quả chuông lớn nhất ở Áo và là quả chuông lắc lớn thứ hai ở Châu Âu (sau quả chuông Peter ở thánh đường Cologne nặng 23.500 kg). Nó được đúc vào năm 1711 từ hàm thiếc ngựa do quân xâm lược Hồi giáo chiếm được. Nó đã được đúc lại vào năm 1951 sau khi rơi xuống sàn nhà khi khung bằng gỗ bị cháy trong chiến tranh 1945. Quả chuông mới có đường kính 3,14 mét và là quà tặng từ mọt tỉnh ở Bắc Áo. Chiếc chuông này chỉ đổ vào một số ít dịp trong năm; trong đó có dịp đón chào năm mới đến. Có ba chiếc chuông treo trên tòa tháp này, tuy nhiên chúng đã cũ và không được sử dụng nữa. Ngọn tháp ở phía Bắc có 6 quả chuông, năm trong số chúng được đúc vào năm 1772, đổ chuông vào các buổi chiều cầu nguyện và trong các lễ tang. Ngọn lửa năm 1945 đã thiêu hủy tất cả các quả chuông treo trên ngọn tháp ở phía Nam của thánh đường. Người ta nói rằng nhà soạn nhạc nổi tiếng Beethoven đã phát hiện thấy mình bị điếc khi ông nhìn thấy những con chim bay ra khỏi tháp chuông vì tiếng chuông rung lên nhưng ông lại không thể nghe thấy tiếng chuông. Có 18 án thờ trong khu vực chính của nhà thờ và có nhiều hơn nữa ở các nhà nguyện khác nhau. Điểm đầu tiên lọt vào mắt tất cả những khách tham quan nơi đây chính là Án thờ cao có từ rất lâu, được xây dựng trong 7 năm từ 1641 đến 1647 là một phần của công trình trang trí lại của thánh đường theo phong cách Baroque. Án thờ được xây dựng bởi Tobias Pock dưới sự chỉ dẫn của giám mục Philipp Friedrich Graf Breuner bằng cẩm thạch từ Phần Lan, Styria và Tyrol. Bức trang trí sau án thờ chỉ rõ sức mạnh của thánh Stephen. Trên bức họa ở mặt đứng bệ thờ là câu châm ngôn nổi tiếng có thể hiểu “Áo là đế chế hùng mạnh nhất”. Bức họa gồm có hai bức tranh bộ ba, bức tranh ở trên cao hơn 4 lần bức tranh ở dưới. Khi các tấm ghép của bức tranh ở dưới được mở ra, người ta sẽ thấy được chiếc lò sưởi theo phong cách gôtích ở trên án thờ.Vienna cũng có nhiều kiến trúc rất hiện đại. Năm 1964, tháp Danube được xây dựng với chiều cao 252 m, du khách có thể đi thang máy lên thẳng quán cà phê trên đỉnh tháp. Quán cà phê được tạo với ba trục tháp vàng với các góc độ khác nhau, cứ 30 phút lại quay một vòng. Du khách tới đây vừa nghe nhạc, vừa uống cà phê và ngắm cảnh thành phố. Tòa nhà Liên Hợp Quốc, công trình kiến trúc lớn nhất thành phố được khánh thành năm 1979, nằm trên bờ bên trái sông Danube, với diện tích 180.000 m2.Ẩm thực ở Wien có nhiều nguồn gốc, là một sự pha trộn theo lối cà phê melange của Wien, ra đời từ một quốc gia có nhiều dân tộc.
Trong các món ăn đặc trưng của Wien phải kể đến: Tafelspitz (món xúp đuôi bò thường được nấu với tỏi, cà rốt và hành tây), Wiener Schnitzel (thịt bê chiên), Wiener Würstchen (xúc xích nhỏ của Wien), Kaiserschmarrn (bánh ngọt, dùng bột mì, sữa, trứng và muối nhào thành bột rồi chiên trên chảo) và Sacher-Torte (bánh ngọt Sacher)
Bắc qua hai sông Donau và sông Wien là 12 chiếc cầu, nối liền các khu vực của thành phố.Wien có một mạng lưới giao thông công cộng lớn bao gồm các tuyến đường tàu nhanh, tàu điện, tàu điện ngầm và xe buýt. Ngoài ra còn có các công ty xe buýt tư nhân hoạt động chính ở các vùng ngoại thành cùng bảng giá tiền. CityBike cho mướn xe đạp cũng là một giải pháp lựa chọn khác. Sau khi đăng ký trong Internet hay trực tiếp tại quầy có thể mướn một chiếc xe đạp. Dùng xe đạp trong vòng 1 tiếng đồng hồ không phải trả tiền.Do lịch sử để lại Wien có nhiều nhà ga chính. Nhằm để thu gọn giao thông đi xa, một đường hầm đang được xây dựng chạy từ đường tàu hỏa nam đến đường tàu hỏa bắc (gọi là Đường hầm heo rừng vì chạy phía dưới Thảo cầm viên Lainz). Nhà ga Nam hiện nay theo kế hoạch sẽ trở thành nhà ga trung tâm và như thế lần đầu tiên Wien sẽ có một ga trung tâm.Cũng giống như các đường tàu hỏa, các đường liên bang (liên tỉnh lộ) và xa lộ cũng tỏa ra ngoài thành phố giống như hình ngôi sao. Xa lộ A23 tạo thành một đường nối hình vòng cung phía nam, nối các xa lộ A2, A4 và A22. Đường S1 vòng phía Nam hiện đang được xây dựng để giải tỏa áp lực cho xa lộ A23 nhưng việc cần thiết phải băng qua Vườn Quốc gia Donau-Auen hiện đang được tranh cãi vì những lý do về sinh thái. Các xa lộ phía tây và nam được nối liền bằng xa lộ A21 nằm ngoài thành phố, thuộc về xa lộ vành đai của Wien.Nằm về phía đông nam của Wien là phi trường quốc tế Wien – Schwechat, trong năm 2004 đã có 225.000 chuyến bay và 14,8 triệu hành khác. Trong thời gian gần đây các hãng hàng không giá rẻ đã dời về phi trường của Bratislava (Slovakia) nằm gần đấy.Thông qua kênh đào Rhein-Main-Donau Wien được nối liền bằng đường thủy với cảng Rotterdam (Hà Lan) và các khu vực công nghiệp của Đức cũng như với các nước ở Đông Âu cho đến tận Biển Đen.Vận chuyển hành khách trên sông Donau gần như chỉ còn quan trọng trong du lịch với giao thông đến Bratislava và Budapest (Hungary) bằng tàu cánh ngầm. Có tầm quan trọng hơn nhiều là cảng vận tải ở Freudenau. Năm 2003, ở tại cảng Wien đã chuyển tải 9 triệu tấn hàng hóa (chủ yếu là các sản phẩm dầu hỏa, nông nghiệp và vật liệu xây dựng) từ 1.550 chiếc tàu.b. Salzburg: "Đây là nơi cư ngụ của hạnh phúc" - câu này ghi trên tấm bảng treo trong nhà thờ chính của thành phố quả là thích hợp nếu như bạn đên đây sống thử xem rồi sẽ biết quê hương của Mozart và cũng là nơi sản sinh ra biết bao họa sĩ, nhạc sĩ rất nổi danh này ra sao. Hàng năm tại đây có festival âm nhạc để tôn vinh Mozart và dạ hội hóa trang Carnaval; trong đó có vai trò quan trọng của nhạc viện Mozarteum - lò đào tạo nhạc sĩ trẻ khắp TG. Nơi đây cũng có nhiều nhà thờ, tu viện rất đẹp bên cạnh các trung tâm văn hóa. Tổng giám mục Wolf von Raiteneau đã mời kiến trúc sư Ý, Santino Solari thiết kế và xây nhà thờ chính tòa của Salzburg và chính ông này đã tạo ra nhiều công trình kiến trúc với các quảng trường rộng lớn với tượng đài, giếng phun theo kiểu Roma. Căn nhà nơi Mozart sinh ra vẫn được giữ gìn y nguyên với cây phong cầm trong nhà thờ nhỏ mà ông từng chơi trong các buổi lễ. Kinh tế của Salzburg chủ yếu là làm ...muối ! Thành phố muối là nơi chúng ta nên ghé qua rồi sẽ biết !c. Thị trấn Hallstatt: gần Salzburg, cũng có những mỏ muối khai thác từ năm 2500 BC và là nơi tìm thấy những di vật bằng sắt và đồng lâu đời nhất.d. Cung điện và vườn Schonbrunn: nơi cư ngụ của vua Habsburg từ thế kỷ 18 đến 1918 được xây bởi KTS Johann Bernhard Fischer von Erlach và Nicolus Pacassi với nghệ thuật trang trí nội thất và kiến trúc cảnh quan đặc sắc và 1 sở thú đầu tiên trên TG (1752) theo kiểu baroque tạo ra một tác phẩm Gesamtkunstwerk tuyệt hảo.e. Thành phố cổ Graz: là một quần thể kiến trúc tiêu biểu của Habsburg, trải qua nhiều thế kỷ vẫn giữ nét độc đáo của nó.
f. Salfkammergut:"lãnh địa muối của hòang gia" với những ruộng muối trong vùng núi non hiểm trở dốc đứng (2:1) bên cạnh một hồ nước trong xanh với phong cảnh hữu tình của nhiều thị trấn ôổi tiếng trong vùng này như Hallstatt, Sank Gilgen, Sank Wolfgang, Abtenau, Gmunden. Leo núi hay ngồi trên cáp treo, hoặc đi xe lửa qua những đỉnh cao như Schafberg (1780m), Feurkogel (1862m), Krippenstein (2109m) mới thấy ...tuyệt vời ! Ra quán "Bạch Mã" bên bờ hồ Wolfgangsee vừa uống bia rượu, vừa nghe huyền thoại về ông vua Francois Joseph của Áo, vừa ngắm những căn nhà xung quanh hồ và ngôi giáo đường mới biết đẹp và thơ mộng như thế nào !g. Tuyến đường xe lửa Semmering: dài 41 km được xây từ năm 1848 -1854 chạy qua một miền núi cao tuyệt đẹp với các tòa nhà cổ kính là một tuyến đường xe lửa tiên phong trong lịch sử đường sắt. Đáng nể nhất là chất lượng của những đường hầm, cầu cống...trên tuyến đường này vẫn được sử dụng cho đến bây giờ !
Từ Vienna lái xe đến Tyrol - thị trấn thơ mộng miền tây nước Áo, quê hương của vở nhạc kịch và bộ phim cùng tên nổi tiếng The sound of music.
Phố núi cao, phố núi đầy sương
Tyrol vốn là một trong chín tiểu bang của nước Áo, có thủ phủ là thành phố Innsbruck nổi tiếng vì nhiều lần đăng cai thế vận hội Olympic. Cả vùng được bao bọc bởi dãy núi Apls hùng vĩ nên thường được du khách chọn làm nơi trượt tuyết lý tưởng vào mùa đông. Cũng vì lẽ đó mà kinh tế chính của vùng này phần lớn nhờ vào du lịch, người dân trong vùng vẫn có thể tự trồng các loại nông sản và chở đi bán ở các vùng lân cận.
Nắng bắt đầu lên. Xe dừng lại bên đường, cả đoàn chúng tôi chia làm hai nhóm. Nhóm chơi water crafting theo người hướng dẫn thay quần áo và xuống thuyền. Tôi và nhóm còn lại tiếp tục theo xe đến một quán nhỏ nghỉ chân. Ở đây có những ngôi nhà gỗ rất xinh nằm ngay dưới chân núi. Không biết chủ nhà đi đâu mà để bọn tôi tha hồ chụp hình, lại còn leo lên cả bancông nghịch hoa trước khi kéo nhau ra bờ sông.
Hình như nơi này là thượng nguồn nên nước sông chảy cuồn cuộn, phía bên kia bờ là một cánh rừng rậm rạp, cây cối mọc um tùm che mất cả một bên sườn núi. Xế trưa, đoàn crafting quay trở lại. Nghe các bạn thích thú kể lại cuộc chinh phục các thác nước gập ghềnh, rồi những cú ngã ngoạn mục nhưng đầy phấn khích giữa dòng nước xiết, tôi bắt đầu thấy tiếc vì đã không tham gia. Chỉ tại cái tật nhát gan!
Sau khi dùng bữa trưa qua loa, cả đoàn đến tham quan Viện bảo tàng Swarovski. Đây là một thương hiệu nổi tiếng thế giới về các trang sức làm từ thủy tinh. Vừa bước vào viện bảo tàng bạn sẽ bị choáng ngợp trước những ma trận thủy tinh khổng lồ được chiếu sáng đủ màu. Những lát cắt độc đáo cùng nghệ thuật phối hợp màu sắc đã biến những khối thủy tinh vốn đã lấp lánh, rực rỡ lại càng trở nên sống động và huyền diệu.
Viện bảo tàng có khoảng 7-8 cửa, mỗi cửa mở ra một phòng triển lãm theo một chủ đề riêng biệt. Phía ngoài viện bảo tàng cũng được bàì trí theo phong cách nghệ thuật khá độc đáo. Ai đã trót mê Swarovski thì chắc chắn không thể bỏ qua điểm tham quan hấp dẫn này. Chỉ một điều đáng tiếc duy nhất là tôi đã không kịp mua quà lưu niệm ở đây. Nghe mọi người nói giá rẻ hơn bên ngoài đến 30-40% mà cứ tiếc hùi hụi, coi như đến đất Phật mà chẳng thỉnh được pho kinh nào.
Buổi chiều về đến khách sạn, nói đúng hơn là một khu nghỉ mát nằm tận trên đồi cao, tôi và cô bạn cùng phòng như muốn nhảy cẫng lên vì sung sướng. Hai người trong một phòng rộng thênh. Ngoài bộ sofa và một gian bếp nhỏ còn có một bộ ghế ngoài bancông để khách tha hồ ngắm cảnh và uống cà phê. Từ cửa sổ, có thể nhìn bao quát toàn cảnh vùng núi Tyrol, còn gì tuyệt vời hơn...
Sau bữa tối, bọn tôi may mắn tìm được một tour-guide người địa phương tình nguyện đi tản bộ cùng. Anh bạn này dẫn cả đoàn đến khu trượt tuyết và hồ hởi quảng cáo. Hàng năm có vài triệu du khách đến Tyrol, mỗi gia đình 4 người chỉ tốn chừng 200 bảng Anh bao gồm cả tiền khách sạn và các chi phí khác. Nghe xong ai cũng há hốc mồm vì không ngờ giá rẻ đến thế. Đâu đó trong đoàn có tiếng xuýt xoa, lẽ ra phải đến đây vào mùa đông mới có thể tận hưởng hết vẻ đẹp lung linh của phố núi về đêm trong tuyết phủ trắng xóa. Còn tôi nhìn mấy tấm ảnh chụp trong bưu thiếp là đã thích mê ly. Thôi thì cứ xem như đang làm một cuộc thăm dò trước, biết đâu mùa đông lạnh quá sẽ chẳng còn được dạo loanh quanh như thế này.
Nắng cuối ngày đã tắt. Khí trời se lạnh phả vào từng cành hoa, ngọn cỏ và vương trên từng bước chân người khách bộ hành, Tyrol đẹp dịu dàng và man mác buồn trong bóng chiều tà. Xa xa những người nhạc công trong dàn hợp xướng bắt đầu mang đạo cụ đến khu sân khấu ngoài trời. Họ dừng lại trò chuyện rôm rả với du khách rồi lại tiếp tục rảo bước. Tiếng chuông nhà thờ lại ngân vang đều đặn.
Cuộc sống ở đây bình yên quá đỗi. Có cảm giác như thời gian trôi qua thật chậm rãi và từ tốn. Bất giác tôi thèm một khoảng lặng như thế. Vài tháng hoặc vài năm sống giản dị giữa thiên nhiên, không lo toan, không vướng bận... đủ để nạp lại năng lượng cho những ngày làm việc vất vả.
Mải mê khám phá nên tôi bị bỏ lại phía sau một quãng khá xa, khi chạy lên chỉ kịp nghe anh chàng "thổ địa" kể đôi chút về cuộc sống và phong tục tập quán ở đây. Anh bảo người Áo rất coi trọng sự hoàn mỹ, trong bất kỳ việc gì cũng tỉ mỉ trau chuốt chứ không thích làm qua loa cho xong chuyện. Có lẽ điều này đã được kiểm chứng, vì đêm đó tôi được xem màn biểu diễn khá chỉn chu của một dàn hợp xướng: từ trang phục, nhạc cụ và sự phối hợp biểu diễn đều được chuẩn bị kỹ lưỡng đến từng chi tiết.
Dàn nhạc có hơn 20 người với đủ loại nhạc cụ từ kèn flute, saxophone đến đàn accrodeon, violon... Mỗi nhạc công dù già hay trẻ đều để hết tâm hồn vào bài nhạc nên giai điệu cất lên đều làm người xem thán phục. Hình như tôi cũng đã không còn thắc mắc vì sao nước Áo lại là quê hương của những nhà soạn nhạc thiên tài như Mozart rồi.
Khi tôi quay trở về phòng, màn trình diễn vẫn chưa chấm dứt. Và cứ thế đêm buông dần trong tiếng nhạc du dương. Vậy là một ngày ngắn ngủi với Tyrol đã khép lại dù lòng vẫn còn vương vấn.
Sau này, khi đi giữa Đà Lạt ngàn hoa chắc tôi sẽ nhớ lắm những khóm hoa Tyrol e ấp mà rực rỡ giữa núi đồi lộng gió. Hay một lúc nào đó khi ngân nga câu hát “Doe-a deer, a female deer…” của nhân vật Maria trong bộ phim The sound of music, tôi sẽ không khỏi ước ao được một lần về lại nơi này...
Innsbruck is the capital of the federal state Tyrol and the biggest city in the Western part of Austria. It is located at 573 m elevation, 489 km south-west of Vienna, 190 km away from Salzburg. Innsbruck is one of Europe’s most beautiful cities and offers a combination of culture, history and nature unequaled anywhere else.
2. Hungary: Từ Wien (Áo) qua Budapest (Hungary) là một đoạn đường dài 154 miles: từ xa lộ B1 qua B221, rồi A-23 đổi qua A-22/ Praha bắc qua A-1, rẻ vào A-4(Toll) lấy M-1(Toll)đi trên 100 miles nữa thì tới thủ đô Budapest.Tôi đến Budapest vào một chiều xuân nắng đẹp, nắng trải dài trên miền đồng quê Hungary như một dải lụa vàng. Qua biên giới Slovakia cảnh vật đã bắt đầu khác hẳn. Đập vào mắt tôi là những cánh đồng cỏ xanh bắt mắt thật bình yên và gần gũi, những ngôi nhà xinh xinh lợp ngói đỏ có cột ống khói xam xám. Nông dân Hungary cần cù làm việc trong những khu vườn hay bên máng nước, trẻ em tung tăng chạy nhảy phía trong hàng rào gỗ thấp lè tè. Họ làm tôi nhớ tới hình ảnh má Barbara của cậu bé Remi trong “Không gia đình” của Hector Malot. Dân Hungary to béo hơn người Ý, ăn mặc xuề xòa và mang nét mặt phúc hậu rất đặc trưng Đông Âu.Khi tàu tiến dần vào thành phố, nhà cửa cũng thấy khang trang hơn và giao thông tấp nập hơn. Hôm ấy là Chủ nhật nên dù đang là giờ cao điểm nhưng xe cộ cũng không đến nỗi tắc nghẽn, điều thường xảy ra ở các thành phố lớn. Tôi được hai người bạn ra ga Déli đón và chở về nhà. Ngồi trong xe, tôi háo hức ngắm nhìn đường phố lướt qua trước mặt, những tòa nhà cổ kính nối tiếp nhau, những chiếc xe buýt màu xanh đi lại như mắc cửi và tàu điện màu vàng thì lừ lừ bò trong thành phố như tàu điện Hà Nội những năm 80.Thủ đô Budapest, nơi được ví như “Paris của Đông Âu” nhưng nói thật là tôi vẫn thích Praha của Tiệp hơn vì Budapest vẫn có sự pha trộn văn hoá nghệ thuật giữa Đông & Tây Âu, Thiên Chúa giáo & Hồi giáo. Nếu Paris chỉ có vài đại lộ chính và một số di tích là thực sự có vẻ đẹp thu hút về kiến trúc thì Budapest đưa du khách đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác vì sự đa dạng phong phú trong kiến trúc và họa tiết tinh xảo cầu kỳ của mỗi công trình, từ mỗi căn nhà góc phố đến những bức phù điêu vẽ trên tường, những bức tượng lặng lẽ đứng trong góc công viên hay khu chợ màu sắc kiếu Thổ Nhĩ Kỳ, nét kiến trúc Gothic hoành tráng của tòa nhà Quốc hội soi bóng xuống dòng sông hay Quảng trường Anh Hùng rộng ngút tầm mắt. Budapest đã gắn bó với tôi cả những ngày mưa trời xám xịt đến những ngày nắng vàng rực rỡ.Budapest để lại trong tôi dấu ấn khó phai về những con đường tôi đã đi qua, nơi có những ngôi nhà cổ tường màu xám tro sứt sẹo vì dấu tích tàn phá của thời gian. Budapest với ga tàu điện ngầm thốc gió, nơi trú ngụ của người nghèo vô gia cư và những chuyến tàu điện thân thuộc đưa tôi tới ngôi trường nằm bên bờ sông Danube (tiếng Hungary viết là Duna). Và sông Danube thân yêu của tôi...!
Budapest được tạo bởi 2 thành phố: Buda ở bở Tây và Pest ở bờ Đông của sông Danube. Hợp nhất từ năm 1872, Budapest đã trải qua nhiều thiên tai, biến động nhưng nó cũng trở nên đàng hòang, tráng lệ hơn với những công trình kiến trúc rất đặc trưng của Hungary, nhất là các tượng đài. Khoảng 1000 tượng ở những nơi công cộng; trong đó có 122 tượng mới dựng trong 5 năm qua. Tượng vua Etienne đệ I (sáng lập Hungary) trong khuôn viên lâu đài Buda từ thế kỷ 13. Từ 37 vạn dân lúc trở thành thủ đô, hơn 100 năm sau thì Budapest đã có hơn 2 triệu dân. Nhân kỷ niệm 100 năm hợp nhất, Budapest đã tổ chức trồng cây dọc theo con đường vào khu phố lâu đài nằm trên đồi cao mà từ đây, mọi người có thể nhìn thấy toàn cảnh Budapest và dòng sông Danube. Từ đó, khu này trở thành khu rừng châu Âu mà dân Budapest thường đến đây picnic, nghĩ ngơi, giải trí... Chiều hôm đó, tôi lang thang trong khu chợ trung tâm (Central Market Hall) để xem các loại thức ăn Hung như salami, Paprika từ Szeged và Kalocsa, Palinka (fülyülös barack palinka - bánh nhân peach), gan ngỗng, Unicum... xen với thịt cá, rau quả, các hàng thủ công mỹ nghệ như ren Halasi nổi tiếng. Coi bộ Hung nghèo và lạc hậu.
Hungary (Cộng hòa Magyar) là một đất nước nằm trong lục địa thuộc vùng Carpathian Basin của Trung Âu, biên giới giáp với Áo, Slovakia, Ukraine, Romania, Serbia, Croatia, và Slovenia. Không ai không biết sự kiện đàn áp trong cuộc cách mạng 1956, từ 23/10 đến 10/11/1956 khi xe tăng Hồng quân Liên Sô đã tiến vào Hungary và đè bẹp cuộc nổi dậy của sinh viên và người dân Hungary. Từ đó, Liên Sô dựng lên một chính quyền cộng sản tại nước này và Budapest hoàn toàn bị Nga kiểm soát với mật vụ, an ninh và công an. Khi Liên Sô tan rã thì Hungary cũng được tự do và là một thành viên của Liên minh châu Âu kể từ 1/5/2004. 23/10 trở thành ngày độc lập của Hungary. Trong cuối thập kỷ 1980, Hungary đã dẫn đầu phong trào giải tán Hiệp ước Warsaw và chuyển sang một nền kinh tế thị trường.
Vào 23/10/1989, Mátyás Szűrös tuyên bố Cộng hòa Hungary thứ III và trở thành tổng thống lâm thời. Bầu cử tự do ở Hungary diễn ra lần đầu tiên vào năm 1990. Theo sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, Hungary phát triển một mối quan hệ gần hơn với Tây Âu cũng như các nước Trung Âu. Nước này trở thành một thành viên của nhóm Visegrad vào năm 1991, gia nhập NATO năm 1999.Budapest, hay Buda-Pesth, là thủ đô của Hungary và là trung tâm chính trị, văn hóa, tài chính, thương mại và lưu thông của cả nước. Ngôn ngữ chính là tiếng Hungary. Dân số năm 2005 là 1,697,343 người (nhưng dân số chính thức là 2,421,831 người), đã giảm từ những năm 1980 từ mức 2,1 triệu người.
Ai cũng có thể thấy ảnh hưởng từ 2000 năm đô hộ bởi người La Mã và 400 năm ảnh hưởng bởi Thổ Nhĩ Kỳ qua những ngôi nhà thờ kiểu La Mã ở Ják, Lébényszentmiklós, Pannonhalma, hay những lâu đài cổ ở Eger, Sümeg, Siklós,- hoặc những nơi mà nay là khách sạn du lịch như ở Szirák, Seregélyes, Nagycenk, ven hồ Balaton - hồ lớn nhất Trung Âu, nơi có nước khoáng để cho mọi người tắm chữa bệnh, có lễ hội truyền thống và hội chợ mua bán ngựa giống hàng năm mà cũng là nơi giới thiệu nếp sống và truyền thống của dân quê Hungary. Budapest có rất nhiều nơi để du khách đi chơi và viếng thăm: Đi trên Andrássy Avenue, có thể thấy State Opera House, Pest Broadway và tòa nhà kinh dị (House of Terror) Bauhaus của Budapest. Bước qua Napraforgó Street, hẻm 22 Bauhaus villas là Pasarét và lâu đài ÚjlipótvárosBuda với hòang cung, nhà ga (the Funicular), Nhà Văn Hóa Quốc gia (Hungarian National Gallery) và Thư Viện Quốc Gia (National Széchényi Library), có nhà thờ Matthias, Holy Trinity Column (plague column). Khu bến tàu (Fisherman's Bastion City Park) với khu nhà thương (Széchenyi Medicinal Bath), lâu đài Vajdahunyad, khu Timewheel - giống như khu Time Square ở New York mà thiên hạ đón mừng Giao Thừa hàng năm, có Sở Thú, nhà xiếc (Municipal Grand Circus) và khu giải trí (Amusement Park) trên Danube Promenade. Qua khu Dunakorzó có Vigadó Concert Hall Ferenciek tere, với Paris Courtyard và chiếc cầu Erzsébeth. Vô khu nhà thờ thành nội (Inner City) Parish gần trường nhạc Franz Liszt Gellért Baths, hay lên khu đồi Gellért Hill với tượng Gellért, nhà thờ hang động (Cave) và khu Citadel với tượng Liberty Statue trong viện địa chất (Geological Museum) gần Great Market Hall và cầu Tự do (Liberty Bridge) gần khu quảng trường Anh Hùng (Heroes' Square) với Millenary Monument. Thích tranh ảnh nghệ thuật, vô Palace of Art và Museum of Fine Arts ở vùng đảo Margaret, có Centennial Memorial, vườn Nhật (Japanese garden), đài phun nước theo tiếng nhạc ( Musical Fountain), nhiều khu giải trí - hòa nhạc thuộc các trường phái Franciscan, Dominican và Premonstratensian, từ những viện bảo tàng thời Trung Cổ(Middle Ages) như Museum of Applied Arts, National Museum, Szabadság tér. Quảng trường đẹp nhất Budapest là Corvin tér ngay chân đồi của khu lâu đài(Castle Hill), từ Dohány Street Synagogue với đài tưởng niệm Diệt Chủng (Holocaust Memorial) nằm giữa những hàng liễu rủ, hay qua khu café New York, khu Óbuda Palace of Arts, khu nhà hát Quốc Hội (National Theatre Parliament Building), tới khu Kossuth Memorial, có Ethnographical Museum, khu tượng đài Attila József, khu tượng đài Imre Nagy, khu Saint Stephen's Basilica Sashegy. Khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất Budapest là khu Shoes dọc theo Danube Promenade. Ở đây có Gyula Pauer - Holocaust Memorial, công viên tượng đài (Statue Park), cầu Széchenyi, viện hàn lâm khoa học(Academy of Sciences), khu lăng mộ Gül và lâu đài Gresham trên đường BabaVáci Street và khu quảng trường Vörösmarty Square. Khu nhà ga Western Railway Station ở Erzsébetváros District VII là khu cộng đồng Do Thái rất lâu đời.Chiều ra đảo Margharet chơi cũng vui. Tôi thích nhất là những chiếc cầu (hidak) bắc qua sông Danube, lâu đài Buda(mô phỏng theo lâu đài Sigmound ở Luxembourg), tòa nhà Quốc Hội(Orszaghaz), quảng trường Anh Hùng(Hosok tere), khu chợ cá Bastion (Halaszbastya),các công viên và các công trình kiến trúc cổ như viện bảo tàng,nhà thờ... như nhà thờ Thánh Stephens(Szent Istvan Bazilika) với tượng đức Mẹ Maria rất linh thiêng.
Quốc Hội Hungary Như hầu hết các thành phố lớn khác, Budapest cũng có nhiều tệ nạn mà du khách cần lưu ý: nạn móc túi (nhất là vào lúc đông người, ở các trạm xe bus + tram...),đừng đi taxi của những xe không đăng ký hay "vô danh tiểu tốt"(rất nhiều trò lưu manh y như Thâm Quyến/ TQ !), cẩn thận khi mua và xài vé BKV ZRt Budapest Transport Limited (đi metro, bus ở Hung khá rắc rối, phiền toái, nhớ validated, kẻo bị phạt vạ !), luôn có US Passport trong túi áo, tuyệt đối tránh bị gái điếm lôi kéo hay dụ dỗ (nhất là về đêm, khi đi ngang qua các công viên hay đường vắng), coi chừng bị con buôn lừa gạt hay ...chửi vì không mua hàng của họ, cuối cùng là hãy cẩn thận khi đổi tiền vì hầu như nước CS nào cũng có tiền giả, tráo đổi lẹ như ảo thuật.
“Anh là người Việt mới sang à?” - chị Năm, một phụ nữ gốc Huế trạc ngoài 30 tuổi, vui mừng đón khách đồng hương bằng nụ cười chân quê. Vợ chồng chị mưu sinh trên đất khách bằng nghề bán tiệm tạp hóa ở bên hông nhà ga Keleti giữa lòng thủ đô Budapest (Hungary).Chị Năm lưu lạc sang Hungary đã được một thập niên. Gương mặt chị hơi khắc khổ, nhưng ánh mắt ánh lên nghị lực khó tả: “Ở đây ai cũng phải làm việc cật lực mới có thể trang trải chi phí cuộc sống hằng ngày, rồi chăm lo con cái đi học nữa”. Chị Năm có hai con 3 tuổi và 9 tuổi. Người chồng tên Nam, dáng đầu đinh hầm hố nhưng giọng nói thân tình, khoe: “Chúng tôi mở cửa hiệu được gần hai năm. Hiện mỗi ngày trung bình có 200 khách, cũng kiếm sống lai rai được qua ngày”. Cửa hiệu vợ chồng anh có bán cả loại mì gói ăn liền Vifon nhập từ VN (giá 40-50 forint/gói). Anh Nam vui vẻ tiết lộ: “Đó là loại hàng hóa VN duy nhất rất thông dụng trong hệ thống các tiệm tạp hóa và siêu thị ở Budapest”.Bán tạp hóa là nghề sinh nhai của rất nhiều người gốc Việt sống ở Hungary. Vào một buổi sớm, khi những xe điện tấp nập dọc ngang đường phố để đưa người dân Budapest đến sở làm, chúng tôi tìm đến chợ Bốn Con Hổ ở quận 8. Bà con VN tại Budapest không ai xa lạ với khu chợ trời Bốn Con Hổ. Đây là nơi bán buôn (sỉ lẫn lẻ) lớn nhất của đông đảo người Việt kể từ năm 1993 đến nay. Chợ rộng hơn 2ha, có vô số kho chứa hàng và dãy sạp bán buôn nhộn nhịp của các thương gia Hungary, VN, người Hoa, Thổ Nhĩ Kỳ... Có thời chợ rất hưng thịnh, giá thuê sạp cực đắt đỏ. Người Việt buôn bán tại đây phải bươn chải tảo tần quần quật mới có thể trụ được. Nhiều người Việt từng là giáo sư, bác sĩ, kỹ sư nay đứng bán hàng, mặc cả với khách điệu nghệ như dân kinh doanh chính cống. “Tất cả cũng vì mưu sinh thôi, anh ạ” - chị Kim, chủ sạp nước hoa ở gần cổng chợ, tư lự. Chị Kim quê ở Đà Nẵng, sang Hungary đã được bốn năm, cho biết bây giờ chợ vắng khách hơn trước rất nhiều, kinh doanh vì thế cũng khó khăn hơn. “Nhưng người Việt mình được cái đi đâu cũng chịu khó, nên để kiếm được đồng ra đồng vào tại khu chợ này thậm chí tụi tôi không dám nghỉ bán ngày nào. Vì vắng sạp là mất mối, mất khách hàng ngay”.Dù cộng đồng người Việt ở Hungary không nhiều (nếu so với cộng đồng Việt ở các nước Đông Âu khác như Ba Lan, CH Czech, Đông Đức cũ...) và ai ai cũng phải cật lực mưu sinh hằng ngày, nhưng từ nhiều năm qua bà con ở đây đã thành lập Hội Người VN tại Hungary (ra đời năm 1995) để hỗ trợ gắn bó với nhau. Chưa có một cơ quan nào (kể cả cơ quan quản lý ngoại kiều Hungary) thống kê chính xác, nhưng theo nhiều người Việt sống lâu năm ở đây, số lượng người Việt đang định cư tại Hungary khoảng 5.000 người, trong đó đại đa số bà con đã có giấy tờ định cư hợp pháp, hầu hết sống và làm việc tại thủ đô Budapest. Một số khác sống, làm việc, học tập ở thành phố Szeged và Debrecen.Ca sĩ Anh Khoa có vợ (ái nữ của ông Đại sứ Hungary tại Việt Nam) và một cháu gái (Trần Diana) sống tại Budapest, thủ đô Hungary.
Thế hệ người Việt đầu tiên đến Hungary vào khoảng thập niên 1960 vốn là các du học sinh, nghiên cứu sinh, công nhân kỹ thuật. Thế hệ kế tiếp là thành phần hợp tác lao động (cuối thập niên 1980). Những truyền thống, hương vị quê nhà cũng được gìn giữ thông qua những đợt tổ chức sinh hoạt hội hè, đón tết nguyên đán, tổ chức văn nghệ cây nhà lá vườn “hát cho nhau nghe” những giai điệu quê hương... Đặc biệt, vài năm gần đây, năm nào cũng có đoàn ca múa nhạc từ VN sang biểu diễn tại Budapest. Mới nhất (24-6-2008), Đoàn nghệ thuật TP.HCM gồm chín ca sĩ, nghệ sĩ như Tạ Minh Tâm, Tùng Dương, nhóm Năm Dòng Kẻ đã sang biểu diễn phục vụ bà con trong chương trình “VN quê hương tôi” tại Trung tâm văn hóa Stefánia. Các hoạt động của cộng đồng thường được sự trợ giúp của các mạnh thường quân vốn là những doanh nghiệp người Việt thành đạt tại Hungary như ông Vũ Quý Dương (chủ tịch Trung tâm thương mại Thăng Long - khu thương mại duy nhất do người Việt sở hữu và điều hành tại Hungary), Lê Thanh Bình (chủ tịch Hội Doanh nghiệp VN tại Hungary)... Tháng 9-2008, cộng đồng người Việt tại Hungary sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt kiều châu Âu lần 3. Sẽ có 200 doanh nghiệp lớn của người Việt hoạt động tại các nước Tây Âu, Đông Âu lẫn từ VN sang tham dự bàn bạc định hướng hợp tác làm ăn, đầu tư về quê hương.Thực phẩm ở Budapest có thể khó ăn với khẩu vị người Việt Nam khi mới sang, nhất là thức ăn nhanh, nhiều béo. Các siêu thị ở Budapest có bán chút ít đồ ăn Việt Nam nhưng rất mắc.Tôi có hỏi: tại sao người Việt ở đây không hùn tiền nhau lại mua đất cất thương xá rồi chia nhau thuê, như vậy tốt hơn không? Theo chương trình hợp tác về giáo dục đào tạo giữa Việt Nam và Hungari trước kia, khoảng 4000 cán bộ chuyên gia khoa học kỹ thuật, chủ yếu là trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, cơ khí chế tạo của Việt Nam đã được đưa sang du học và nghiên cứu tại nước này.Những người Việt Nam đầu tiên có mặt ở Hungary từ hơn nửa thế kỷ trước đây nhờ sự hợp tác về văn hóa và giáo dục giữa Việt Nam và Hungary, nhưng cộng đồng người Việt Nam mới hình thành và thực sự ổn định trong gần ba thập niên qua. Ban đầu, người Việt tại Hungary đa phần là sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh (hàng năm có khoảng 40 sinh viên và 20 nghiên cứu sinh sang Hungary học tập).
Thế hệ người Việt đầu tiên đến Hungary vào khoảng thập niên 1960 vốn là các du học sinh, nghiên cứu sinh, công nhân kỹ thuật. Thế hệ kế tiếp là thành phần hợp tác lao động (cuối thập niên 1980). Những truyền thống, hương vị quê nhà cũng được gìn giữ thông qua những đợt tổ chức sinh hoạt hội hè, đón tết nguyên đán, tổ chức văn nghệ cây nhà lá vườn “hát cho nhau nghe” những giai điệu quê hương... Đặc biệt, vài năm gần đây, năm nào cũng có đoàn ca múa nhạc từ VN sang biểu diễn tại Budapest. Mới nhất (24-6-2008), Đoàn nghệ thuật TP.HCM gồm chín ca sĩ, nghệ sĩ như Tạ Minh Tâm, Tùng Dương, nhóm Năm Dòng Kẻ đã sang biểu diễn phục vụ bà con trong chương trình “VN quê hương tôi” tại Trung tâm văn hóa Stefánia. Các hoạt động của cộng đồng thường được sự trợ giúp của các mạnh thường quân vốn là những doanh nghiệp người Việt thành đạt tại Hungary như ông Vũ Quý Dương (chủ tịch Trung tâm thương mại Thăng Long - khu thương mại duy nhất do người Việt sở hữu và điều hành tại Hungary), Lê Thanh Bình (chủ tịch Hội Doanh nghiệp VN tại Hungary)... Tháng 9-2008, cộng đồng người Việt tại Hungary sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt kiều châu Âu lần 3. Sẽ có 200 doanh nghiệp lớn của người Việt hoạt động tại các nước Tây Âu, Đông Âu lẫn từ VN sang tham dự bàn bạc định hướng hợp tác làm ăn, đầu tư về quê hương.Thực phẩm ở Budapest có thể khó ăn với khẩu vị người Việt Nam khi mới sang, nhất là thức ăn nhanh, nhiều béo. Các siêu thị ở Budapest có bán chút ít đồ ăn Việt Nam nhưng rất mắc.Tôi có hỏi: tại sao người Việt ở đây không hùn tiền nhau lại mua đất cất thương xá rồi chia nhau thuê, như vậy tốt hơn không? Theo chương trình hợp tác về giáo dục đào tạo giữa Việt Nam và Hungari trước kia, khoảng 4000 cán bộ chuyên gia khoa học kỹ thuật, chủ yếu là trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, cơ khí chế tạo của Việt Nam đã được đưa sang du học và nghiên cứu tại nước này.Những người Việt Nam đầu tiên có mặt ở Hungary từ hơn nửa thế kỷ trước đây nhờ sự hợp tác về văn hóa và giáo dục giữa Việt Nam và Hungary, nhưng cộng đồng người Việt Nam mới hình thành và thực sự ổn định trong gần ba thập niên qua. Ban đầu, người Việt tại Hungary đa phần là sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh (hàng năm có khoảng 40 sinh viên và 20 nghiên cứu sinh sang Hungary học tập).
Trong những năm 1980, cộng đồng được bổ sung thêm vài trăm người sang theo diện học nghề và hợp tác lao động. Sau khi tốt nghiệp đại học hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, nhiều người đã ở lại, chọn Hungary làm quê hương thứ hai.
Trung tâm Thăng Long |
Sau những biến chuyển cuối thập niên 1980 tại nước bạn, ngoài một số người tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại nhà trường đại học và viện nghiên cứu của Hungary, đa số bà con chuyển sang làm kinh doanh. Sau này cộng đồng người Việt Nam ở Hungary lại được bổ sung thêm bởi những người sang thăm thân, đoàn tụ gia đình và một số khác sang Hungary mở công ty để buôn bán.
Hiện tại, đại bộ phận người Việt ở Hungary kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ, buôn bán tại các trung tâm thương mại, các chợ và trong các cửa hàng bán lẻ. Trong xu thế hội nhập châu Âu, việc buôn bán càng ngày càng khó khăn hơn do bị cạnh tranh hàng hóa của các nước Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ... và còn do sự ra đời nhanh của hệ thống siêu thị trên đất bạn. Đây là một thách thức lớn, đòi hỏi sự năng động và thích nghi mới tồn tại và phát triển được kinh doanh.
Một bộ phận cộng đồng đã thành lập các công ty dịch vụ, công ty xuất nhập khẩu, mở nhà hàng, khách sạn, xưởng sản xuất, các siêu thị bán buôn. Trung tâm Thăng Long là một ví dụ rất cụ thể về sự thành đạt và năng động của các thương gia người Việt. Đây là một trung tâm buôn bán do người Việt Nam bỏ vốn đầu tư và làm chủ.
Bên cạnh đó, nhiều công ty Việt Nam ở Hungary đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng Việt Nam sang Hungary và ngược lại. Một số doanh nhân Việt Nam thành đạt đã đầu tư về nước, thành lập các nhà máy sản xuất hàng để xuất khẩu sang Hungary và châu Âu, tiêu biểu là Tập đoàn VIMPEX chuyên kinh doanh bất động sản và xây dựng trung tâm thương mại. Khởi đầu từ một công ty kinh doanh thuốc lá, doanh nghiệp này đã lớn mạnh, hoạt động trên nhiều phương diện.
Ngoài ra còn có Công ty Đại Đông Á chuyên kinh doanh hàng mỹ phẩm với một hệ thống bán sỉ và bán lẻ có quy mô lớn, Công ty Thịnh-Mai chuyên nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam và tự xây dựng được thương hiệu riêng cho hàng hóa Việt Nam ở Đông Âu…
Bộ phận người Việt hoạt động khoa học kỹ thuật tuy nhỏ nhưng cũng có vị trí xứng đáng trong các trường đại học và các viện nghiên cứu của Hungary. Nhiều học sinh và sinh viên trong cộng đồng học tập xuất sắc, đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi của Hungary. Mới đây nhất có Nguyễn Thanh Hiền đã lọt vào top 6 và có thể tiếp tục tiến sâu hơn nữa trong cuộc thi tìm giọng ca triển vọng của Hungary.
Những cố gắng đó đã góp phần gây được ấn tượng tốt, tạo ra khả năng cho thế hệ trẻ hội nhập tích cực hơn vào xã hội Hungary và hình ảnh cũng như vị thế của cộng đồng người Việt Nam tại đất bạn được cải thiện ngày một rõ nét.
Để đạt được những thành công đáng quý trên đất Hungary, các tổ chức nòng cốt như Hội Người Việt Nam (thành lập từ năm 1995), Hội Doanh nghiệp, Ban liên lạc cựu chiến binh, Hội Sinh viên, Hội Phụ nữ, Câu lạc bộ Tennis (thành lập từ năm 2002) đã và đang phát huy tốt vai trò và vị trí. Gần đây, sự ra đời của Hiệp hội Người Việt Nam tại Hungary (tháng 4-2008) đã thống nhất tổ chức giữa các hội cơ sở, giúp cho các hoạt động của các tổ chức trong cộng đồng hiệu quả hơn. Hiệp hội cùng với các hội cơ sở đang chuyển biến thành một tổ chức xã hội rộng rãi, thu hút sự tham gia của đông đảo bà con người Việt Nam sống tại Hungary. Các hoạt động của Hội Doanh nghiệp cũng mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, ví dụ bà con tham gia chương trình điện thoại của Hội Doanh nghiệp được hưởng giá cước ưu đãi, các cuộc gọi giữa người Việt với nhau được miễn phí. Hội Doanh nghiệp còn ký được những hợp đồng với ngân hàng, công ty bảo hiểm, các hãng sửa chữa ôtô… để có được các điều khoản ưu đãi cho cộng đồng.Người Hungary hiền lành, dễ mến và như các nước khác ở châu Âu luật giao thông phải được tôn trọng nghiêm túc. Bạn nên đi đúng phần đường đi bộ; chỉ băng qua đường theo đúng đèn xanh đèn đỏ và nên đi nhanh vì chỉ có mấy giây là chuyển đèn; chỉ băng qua đường tại đúng vị trí có vạch vôi...
Các hộp điện thoại công cộng nhận tiền xu và thẻ điện thoại của người gọi. Thẻ có thể mua ở các quầy báo, bưu điện, khách sạn... Điện thoại di động sử dụng phổ biến và thường dùng với hệ thống thẻ cài đặt. Mã nước Hungary là 36, mã vùng Budapest 1. Gọi đường dài quốc tế bấm 00 trước mã nước; gọi đường dài trong nước và đối với di động bấm 06 trước mã nước.
Thủ đô Budapest có hệ thống phương tiện giao thông công cộng (gồm xe buýt, xe điện, xe cáp, tàu điện ngầm...) rất đơn giản và hiệu quả. Đối với tàu điện ngầm, bạn chỉ cần 20 phút đi từ bên này đến bên kia thành phố. Các phương tiện công cộng hoạt động từ 4 giờ 30 phút sáng đến 23 giờ hàng ngày. Taxi được đặt hàng qua điện thoại thường rẻ hơn đón xe giữa đường.
Biểu tượng của đức mẹ đồng trinh Mary cùng với Chúa Giê-su trên tay theo phong cách La Mã phương Đông đầu tiên ở nhà thờ Uniate ở một thị xã ở Hungari có tên la Poach. Sau hai việc bất ngờ xảy ra một cách kỳ lạ vào năm 1696 người Mẹ trong bức tranh rơi nước mắt, hoàng đế Leopold đệ I, đức vua của Hungari, đã ra lệnh mang bức tranh này đến nhà thờ thánh Stephen, nơi bức tranh được bảo vệ an toàn từ quân đội Hồi giáo được sự ủng hộ và giúp đỡ của Pháp vẫn còn thống trị rất nhiều vùng ở Hungari. Từ năm 1697 đến 1945 biểu tượng này được đặt gần Án thờ cao ở trước cửa nhà thờ. Từ đó trở đi, nó trở thành một khung tranh rất đặc biệt, nằm trên án thờ dưới một bức trướng bằng đá cổ xưa gần góc phía Tây nam của gian giữa giáo đường – nơi rất nhiều ngọn nến đang cháy được thắp nên để biểu lộ sự tôn kính đặc biệt là của người Hungari.Không biết từ khi nào, tôi bắt đầu mê mẩn bản Waltz của Johann Strauss có cái tên nhẹ nhàng “Sông Đa-nuýp xanh” (An der schönen blauen Donau). Tôi đã từng chìm đắm trong cái mênh mông vô tận của dòng sông xanh qua từng nốt nhạc. Và tôi đã đến đây, nhưng dòng sông không xanh màu xanh da trời như tôi kỳ vọng, nó có một màu sắc hơi khó tả, một màu xám xám pha xanh lá cây. Vào những ngày cuối tuần, tôi có thói quen đi bộ dọc bờ sông, khoan khoái hít thở không khí trong lành và ngắm nhìn các chuyến tàu du lịch cắm cờ Hung phấp phới đi trên lòng sông cùng những cánh chim chao chao trên mặt nước. Người ta nói rằng đoạn đẹp nhất của dòng sông Danube là chảy qua phía Bắc thủ đô Budapest, dọc bên khúc quanh này là những thị trấn xinh đẹp và thành cổ Visegrád từ thế kỷ XIV.Sông Danube chia Budapest thành hai phần tách biệt: Vùng đồi núi Buda với thành quách và cung điện của vua chúa ngày xưa. Phía Pest là bình nguyên với các tòa nhà cổ kính thời Trung cổ. Buda và Pest được nối với nhau bằng bảy cây cầu. Mỗi cây cầu mang một vẻ đẹp riêng và là chứng nhân của lịch sử, là huyết mạch nối hai bên thành phố. Trong số bảy cây cầu đó, tôi yêu nhất là hai cây cầu: cầu Xích và cầu Elisabeth. Cầu Xích (Chain Bridge hay Lánchíd trong tiếng Hungary) là chiếc cầu mang vẻ đẹp hoành tráng nhất với 4 con sư tử nghễu nghện há miệng ngự hai bên đầu cầu.Một người bạn mới quen ở bên này có kể cho tôi nghe một truyền thuyết: vị kiến trúc sư thiết kế ra 4 con sư tử đó rất tự hào về công trình mà ông coi là không hề chút khiếm khuyết nào, cho đến một ngày ai đó phát hiện ra những đứa con tinh thần của ông - bốn chú sư tử - không có lưỡi, khiến ông buồn và tự tử! Mỗi lần đi qua cầu Xích, tôi lại ngắm nhìn những con sư tử trắng với chiếc bờm oai phong hướng nhìn lên Budai Vár, nơi du khách ngày ngày đi trên buồng thang máy làm bằng gỗ lên du ngoạn thành cổ.
Chiếc cầu thứ hai - cầu Elisabeth (Erzsébet hid) - đã làm tôi tốn bao nhiêu công sức loay hoay chụp hàng trăm bức ảnh từ chân tượng Thánh Gellért lưng chừng núi mà vẫn không thể diễn tả nổi vẻ đẹp giản dị mà tinh khiết của cây cầu treo màu trắng này. Cứ mỗi lần dừng chân bên bờ sông, nhìn hướng về cây cầu, tôi lại thấy hiện lên hình ảnh hoàng hậu Elisabeth (Sissi) của Đế chế Áo - Hung hùng mạnh thế kỷ XIX. Cầu Elisabeth cũng là “sợi dây tình cảm” của tôi từ Pest hướng về đám bạn bè cùng lớp sống bên Buda. Cứ mỗi lần hẹn nhau đi đâu, đã thành một thói quen, chúng tôi lại gặp nhau ở chân chiếc cầu này.
Tôi thích giao thông công cộng ở Budapest, đa dạng, tiện lợi và đúng giờ. Để tránh tắc đường đến lớp muộn, tôi ít khi đi xe buýt mà hay đi tàu điện ngầm (metro) và tàu điện (tram) vì hai loại tàu này có đường riêng. Tàu điện ngầm của Budapest khá cũ kỹ, nhất là M1 là tuyến xe ngầm đầu tiên của đại lục Âu Á, vận hành lần đầu vào năm 1896 và là tuyến xe ngầm thứ hai trên thế giới sau London. Budapest có ba tuyến metro chính và tuyến thứ tư đang xây dựng. Tuyến M2 (red-line) là tuyến duy nhất chạy dưới lòng sông Danube và có nhà ga đẹp nhất nhưng chất lượng tầu thì ba tuyến đều… dở như nhau: khi chuyển động luôn gây ra tiếng lọc xọc lọc xọc.
Tôi thích nhất là tàu điện nơi đây, những chiếc xe điện sơn màu vàng có tuổi đời trên 20-30 năm cứ đơn độc lùi lũi chạy theo đường dây điện chăng như mạng nhện khắp thành phố. Tôi đã từng đi tàu điện ở nhiều thành phố châu Âu, nhưng thực sự ấn tượng với hệ thống tram già nua ở Budapest, một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của người dân, thân quen và gần gũi. Với thẻ sinh viên, tôi trả 3.250 HUF (khoảng 13 EURO) cho cả một tháng đi lại trên đủ loại phương tiện công cộng, bảo sao mà tôi không yêu giao thông nơi đây nhỉ?
Tôi yêu người dân Budapest của đất nước những người Magyar (Magyarország), giữa lòng Đông Âu hiền hậu và thân thiện. Từ khi đến đây, chưa bao giờ tôi gặp một ánh mắt sắc lạnh hay cái nhìn kỳ thị với người ngoại quốc như ở Đức hay Pháp. Ở đây người ta nói tiếng Anh khá tốt và rất nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi.Tiếng Hung khó, hầu như tôi không tìm nổi sự liên hệ giữa nào giữa tiếng Hung với tiếng Anh, tiếng Đức hay tiếng Ý, ba ngoại ngữ mà tôi có thể bập bẹ, và dĩ nhiên là tôi phát âm sai, nhưng họ vẫn hiểu, và cố hiểu, và cười độ lượng - nụ cười luôn nở trên môi.Tôi không ăn được đồ gia vị, mà lại ăn được các món Hungary. Tôi có đọc đâu đó về món xúp cá nổi tiếng Halászlé (tiếng Anh gọi là Fisherman’s soup) nên cũng tò mò ăn thử. Khi bàn ăn dọn ra thấy cái bát đựng xúp cá đỏ ngầu mà sợ quá, hỏi anh phục vụ, hóa ra xúp này phải làm từ nhiều loại cá khác nhau và đun trong nước cùng món ớt đỏ đặc trưng của Hungary nên nó có màu như vậy.
Ngoài ra, còn có món xúp nấu khoai tây, cà rốt và thịt bò hầm nhừ mà cứ mỗi kỳ hội thảo lại thấy trường đặt cho chúng tôi ăn với bánh mỳ lăn vừng đen. Món xúp này dễ ăn, thanh và không có mùi mè nên tôi rất thích. Bánh mỳ và bánh ngọt ở đây thì phong phú về chủng loại và khá ngon, nhưng cà phê thì chán khủng khiếp. Nhiều lần thấy cà phê pha dở quá tôi lại bần thần nghĩ đến ly capucchino thơm phức hay expresso đậm đặc ở xứ núi thân yêu mà mỗi chiều tan học, tôi và đám bạn thường tụ tập thưởng thức. Phải nói cà phê Ý khó có nơi nào vượt qua được!
Tôi còn yêu Budapest vì có chợ trời Việt Nam. Thú vui cuối tuần của tôi là ra chợ ăn phở và uống chè mạn. Chợ Bốn Con Hổ” của Budapest nằm ở Quận VIII, cách nhà tôi chừng 15 phút đi bộ. Chợ khá rộng kéo dài gần hết một con phố nhưng rất lộn xộn, chủ yếu do người Việt với người Tàu đứng bán các mặt hàng quần áo giày dép, xen vào đó là dăm ba quầy hàng bán thực phẩm tươi sống từ mớ rau muống đến gói mỳ tôm.
Người Việt ở Budapest có khoảng 5.000 người, đồ ăn châu Á chả thiếu thức gì. Tôi hay ghé qua quán phở anh Tý để ăn bát phở bò hay bát bún cá mỗi sáng Chủ nhật và thích thú nhìn cảnh tượng mua bán láo nháo xung quanh. Vợ chồng anh Tý người Nam Bộ, niềm nở và chiều khách. Phở thường đựng trong cái bát nhựa dùng một lần và ăn bằng thìa dĩa nhựa. Khách ăn đứng quanh một cái bàn cao bên cạnh thường xuyên có một đám đánh bạc cả người Việt lẫn mấy người Tàu nói tiếng Việt lơ lớ. Vào trong chợ, tôi dường như quên rằng mình đang ở Budapest, thấy như mình đang đi một chuyến tàu suốt chiều dài đất nước khi nghe thấy đủ giọng Bắc - Trung - Nam. Ở đây, tôi thấy Hà Nội gần lắm, như mới đây thôi, tôi vừa hết giờ làm việc và hối hả chạy ra chợ Châu Long mua đồ ăn cho bữa cơm chiều. Chợ trời Việt Nam mang một nét văn hóa riêng của Việt Nam giữa lòng châu Âu.
Rời Budapest, chúng tôi đi đến làng Holloko - ngôi làng duy nhất trên TG được UNESCO công nhận là "di sản văn hóa TG" nằm trong núi Cserhat cách Budapest vài trăm km về phía tây bắc. Khác với nhũng làng khác ở châu Âu, ngôi nha 2thờ trắng nhỏ xíu xinh xắn cất từ thế kỷ 15 nằm ngay rìa làng với tháp chuông nhọn đã có từ thời Trung Cổ duy nhất còn sót lại. Nhà nào trong làng này cũng sạch bóng, gọn ghẽ, có lan can gỗ phía trước nhìn ra mảnh vườn nhỏ với hàng rào thấp, có cái móng ngựa treo ngay cửa chính với vòng hoa paprika đỏ và một trái bắp khô hay một ảnh thánh. nhà bảo tàng của làng này chính là ngôi nhà tiêu biểu nhất được phục chế hòan hảo nhất với nội thất trang trí mang tính truyền thống của miền Bắc Hungary. Thực ra tất cả ngôi nhà trong làng này đều được xây từ đầu thế kỷ 20 chứ không có nhà nào xưa hơn. Người dân kể là quân Mông Cổ đã từng tràn qua đây đốt sạch từ thế kỷ 13 và đến thế kỷ 16 thì quân Thổ Nhĩ Kỳ lại tàn phá. Chính quyền Hungary quyết định bảo tồn làng này để thế hệ tương lai có thể biết về cội nguồn của dân tộc Hungary. Ngủ lại đêm ở đây với giá phải chăng mà còn có thể được mời tham dự một đám cưới truyền thống; về đêm có những sinh hoạt rất vui nhộn và thân thiện với những phụ nữ trong làng mặc những bộ quần áo đẹp nhất để nhảy múa và ca hát với du khách.
Chúng tôi đi đến công viên quốc gia Hortobagy là một vùng đồng bằng và đầm lầy rộng lớn ở miền đông Hungary để thấy người ta vẫn chăn thả trên những ôồng cỏ miền quê y như phim ảnh nói về 2 thiên niên kỷ trước. Sau đó, chúng tôi đến tu viện Millenary ở Gyor. Những thầy tu Benedictime đầu tiên đã cư ngụ ở Tu Viện Millenary thuộc Pannonhalma từ năm 996 và chính từ trường này đã phát triển khắp châu Âu. Lịch sử 1000 năm có thể thấy rõ qua công trình kiến trúc của tu viện xây từ năm 1224 mà hôm nay vẫn là nơi đào tạo thầy dòng cho Trung Âu.
Có 712 hang động thuộc Aggteled Karst và Slovak Karst được khám phá ở Hungary - Slovak; đây là một công trình nghiên cứu địa chất quan trọng nhưng rất tiếc là chúng tôi phải về Wien để cùng đi tiếp qua Tiệp với một nhóm bạn khác. Từ Áo qua Hung cũng có cảm tưởng như từ HongKong qua Thâm Quyến.(9-2007)
Cảm ơn những thông tin tác giả chia sẻ đến bạn đọc. Ngoài ra Cánh Chim Việt Travel đang có khuyến mãi vé máy bay nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của các bạn vào dịp cuối năm. Những bạn đang có ý định đi du lịch tự túc thì tham khảo qua nhé! Chi tiết tại http://www.canhchimviet.com.vn
ReplyDelete