Tuesday, September 20, 2011

Du lịch Luân Ðôn và nước Anh









Từ lâu, tôi đã muốn đến du lịch nước Anh - một đảo nhỏ nhưng có một bề dày lịch sử, từng là một đế quốc hùng mạnh khi xâm chiếm nhiều thuộc địa ở khắp thế giới; trong đó có nước Mỹ mà tôi đã nhận làm quê hương thứ 2. Nước Anh đã tạo ra ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển nền văn minh nhân loại ngày nay với nhiều phát minh quan trọng và tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ quốc tế (ít nhất ¼ dân số TG đang sử dụng !). Nước Anh có đài BBC, có các đội banh nổi tiếng như Manchester, Chelsea, Arsenal, Liverpool…, có văn hào William Shakespeare, có ban nhạc Beatles, có nữ hoàng Elizabeth & công nương Diana, có xe Rolls Royce, có Scotland Yard, etc… và biết bao thứ khác nữa !
Nhờ British Airways sale giá máy bay nên tôi mới quyết định bay qua London rồi sẽ đi Đức, Áo, Đông Âu kỳ này. Ðến phi trường quốc tế Heathrow sáng hôm nay cũng sẽ thấy sự kiểm soát an ninh nghiêm ngặt như bên Mỹ sau vụ "9-11" ở NY. Bước ra ngoài mới thấy bầu trời ngoại ô phía Tây London thấy cảnh mây xám xịt, sương mù bàng bạc trên một đất nước nhiều mưa, cây cối hoa lá xanh tươi mơn mởn. Ðây là lần đầu tiên tôi đặt chân đến Anh Quốc-một đảo quốc nên hơi nước biển bốc lên bao trùm khắp nơi khiến xứ sở này có biệt danh là “xứ sương mù”. Từ phi trường quốc tế Heathrow về khu Soho trên Dean Street tức khu Chinatown chỉ khoảng 14 miles nhưng phải mất 30 phút mới về đến khách sạn. Ông bạn già là dân KQ/VNCH đi qua Anh từ năm 1975 cùng "bà xã" là dân HKVN trước đây cũng thích bay nhảy nên tình nguyện đưa đón tụi tôi đi chơi nước Anh. Anh vừa chỉ cho tôi thấy đường hầm, xe điện ngầm(subway), phố xá, khu Central London, Hayes, Hyde Park, Piccadilly Circus..., vừa hỏi tôi so với nước Mỹ thì sao? Trước khi đi, tôi cũng đã làm homework để biết những nơi nào ở London và Anh mà mình nên đến coi cho biết, trong tay lại kè kè mấy bản đồ và địa chỉ cần thiết về "cựu thế giới" này. Sông Thames chia đôi London thành khu bờ Bắc (có Hyde Park, Big Ben, Nat'l Gallery, British Museum, nhà thờ St. Paul, Tower of London...) và bờ Nam (Tate Modern Gallery) với cầu Tower lịch sử & cầu London Millennium Footbridge hiện đại (từ Tate Modern Gallery qua khu nhà thờ St. Paul) là những gạch nối nổi tiếng. Cảm giác đầu tiên về London là kiến trúc thành phố cổ trộn lẫn hài hoà với hiện đại nhưng có vẻ quá ...ngột ngạt, chật chội cho dù có sông Thames và nhiều công viên đẹp, rộng & râm mát. Thứ 2, hệ thống đường xe lửa & điện ngầm (subway & metro) rất tiện lợi, hiện đại(có lẽ Hongkong & Singapore học từ kinh nghiệm này?). Thứ 3, như bất kỳ thành phố nổi tiếng của châu Âu, London có rất nhiều museum, gallery và kiến trúc độc đáo; trong đó có không ít "gia sản" quý giá của nhân loại mà họ cướp được từ các thuộc địa". Có thời "Mặt thời không bao giờ lặn trên lãnh thổ của nước Anh" kia mà.
Model of Daniel Liebeskind's "Spiral" building at Victoria & Albert Museum
1. Luân Ðôn
London
hay Luân Đôn là thủ đô của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và là thủ đô de facto của nước Anh. Nó cũng là một trong những thành phố lớn nhất, nổi tiếng nhất Liên minh châu Âu. Với số dân 7 triệu người (bằng nửa dân số nước Anh), Luân Đôn cũng là một thành phố có nhiều sắc tộc nhất trên thế giới. Khi dạo phố, bạn có thể bắt gặp một người gốc Phi, Ả Rập, Ấn Độ, gốc Á hay con cháu của cư dân vùng biển Caribbean. Bên cạnh những quang cảnh tuyệt đẹp hiện hữu như: cung điện Buckingham & Westminster, tòa nhà Quốc Hội (Nghị Viện) của Vương Quốc Liên Hiệp Anh, tháp Big Ben, Tower Bridge bên bờ sông Thames.... Luân Đôn, bạn còn có thể tìm thấy nhiều thứ ở đây, từ những câu lạc bộ, những thú vui về đêm, nhịp sống thành phố luôn sôi động. Khi phải bình chọn thành phố thân thiện nhất thế giới, ắt hẳn bạn phải ghi tên Luân Đôn vào danh sách bình chọn của mình. Người Anh không kiêu ngạo mà họ thường xử sự theo kiểu kẻ cả nên mới có câu "phớt tỉnh Ăng-lê". Đây là một trong những nhược điểm của người dân nơi đây nhưng chắc chắn bạn cũng sẽ như thế thôi nếu bạn là người dân của một đất nước đã từng sở hữu 3/4 thế giới này. Sau khi check-in ở khách sạn Radisson Edwardian Hampshire trong khu Leicester Square xong, tụi tôi kéo nhau ra khu phố Tàu gần đó ăn trưa trong quán Golden Dragon nhưng nói thiệt là thua xa đồ ăn Tàu ở Chinatown bên California. Lạ thiệt, mới từ Los Angeles qua tới London là lại kiếm thức ăn Á Châu thay vì ăn đồ Anh cho biết(giống hệt thức ăn Mỹ thôi chứ có gì khác?). Trong phố Tàu giữa Soho district này không phải chỉ có người Hoa (chủ yếu là dân Hongkong) mà có thể thấy các sắc dân Á châu khác; trong đó có VN ta. Đến nước Anh hôm nay sẽ thấy mặt di dân từ tất cả thuộc địa cũ của Anh ngày xưa, từ Á - Phi - Mỹ - Úc... Ở đây mới nghe chuyện giữa Dr. Fu Manchu và nhân vật trong truyện trinh thám của Sherlock Holmes. Các cô Tàu tíu tít nói và chụp hình theo kiểu Tàu ngay giữa phố Tàu. Du khách Tàu luôn tự hào là ở đâu có cỏ mọc, ở đó có người Tàu" nên đi đâu cũng gặp người Hoa và thức ăn Tàu. Từ phố Tàu, chúng tôi đi qua Trafalgar Square và vô coi National Portrait Gallery. Sau đó băng qua đường Pall Mall và Marlborough (giống hiệu thuốc lá ?) vô khu The Mall để viếng thăm Buckingham Palace("Buck House")-Hoàng Cung, nơi cư ngụ của Nữ Hoàng và Hoàng tộc Anh( với 19 state rooms, 52 principal bedrooms, 188 staff bedrooms, 92 offices, 78 bathrooms). So với hoàng cung ở Nga, Ý, Tây Ban Nha hay Tàu thì vẫn ...thua xa. Ấn tượng nhất là khi nghe giới thiệu về thời đại vàng son của nước Anh dưới thời Queen Victoria (bởi vậy mới có tượng Victoria Memorial), rồi dạo quanh Palace Garden, khu Royal Mews và khu The Mall. Chiều xuống, chúng tôi tà tà ra nhà ga xe điện Waterloo(lấy tên trận đánh cuối cùng Napoléon đại bại trước quân Anh và là một nhà ga lớn có đường tàu sang Pháp). Nhà ga Waterloo mở cửa từ năm 1848 và đã ngưng hoạt động từ tháng 11 năm 2007 vì hãng xe điện Eurostar đã chuyển những tuyến đường sang nhà ga St. Pancras sau khi hoàn tất tuyến đường “HS1” (High Speed Route 1). Nhà ga có thể trở thành thương xá sau này nhưng trạm xe điện ngầm Underground Waterloo vẫn hoạt động bình thường. Ra cầu Westminster nhìn xuống thành phố Luân Ðôn khi hoàng hôn xuống mới thấy Luân Đôn là thủ đô nước Anh cũng giống như là các thành phố châu Âu khác, có sông Thames chia thủ đô Luân Đôn làm 2: phía Ðông & phía Tây. Tà tà ra khu Piccadilly Circus,Leicester Square, Tottenham Court Road,Oxford Circus, rải rác vài cô gái điếm đứng dọc đường chào mời khách, vài tay bán ma tuý và ăn xin đứng trước những sex-shop gần nhà thờ French Protestant Church... Nghe nói mới vài nam trước ở đây có những tên neo-Nazi khùng điên cho nổ bom giết chết vài người nên tôi cũng ớn lạnh với khu Soho này. Ghé vô tiệm Franco mua pizza về khách sạn ăn mới thấy pizza ở đây dở hơn Pizza Hut ! Tôi háo hức đi tìm toà nhà Gherkin hình cái trứng, khu Liverpool One, Cabot Circus ở Bristol, Highcross ở Leicester, Stratford City... nhưng nghe nói bây giờ thuộc tư nhân(private) nên cấm đến gần chụp hình từ sau vụ khủng bố 11-9.
http://www.wayfaring.info/wp-content/uploads/2007/03/big-ben-picture-3.jpgSáng hôm sau, tôi thức dậy thật sớm vì chưa quen giờ giấc và cũng để London sáng sớm ra sao, trước khi về khách sạn ăn sáng. Bữa ăn sáng ở đây dù là buffet nhưng thức ăn cũng thường(bánh mì, trứng chiên, xúc xích, ham, trà, cà phê, nước cam...), nếu trả tiền cũng phải 40 đô la Mỹ một người! Sáng hôm nay, lúc 8 giờ sẽ có người đến đón chúng tôi đưa đi tham quan tổng quát thành phố Luân Ðôn (City Tour) trong buổi sáng, sau đó ai muốn tham dự Tour Optional (nhiệm ý) thì trả tiền thêm sẽ đi thăm lâu đài Windsor ở ngoại ô phía Tây Luân Ðôn. Ai không đi thì về nhà ga Victoria và tự do trong suốt ngày còn lại.
Trước 8 giờ, hướng dẫn viên City Tour vui vẻ mời mọi người ra xe buýt và nói sơ qua về thành phố Luân Ðôn, đại khái là hiện nay Luân Ðôn có dân số là 7.4 triệu người và được chia ra làm 33 đơn vị hành chánh có 31 Quận (Boroughs) và 2 thành phố London và Westminster. Trước tiên, xe qua cầu Westminster rồi dừng lại ở quảng trường Palace of Westminster. Từ quảng trường nằm cạnh bờ sông Thames là tháp Big Ben, tòa nhà lập pháp (Houses of Parliament), phía Tây là nhà thờ cổ St. Margeret và tu viện Westminster Abbey. Nghe nói là trong thời kỳ Stuart(1603-1707), nước Anh phát triển vượt bậc từ một nước yếu kém chuyển sang một quốc gia hùng mạnh trong suốt nhiều thế kỷ; sau đó đóng góp vào sự hưng thịnh của cả thế giới. Trong thế kỷ 18, Anh Quốc được gọi là Kingdom of Great Britain (1707-1800) sáp nhập với nước Scotland ở phía Bắc, chính quyền và quốc hội đặt tại Westminster. Giai đoạn kế tiếp (1801-1922), Anh sáp nhập thêm đảo quốc Ireland, tiếp tục phát triển và sau Cách Mạng Kỹ Nghệ sáng chế ra máy hơi nước, Luân Ðôn đã trở thành trung tâm kỹ nghệ của đế quốc Ăng-lê và là thành phố lớn nhất thế giới trong khoảng từ năm 1831 đến 1925. Trong thế kỷ 19, Luân Ðôn đã có hệ thống hỏa xa (1836) giúp cho giao thông và vận chuyển hàng hóa nhanh chóng giữa vùng nông thôn, ngoại ô nối liền với đô thị. Năm 1863, Luân Ðôn xây đường xe điện ngầm đầu tiên trên thế giới, là hệ thống London Underground đến nay vẫn còn sử dụng và nới rộng thêm ra. Những công trình xây dựng ở London vào thế kỷ 19 gồm có: công trường Trafalgar, Tháp Big Ben và Tòa Nhà Quốc Hội Anh (Houses of Parliament), thính đường Royal Albert, viện bảo tàng Victoria và Albert, cầu Tower Bridge. Trong lịch sử Anh Quốc thế kỷ 19, nổi tiếng nhất là Nữ Hoàng Alexandrina Victoria (1819-1901). Bà lên ngôi ngày 20 Tháng Sáu 1837, là cháu nội của vua George III, là cháu gái vua William IV (dòng vua người Normandy). Bà làm vua lâu nhất nước Anh kéo dài đến 63 năm 7 tháng (Nữ Hoàng Elizabeth II cũng thuộc dòng họ của bà, lên ngôi Tháng Hai 1952 đến nay được 56 năm). Thời đại của bà nước Anh về kinh tế, quân sự phát triển từ những thế kỷ trước và có thuộc địa khắp năm châu nên mới có câu "mặt trời không bao giờ lặn ở vương quốc Anh" của Nữ Hoàng Victoria. Bà khôn khéo gả con cháu của mình cho vua các nước Âu Châu nên ngày nay nhiều vua, hoàng hậu Âu Châu đều là cháu chắt của bà; trong khi chồng bà là người Đức và rất được bà yêu vì ông hiền và biết im lặng !
Nước Anh từ 1922 đến nay:
Từ 1919 đến 1921, Ireland có cuộc nội chiến của du kích quân Irish Republican Army (IRA) đòi độc lập với nước Anh và năm 1922, Ireland được độc lập nhưng một phần phía Bắc vẫn trung thành với nước Anh. Trong Ðệ Nhị Thế Chiến, Anh Quốc thuộc phe Ðồng Minh chống với Ðức và Ý và Anh là nước duy nhất không bị quân Ðức chiếm đóng; mặc dù Luân Ðôn bị dội bom thiệt hại rất nhiều. Hiện nay, Liên Hiệp Anh có nền kinh tế đứng hạng thứ 6 thế giới.
Tháp Big Ben và tòa nhà Lập Pháp (Houses of Parliament) cùng nằm trong miếng đất cạnh bờ sông từ ngày xưa có tên là Palace of Westminster. Ðây là vị trí chiến l
ược rất quan trọng từ thời Trung Cổ vì vị trí cạnh bờ sông là bến tàu để giao thông với các nước khác và thế giới bên ngoài. Những kiến trúc ở đây có từ thời Anglo-Saxon (thế kỷ thứ 7), được dùng làm hoàng cung trong triều vua Canute de Great (trị vì năm 1016 đến 1034). Những triều vua sau đó cũng xây lại cung điện Westminster làm hoàng cung. Ngày 16 Tháng Mười 1834 hỏa hoạn thiêu rụi hầu hết các cung điện Westminster chỉ còn lại Westminster Hall, Jewel Tower và nhà nguyện St. Stephen.
Sau ngày bị hỏa hoạn, tháp Big Ben và tòa nhà Lập pháp được xây lại và thời gian xây dựng kéo dài 30 năm do kiến trúc sư Sir Charles Barry (1795-1860) thiết kế. Chiếc đồng hồ 4 mặt trên tháp Big Ben cứ đúng mỗi giờ là ngân lên những tiếng như chuông nhà thờ đổ. Chuông đổ rất đúng giờ và liên tục từ năm 1854 đến nay là năm hoàn thành đồng hồ, sau đó mới hoàn tất ngọn tháp. Có vài lần đồng hồ ngưng chạy để tu sửa như lần đầu tiên vào Tháng Tám 1976 ngưng vì kim loại bị hao mòn cho đến Tháng Năm 1977 việc tu sửa mới hoàn tất và lần khác vào Tháng Tám 2007. Big Ben là tên thân mật để gọi tháp đồng hồ, là hình ảnh quen thuộc của dân chúng Luân Ðôn chứ thật ra tên chính thức của nó là Great Bell. Ðây là chiếc đồng hồ 4 mặt có đổ chuông lớn nhất thế giới. Mặt đồng hồ có đường kính 7 mét (23 feet) được đặt trên tháp cao 96 mét (316 feet) kiểu dáng cổ kính, uy nghi như có nạm vàng.
Phía Nam tháp đồng hồ là Tòa Nhà Lập Pháp (Houses of Parliament) hay còn được gọi là Westminster Palace. Trong quần thể kiến trúc này còn có 2 tháp khác nữa là Tháp Victoria (cao nhất 98.5 m) và Tháp St. Stephen (91.4 m) vì nằm bên trong nên không được mấy chú ý. Tòa Nhà Lập Pháp của Vương Quốc Liên Hiệp Anh có tổng cộng hơn 1,100 phòng, 100 cầu thang. Là nơi hội họp của hai viện là House of Commons (Hạ Viện) và House of Lords (Thượng Viện) là 2 cơ quan duy nhất soạn thảo các luật lệ mà ta có thể gọi chung là Nghị Viện. Hạ Viện có quyền lực cao hơn với 646 thành viên do bầu cử trực tiếp từ những khu vực bầu cử được quy định theo dân số. Thượng Viện có 724 thành viên (con số này không cố định) được chỉ định từ giới quý tộc và hàng giám mục Anh giáo. Nghị Viện có quyền chỉ định thủ tướng thường là lãnh tụ những đảng lớn (thủ tướng hiện nay là ông Gordon Brown thuộc Ðảng Lao Ðộng). Vương quốc Anh theo chế độ Quân Chủ Lập Hiến, vua hay nữ hoàng là nguyên thủ quốc gia, trên lý thuyết nắm mọi quyền hành pháp nhưng
thực tế chính thủ tướng mới là người lãnh đạo chính phủ (được gọi là chính phủ của nữ hoàng tức thủ tướng và các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước nữ hoàng). Nghị Viện cũng chịu sự chi phối của nữ hoàng, nữ hoàng trao cho Nghị Viện quyền nhóm họp và soạn thảo luật và một văn bản không thể trở thành luật được nếu không có sự phê chuẩn của nữ hoàng (trong quá khứ chưa có đạo luật nào Nghị Viện đưa lên mà nữ hoàng không ký!).
Về lãnh thổ vào thế kỷ 19 Anh Quốc có nhiều thuộc địa trên khắp thế giới nhưng ngày nay Vương Quốc Liên Hiệp Anh chỉ còn các phần đất: Anh, Wales, Scotland và Bắc Ireland. Anh, Wales, Scotland cùng nằm trong một đảo và Bắc Ireland nằm trên đảo nhỏ phía Tây. Ngày xưa 4 phần đất này là 4 nước độc lập nhưng nay đã hợp chung thành Vương Quốc Anh tuy nhiên họ áp dụng những luật lệ khác nhau. Phía Nam đảo Ireland lại là một quốc gia riêng không nằm trong Vương Quốc Liên Hiệp Anh, không dùng đồng Pound Sterling mà dùng đồng Euro như các nước trong Liên Hiệp Âu Châu (EU: European Union). Vì không thống
nhất được nội bộ nên đến nay, Vương Quốc Anh vẫn dùng tiền riêng là đồng bảng Anh (Pound Sterling) mặc dù đã gia nhập khối Liên Hiệp Âu Châu. Tháp Big Ben, tòa nhà Lập Pháp, quảng trường Palace of Westminster Tower Bridge là những điểm chính của City Tour. Ðây cũng là nơi tấp nập du khách nhất nên đông vui hơn. Các cô Tàu, Nhật...thích chụp hình chung với mấy ông lính Anh đứng gác hay cỡi ngựa, hay chui vô mấy vườn hoa rực rỡ muôn màu. Sau khi tham quan tòa nhà lập pháp Houses of Parliament, chúng tôi ăn trưa vội vàng để kịp đi về phía Tây là nhà thờ cổ St. Margeret và tu viện Westminster Abbey. Ai ăn xong cũng ...mệt nên không mấy ai hứng thú khi vào 2 di tích lịch sử này nữa. Có lẽ chuyện kể về công nương Diana và cái chết với ông bồ Dodi là hấp dẫn hơn hết, cho thấy dân Anh vẫn khoái công nương Diana cho dù nàng không tìm được chổ đứng trong hoàng gia Anh; nhất là với Nữ Hoàng Anh. Thái tử Charles càng bị dân Anh chê hơn nữa sau khi tái giá và tức cười là dân Anh cũng giống dân VN là thích nghe những chuyện "thâm cung bí sử" trong hoàng gia Anh.Sau chuyến City Tour đó, tôi rủ ông bạn già đi ra London Bridge Tower-cây cầu nổi tiếng TG. Tower Bridge, bắc qua sông Thames ở London, khánh thành năm 1894 sau 8 năm xây dựng, nổi tiếng với 2 ngọn tháp ở 2 đầu cầu đã giúp cho tàu bè qua lại dễ dàng. Du khách có thể leo lên tháp để ngắm nhìn toàn cảnh và có thể đi bộ qua cầu. Bên ngoài là Cornish granite & Portland stone, chiếc cầu trở nên một thắng cảnh nổi tiếng của London. Gần đó là chiến hạm HMS Belfast nay là một di tích/ bảo tàng chiến tranh. Sau đó, ghé qua coi toà cao ốc the Shard of Glass (hay 32 London Bridge)- là 1 "supertall skyscraper," cao 310 meters (1,016 feet), 87 tầng, địa chỉ: 32 London Bridge Street, London. Khi hoàn tất vào năm 2010 hy vọng sẽ là toà nhà cao nhất thế giới. Gần đó là khu hoàng thành Tower of London(với The Middle Tower, The White Tower với 13 tháp:Bloody Tower (hay Garden Tower), Bell Tower, Beauchamp Tower, Deveraux Tower Flint Tower, Bowyer Tower, Brick Tower, Martin Tower, Constable Tower, Broad Arrow Tower, Salt Tower, Lanthorn Tower, Wakefield Tower & khu vườn, khu thành nội(Inner Ward) và khu ngoại thành(Outer Ward) với 6 tháp khác nữa là: Byward Tower, St Thomas's Tower(xây từ 1275-1279 bởi vua Edward I), Cradle Tower, Develin Tower, Middle Tower, Well Tower; gồm cả khu London Borough of Tower Hamlets trên Tower Hill phiá bờ bắc sông Thames. Các bà thích nhất là khu British Crown Jewels. Chiều hôm đó, chúng tôi từ nhà ga Victoria đi về nhà ga Underground Waterloo rồi kéo nhau đi chợ Camden, vô tiệm Thăng Long(94 Camden Road) ăn chiều rồi trở về khách sạn; riêng tôi lại đi vô phố Tàu ngắm mấy cô xẩm ở đây và vô coi nhà bảo tàng Sherlock Holmes ở William Morris Way & Town Mead Rd. Chi phí cho cuộc sống ở thủ đô nước Anh đặc biệt tốn kém. Riêng tiền đi xe buýt ở thành phố này cũng tốn 5.89 USD một lượt.
Sáng hôm sau, chúng tôi đi Bảo tàng người sáp ở Madame Tussauds và thăm City Hall. Bảo tàng sáp Madame Tussauds tọa lạc tại đường Marylebone, London NW1 5LR. Trước khi chúng tôi đến London, vài người bạn đã căn dặn: nếu đủ kiên nhẫn xếp hàng chừng 2-3 tiếng đồng hồ, thì nên đi bảo tàng sáp. Thế nhưng, trong ngày thứ năm tuần đầu tháng 12.2008, chúng tôi chỉ mất không quá 10 phút để mua vé. Trông dáng vẻ khiêm tốn bên ngoài, ít ai nghĩ rằng khu nhà này chính là Bảo tàng sáp Madame Tussauds lừng danh. Bước vào bên trong, mọi người mới choáng ngợp bởi một thế giới thực - ảo kỳ lạ. Hỏi nhân viên nơi đây về “hiện tượng lạ” này, thì nhận được câu trả lời quen thuộc: Suy thoái kinh tế, du khách đến London giảm mạnh. Giá vé đi một tour trọn gói (gồm tham quan tượng sáp, đi qua căn phòng rùng rợn, xem các hoạt cảnh về lịch sử phát triển Vương quốc Anh) là 30 bảng Anh (người lớn), không hề rẻ trong mặt bằng sinh hoạt vốn đã đắt đỏ của London. Dù vậy, bên trong vẫn rất đông khách tham quan với đủ màu da. Bảo tàng chia thành nhiều gian liên thông với các chủ đề khác nhau, bố trí dày đặc các tượng sáp giống người thật đến sững sờ. Gian đầu tiên, bạn sẽ gặp gỡ các ngôi sao của làng giải trí thế giới. Đó là các siêu mẫu Kate Moss, Elle MacPherson, Naomi Campbell... Ngay cạnh đó là một căn phòng nhỏ, nơi bạn có thể ngồi cụng ly với gã độc thân điển trai George Clooney cùng mỹ nhân Audrey Heprburn. Bên ngoài, là vua bò cạp “The Rock” cùng Johnny Depp - gã cướp biển vùng Caribbean vốn rất được các em nhỏ hâm mộ. Tất cả các tượng sáp đều là một bản sao hoàn hảo, và mặc đúng trang phục của người thật. Cũng trong khu vực này, bạn có thể tha hồ ngắm nghía, chụp hình chung với các giai nhân như Nicole Kidman, Jennifer Aniston, Madonna, Julia Robert...; các người hùng Hollywood như Tom Cruise, DiCaprio, S.Jackson, J.Travolta, Nicolas Cage... Cặp vợ chồng nổi tiếng của nước Anh - Beckham và Victoria - đứng không xa “ông bà Smith” A.Jolie và B.Pitt...
Khỏi phải nói khách tham quan chụp ảnh “dữ dội” như thế nào. Trong đó có một nữ du khách áo tím cứ giương mãi ống kính trước cô đào Jennifer Aniston mà không thấy chụp ảnh. Những người khác thấy vậy cứ đi vòng để tránh theo phép lịch sự, mãi một hồi lâu mới phát hiện ra rằng cô này chính là... người sáp. Một trò đùa “thực hóa ảo” của những nhà quản lý bảo tàng.Gian kế tiếp trưng bày những siêu anh hùng, quái nhân và huyền thoại màn bạc. Đó là người nhện, gã khổng lồ xanh, cô tiên Tinkerbell - tượng sáp nhỏ nhất ở Madame Tussauds, yêu tinh Shrek, Indiana Jones - Harrison Ford... Có cả quý ông nước Anh M.Caine và đạo diễn lừng danh S.Spielberg. Tất nhiên, không thể thiếu đôi tình nhân bất tử Rhett Butler (Clark Gable) - Scarlett OHara (Vivien Leigh) trong Cuốn theo chiều gió, bộ phim được người dân xứ sương mù say mê nhất theo khảo sát của Viện phim Anh (BFI).Gian thứ ba là thế giới âm nhạc, với tứ quái Beatles - niềm tự hào to lớn của nước Anh, các diva xinh đẹp như Kylie Minogue, Beyonce Knowles... Đặc biệt Britney Spears trông thật gợi cảm trong một tư thế múa cột.
Gian thứ tư là tượng sáp các nhân vật thể thao xuất sắc. Ở đây, chúng ta tái ngộ Beckham trong chiếc áo đỏ của tuyển Anh, rõ ràng tiền vệ mới đầu quân cho AC Milan được rất nhiều thiếu nữ ngưỡng mộ. Ngồi phía sau Beckham chính là Vua bóng đá Pele, còn bên cạnh anh là đồng đội Rooney với gương mặt... xấu xí. Tay golf Tiger Wood trông có vẻ căng thẳng khi bóng đã vào “Green”. Bạn cũng có thể leo lên chiếc xe đạp bên cạnh Lance Amstrong cùng tay đua kiệt xuất này làm một vòng quanh nước Pháp... Chỉ cách khu thể thao vài bước, là thế giới của điện Buckingham. Đó là Nữ hoàng Elizabeth II và Quận công Philip. Gia đình Thái tử Charles - nữ Công tước Camilla - 2 hoàng tử trông rất vui vẻ trong khi “đóa hồng xứ Wales” Diana lặng lẽ đứng một mình bên góc cột trông thật xót xa...Gian cuối cùng đặt tượng sáp những nhà lãnh đạo thế giới. Có thể nói đây là khu vực khá nhạy cảm với những sắp xếp có ý đồ, phản ánh khuynh hướng chính trị của các nhà quản lý bảo tàng. Ở khu vực trung tâm là Tổng thống Pháp Sarkozy đang phát biểu, ngay sau ông là Tổng thống Mỹ G.Bush, cựu Thủ tướng Anh T.Blair và Thủ tướng Nga V.Putin. Bên phải ông Sarkozy là các ông Y.Arafat, S.Hussein, Fidel Castro, đại tá M.Gaddafi... Các nhà lãnh đạo tôn giáo, như Giáo hoàng Joan Paul II và Đạt Lai Lạt Ma đứng thành một cụm. Cặp bài trùng trong chiến tranh lạnh R.Reagan và M.Thatcher trông thật rạng rỡ...
Quá khứ đan xen với hiện tại. Hai đối thủ không đội trời chung trong Đệ nhị thế chiến W.Churchill (Thủ tướng Anh) và A.Hitler (lãnh tụ Đức Quốc xã) đứng cạnh nhau, nhắc nhở khách tham quan về một trang sử đẫm máu của thế kỷ 20. Chúng ta cũng có thể thấy người Pháp Napoléon Bonaparte với động tác đút tay phải vào ngực áo quen thuộc, gương mặt trầm tư vì đối diện ông là người chiến thắng - Công tước Wellington và sa bàn trận Waterloo lịch sử.Còn rất nhiều tượng sáp đặt rải rác dọc các hành lang của bảo tàng, như biểu tượng sex Marilyn Monroe, đạo diễn phim kinh dị Afred Hitcock, ông vua rock’n’ roll Elvis Presley... Có cả một căn phòng nhỏ rõ ràng được các nhà sản xuất Quantum of Solace “tài trợ”, với rất nhiều màn hình chiếu trailer bộ phim 007 mới nhất, tượng sáp chàng Bond lực lưỡng Daniel Craig, bà M - Judi Dench và các mật vụ MI6 đeo kính đen. Một cô gái trẻ âu yếm níu cánh tay một gã mật vụ đẹp trai để người bạn chụp ảnh, và thét lên khi bức tượng... choàng tay qua vai cô.
Trò đùa “ảo hóa thực” đã kết thúc cuộc phiêu lưu kỳ thú của du khách trong Bảo tàng Madame Tussauds London. Marie Grosholtz - sau này được biết đến với cái tên Madame Tussaud - sinh năm 1761 tại Strasbourg, Pháp. Năm 9 tuổi, Marie bắt đầu học nghệ thuật làm tượng sáp từ một bác sĩ tên là Philippe Curtius. Tài năng của Marie mau chóng được thừa nhận và năm 19 tuổi, cô đã trở thành cố vấn nghệ thuật cho chị của vua Louis XVI, sống trong lâu đài hoàng gia ở Versailles. Năm 1789, Cách mạng Pháp bùng nổ và Marie chuyển đến Paris. Năm 1795, cô lấy ông Francois Tussaud, một kỹ sư.
Cuộc hôn nhân kết thúc sau đó 8 năm và Madame Tussaud sang Anh sinh sống, mang theo bộ sưu tập của mình và những gì bà thừa hưởng được từ người thầy Philippe Curtius. Tại xứ sương mù, bà đã khởi đầu sự nghiệp lừng lẫy với những pho tượng sáp và trở thành một trong những người Pháp nổi tiếng nhất London. Hiện nay, ngoài London, Bảo tàng Madame Tussauds còn có chi nhánh ở Washington D.C, New York, Las Vegas (Mỹ), Thượng Hải, Hồng Kông (Trung Quốc), Berlin (Đức), Amsterdam (Hà Lan).
Sáng hôm sau, chúng tôi đi City Hall - có lẽ là 1 trong những City Hall đẹp
và mới nhất nhưng còn quá sớm nên không vào bên trong coi cho biết được. Đành lên xe đi coi lâu đài Windsor ở ngoại ô phía Tây Luân Ðôn. Do William the Conqueror xây từ trên 900 năm qua ở thượng nguồn sông Thames vừa nhằm bảo vệ London, vừa là hoàng cung lúc bấy giờ. Ngày nay là nơi làm việc của Nữ Hoàng Elizabeth II. Có nhiều tác phẩm của Rembrandt, Rubens, Holbein, Van Dyck...; trang trí rất sang trọng với các bộ bàn ghế do Pháp & Anh đóng. Rời nơi đây để về khách sạn mà mất gần 1 giờ 30'. Một người hàng xóm cũ là bác sĩ từ Saigon năm xưa đã sống ở Anh từ 1975 đến rủ đi ăn cơm chiều trong khu Canary Wharf, giữa 3 con đường lớn: Manchester Rd, Aspen Way và Westferry Rd. Bên kia sông là Greenwich Peninsula có dome O2 Arena là sân vận động có mái che lớn nhất TG, Greenwich Millennium Village và rạp hát Filmworks với 18 màn ảnh Odeon complex. Đặc biệt là có toà cao ốc "One Canada Square" (hay "Canary Wharf Tower") cao nhất nước Anh hiện nay(244 metres /800 ft). Chung quanh có nhiều khách sạn (như Hilton, Fraser Place, Four Seasons ...) và cao ốc văn phòng rất sang trọng. Sau đó, tôi được đưa đi ngang qua khu đài thiên văn Royal Observatory Greenwich (với múi giờ gốc quốc tế), Greenwich park, Greenwich Market, Greenwich Cinema, khu Spanish Galleon Tavern trong Central Greenwich và khu National Maritime Museum bên bờ Nam sông Thames. Có 2 trường đại học ở đây là University of Greenwich(vốn là Royal Naval College) và Trinity College of Music.
Ngày thứ 3, chúng tôi đến toà nhà Swiss Re Tower hình đầu đạn ở 30 St Mary Axe trong khu financial district do KTS số 1 của Anh là Sir Norman Robert Foster thiết kế. Ông được phong tặng tước hiệu Baron Foster of Thames Bank, tước Hiệp sĩ và được tặng thưởng Huân chương danh dự (Anh). Sau đó, chúng tôi đi coi Royal Botanic Gardens ở Kew. Thích nhất là khu Alpine House, Japanese Gateway (Chokushi-Mon) và ngôi nhà Minka, Kew Palace (lâu đài nhỏ nhất nước Anh), một ngôi chùa Tàu, nhà của Queen Charlotte, khu Temperate House, khu Princess of Wales Conservatory và khu Palm House có hồ nước thoáng mát. So với Huntington Library ở San Marino, CA thì khu này lớn hơn nhiều. Trên đường về, chúng tôi định ghé vô nhà thờ St Paul nhưng có lễ nên chụp hình rồi đành lái qua Wembley Stadium và sân tennis Wimbledon, đến Shakespeare's Globe Theatre nhưng họ đã đóng cửa nên đành quay về. Ghé mua thịt quay và vài món ở phố Tàu rồi ra công viên Hyde Park vừa ăn uống, vừa ngồi chơi cho mát, vừa nghe những âm thanh ồn ào tra tấn lỗ tai, vừa có thể coi mấy ông họa sĩ vẽ tranh dọc theo Bayswater & Lancaster Gate trong khi đợi các bà kéo đi shopping. Gần đó có ngôi nhà Apsley(Duke of Wellington), nhà tưởng niệm Albert(ông chồng người Đức của nữ hoàng Victoria), một sân chơi softball, hồ Serpentine, Serpentine Gallery và hàng ngàn người picnic như tụi tôi trong Hyde park rộng 140 hectares này.Không thể quên Câu lạc bộ bóng đá Chelsea (Chelsea Football Club) là một câu lạc bộ bóng đá Anh, trụ sở tại Stamford Bridge ở phía tây thủ đô London. Chủ tịch: Bruce Buck, Huấn luyện viên: Luiz Felipe Scolari(Brazil). Mùa hè năm 2003, một trong những sự kiện lớn nhất trong lịch sử Chelsea, đó là việc tỷ phú dầu hỏa người Nga Roman Abramovich (kinh tài cho Putin) đã mua CLB này. Chelsea từ chỗ đang còn nợ chồng chất, nay đã có vị cứu tinh, không những thế Chelsea nay đã có thể ngồi ngắm chân cẳng các cầu thủ ưa thích rồi phán: mua mà không phải nghĩ ngại nhiều lắm đến vấn đề tiền nong. Ngay trong mùa hè này, hàng loạt các ngôi sao đang nổi đã cập bến Chelsea: Adrian Mutu, Hernán Crespo, Juan Sebastián Verón, Damien Duff, Claude Makélélé, Wayne Bridge, Glen Johnson, Joe Cole... Với sự bổ sung kịp thời cả về lượng và chất, Chelsea chơi khá thành công mùa giải đó, xếp thứ 2 tại giải Ngoại hạng, vào tới bán kết UEFA Champions League. Phiá bắc Luân Đôn có Câu lạc bộ bóng đá Arsenal ( Arsenal Football Club, còn được gọi là The Arsenal hay The Gunners) là một trong những đội bóng thành công nhất trong lịch sử bóng đá Anh và có trụ sở ở phía bắc thủ đô Luân Đôn. Đội có lịch sử rất lâu đời và được rất nhiều cổ động viên trên toàn thế giới hâm mộ. Arsenal FC hiện là thành viên của nhóm G14 - những câu lạc bộ bóng đá hàng đầu châu Âu nhưng hầu hết cầu thủ là gốc châu Phi nên Arsenal có thể gọi là "đội tuyển châu Phi". Arsenal ra đời năm 1886 tại Woolwich, Đông Nam London. Năm 1913, câu lạc bộ chuyển lên phía Bắc, lấy Highbury làm sân nhà. Năm 2006, câu lạc bộ đã chuyển đến ngôi nhà mới, sân Emirates tại Ashburton Grove, Holloway, cách sân Highbury không xa.Tuy Anh là "thuỷ tổ" bóng đá nhưng bóng đá của Anh ngày nay rất tệ khi đội tuyển Anh bị loại khỏi vòng chung kết Euro 2008 và đá rất tồi trong các giải World Cup; trong khi các CLB bóng đá của Anh đều là các cầu thủ nước ngoài đá thuê chứ cầu thủ Anh đá dở ẹt(nhìn Beckham đá phạt góc thì đẹp nhưng qua Mỹ thì y như ...chiếc xe cũ hết hơi !). Cái dở nhất của bóng đá Anh là tính bảo thủ khi cứ chơi theo lối xưa, kỹ thuật cá nhân cũng kém hơn. Hầu hết các CLB bóng đá hàng đầu của Anh bây giờ đều thuê huấn luyện viên "ngoại" vì HLV Anh quá tệ !Định vô Kensington Palace nhưng ai cũng háo hức muốn đến thăm ban Việt Ngữ/ đài BBC trước khi đi Liverpool, Manchester... vào sáng mai nên đành bỏ qua.
Khi bước vô đài BBC, tụi tôi mới thấy là British English khác với American English cả về giọng nói, cách phát âm lẫn cách hành văn; có lẽ người Mỹ đã đơn giản hoá và bị lai tạp khá nhiều. BBC (tiếng Anh, viết tắt cho the British Broadcasting Corporation) là dịch vụ thông tin quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Sản phẩm của BBC là bao gồm các chương trình và thông tin trên TV, trên đài phát thanh và trên Internet. BBC được thành lập năm 1922 do một nhóm các công ty viễn thông (bao gồm: General Electric và AT&T) cho tới các dịch vụ tin tức phát thanh truyền hình. Buổi phát thanh truyền tin tức đầu tiên vào 14 tháng 11 năm 1922. Công ty, với John Reith là tổng quản lý, trở thành BBC năm 1927 khi nó được thừa nhận sự hợp nhất. BBC bắt đầu truyền tin bằng hình năm 1932 và trở thành dịch vụ phổ biến năm 1936. Truyền tin bằng hình ảnh bị dừng lại từ 1 tháng 9 năm 1939 tới 7 tháng 6 năm 1946 do chiến tranh thế giới lần 2 (đại chiến thế giới lần 2). Hiện anh Nguyễn Giang là trưởng ban Việt Ngữ. Có rất nhiều người VN từ miền Bắc đang sống tại Anh và Luân Đôn. Toà đại sứ VC(Vietnamese Embassy) nằm ở số 12 - 14 Victoria Road, London W8 5RD.
Sau khi đưa chúng tôi vòng quanh Hyde Park và Kensington Gardens, anh dừng lại trước thính đường Royal Albert Hall ở phía Nam Kensington Gardens. Chúng tôi vào vườn Kensington Gardens bằng cửa Nam có tên là Queen Gate. Buổi sáng sớm, công viên còn hơi sương lạnh nhưng cũng có nhiều người vào công viên dẫn chó đi dạo hay chuẩn bị cho một buổi picnic họp mặt nào đó. Cây cối nơi đây phần nhiều là những cây miền ôn đới, xanh tươi và toàn những cây cao lớn đang trổ hoa. Phía Tây vườn Kensington là cung điện Kensington đã từng là hoàng cung từ thế kỷ 17, là nơi nhiều ông hoàng, bà chúa đã sinh ra và lớn lên nơi đây trong đó có nữ hoàng danh tiếng Victoria, nữ hoàng Mary (bà nội của nữ hoàng Elizabeth II đương nhiệm) được sinh ra tại đây năm 1867. Gần đây nhất là nơi cư ngụ của Công Nương Diana khi nàng về làm dâu triều đình (1981) và cũng nơi đây nàng sống những ngày cô đơn tẻ lạnh cho đến khi bị tai nạn qua đời ở Paris năm 1997.
Lịch sử lâu đài Kensington được bắt đầu từ năm 1689 khi vua William III vì bị bệnh không muốn sống ở London không khí bụi bậm nên mua lại ngôi nhà từ ông Nottingham. Nhà vua truyền cho ông Christopher Wren sửa ngôi nhà thành cung điện và lấy thêm 100 mẫu đất của công viên Hyde Park bên cạnh làm vườn cây quanh nhà. Ðến đời hoàng hậu Caroline vợ vua George II bà cho đào thêm hồ nước Round Pound ở phía Ðông sau cung điện và một hồ nước lớn khác là Long Water trong khu công viên Hyde Park. Nữ hoàng Victoria được sinh ra tại cung điện Kensington năm 1819 và lớn lên tại đây cho đến khi lên làm vua năm 18 tuổi (1837). Bà kết hôn năm 1840 với anh họ mình là Hoàng Tử Albert I. Sau khi ông này qua đời năm 1861, bà thương nhớ ông nên đã cho xây Ðài Tưởng Niệm Albert (Albert Memorial) ở phía Ðông Nam cung điện và hoàn tất năm 1876. Ðài cao 180 feet bên trong có tượng Albert I thếp vàng nguy nghiêm lộng lẫy. Bà cũng cho xây thêm khu vườn hoa theo kiểu Ý Ðại Lợi bên cạnh cung điện.
Theo những người cư ngụ phía ngoài cung điện Kensington kể lại: ngày trước, họ thường thấy Công Nương Diana dẫn 2 con là Hoàng Tử William và Harry đi học hoặc chạy chơi trong vườn. Sau hôn lễ năm 1981, Thái Tử Charles và Diana cư ngụ trong hai apartments số 8 và 9 liền nhau. Sau khi ly dị, Công Nương Diana vẫn cư ngụ tại đây cùng hai con là William và Harry là 2 hoàng tử đứng thứ hạng số 2 và 3 nối ngôi vua nước Anh. Diana tên thật là Diana Frances Spencer, có tước hiệu triều đình là Princess of Wales, sinh ngày 1 Tháng Bảy 1961, vốn dòng họ vua chúa nước Anh (nàng là hậu duệ của Vua Charles II). Nàng kết hôn với Thái Tử Charles, tước hiệu Prince of Wales (người sẽ kế vị ngai vàng) vào ngày 29 Tháng Bảy 1981 tại nhà thờ St. Paul vì có nhiều ghế ngồi hơn nhà thờ Westminster Abbey là nơi thường cử hành quan hôn tang tế những nhân vật thuộc hoàng gia. Cuối thập niên 1980, hôn nhân giữa hai người có dấu hiệu rạn nứt. Qua bạn bè và báo chí, cả hai than phiền và đổ lỗi cho nhau về nguyên nhân đưa đến cuộc sống không hạnh phúc này. Diana cho rằng một người thứ ba là Camilla Parker Bowles đã phá vỡ hôn nhân của hai người. Trước kia, vào những năm 1970, Camilla vốn là người tình của Thái Tử Charles nhưng triều đình không tán thành vì cô này theo đạo Công Giáo La Mã trong khi triều đình muốn chọn vợ cho thái tử phải là người theo Anh giáo, dòng dõi triều đình và nhất là phải còn... trinh tiết cho tới khi kết hôn. Vì vậy, hoàng gia đã chọn Diana làm hoàng hậu tương lai của nước Anh.
Diana và Thái Tử Charles ly thân vào cuối năm 1992. Trong khi nàng đổ lỗi cho Camilla phá vỡ hạnh phúc hai người thì vào Tháng Mười 1993, trong một lá thư viết cho một người bạn, Diana cho rằng chồng nàng đang yêu một người đàn bà khác là Tiggy Legge Bourke và muốn cưới cô này(?). Trước đó ít lâu, Diana cũng thú nhận trên chương trình truyền hình Panorama là vì cô đơn không hạnh phúc nên nàng cũng có cuộc tình riêng với anh chàng dạy... cỡi ngựa Jonathan Dimbleby. Sau những sóng gió lời qua tiếng lại, hai người chính thức ly dị vào ngày 28 Tháng Tám 1996 và Diana nhận tiền cấp dưỡng một lần là 17 triệu Bảng Anh. Trước đây, khi là vợ Thái Tử Charles, nàng có tước hiệu là “Her Royal Highness Princess of Wales”, bây giờ nàng chỉ còn là “Diana, Princess of Wales” mà thôi vì sẽ không là hoàng hậu, nàng vẫn là mẹ của hai hoàng đế tương lai nước Anh và nàng vẫn sống trong apartments ở cung điện Kensington. Hai con trai của Diana là William và Henry (Harry) thuở nhỏ đi học ở trường thuộc khu thượng lưu Notting Hill gần nhà; sau đó, sống với cha và học nội trú. Sau khi ly dị, Diana hoạt động cho hội Hồng Thập Tự trong công tác tháo gỡ mìn (land mines) trên những vùng có chiến tranh như ở Phi Châu, Campuchia và những hoạt động từ thiện khác nữa. Vì những hoạt động nhân đạo này, nàng nhận được giải Nobel Hòa Bình năm 1997.
Ðêm 31 Tháng Tám 1997, Diana tử nạn xe cộ trong đường hầm ở Pont de l'Alma cùng với bạn trai là Dodi Al-Fayed( con của nhà tỉ phú Ai Cập, chủ thương xá sang trọng Harrods ở Luân Ðôn và khách sạn Ritz ở Paris). Nguyên nhân tai nạn là tài xế say rượu chạy quá tốc độ để tránh báo chí săn đuổi chụp hình. Ðám tang của Diana được tổ chức tại nhà thờ Westminster Abbey và người thương tiếc nàng đã đem hoa đến cung điện Kensington chất trong vườn cây xung quanh cung điện như một biển đầy hoa. Ngày nay ở nơi đó có xây vườn chơi Diana Memorial Playgroud và Diana Fountain để tưởng nhớ đến người đàn bà trẻ đẹp người, đẹp nết. Người ta không quên những hình ảnh của nàng đang thăm hỏi những trẻ em bị cụt tay chân vì mìn và hình ảnh nàng ẵm bế những đứa trẻ bị bịnh liệt kháng (AIDS) bẩm sinh.
Vào cung điện Kensington có nhiều điều để xem nhưng nếu không có nhiều thời giờ thì nên xem những nơi sau đây:
- Bộ trưng bày những y phục của Công Nương Diana, mốt riêng của nàng là những kiểu áo hở cổ hợp với vẻ sang trọng quý phái của nàng.
- Phòng ngủ của Nữ Hoàng Victoria: nơi 6 giờ sáng ngày 20 Tháng Sáu 1837 nàng được báo tin trở thành nữ hoàng nước Anh lúc vừa 18 thanh xuân. Dù làm vua nhưng bà mẹ của Victoria vẫn ngủ cùng phòng với con gái để săn sóc cho nàng.
- Cầu thang của vua (King's Staircase) độc đáo với những bức vẽ trên tường, trên trần nhà của William Kent.
- Phòng ngủ của Hoàng Hậu Mary of Modena vợ vua James II có những chiếc giường cổ nhất trong bộ sưu tập Hoàng Gia Anh.
- Bộ sưu tập y phục hoàng cung mặc trong những nghi thúc lễ lộc như áo cưới Nữ Hoàng Victoria, áo nịt của vua George IV lúc còn nhỏ, áo công chúa Margaret v.v...
- Nhà hàng Orangery, nhà hàng cung đình rất sang trọng nhưng giá thức ăn, bánh ngọt, trà, cà phê không cao hơn bên ngoài.
- Vườn hoa Sunken Garden thiết lập từ 1908, một cõi không gian tĩnh lặng với hoa thơm cỏ lạ, bể nước, phông tên v.v...
Vé vào xem cung điện Kensington Palace là 12.30 pound cho người lớn, trẻ em dưới 16 tuổi nửa giá và cung điện mở cửa 7 ngày một tuần từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều trong Mùa Hè và 5 giờ chiều trong Mùa Ðông.
Rời cung điện Kensington, xe chúng tôi đi về hướng Ðông của công viên Hyde Park để đến khu Mayfair. Tuy là khu phố cổ, với những con đường nhỏ nhưng nhà cửa, kiến trúc thanh lịch và là khu có giá bất động sản đắt nhất Luân Ðôn. Nơi đây có những hiệu buôn sang trọng nằm trên con đường Bond Street với những cửa hàng thời trang, y phục, nữ trang và đồ cổ. Ngày trước, chủ nhân những ngôi nhà nơi đây là Sir Thomas Bond nên lấy tên ông đặt cho con đường này. Chúng tôi đi ngang qua những cửa tiệm đầy những cổ vật trang trí trong nhà như tranh tượng, điêu khắc, bình hoa, đồ đồng, giàn đèn treo trên trần nhà... Khu Mayfair còn là một khu văn hóa nghệ thuật có Viện Royal Academy of Arts là cơ quan dẫn đầu về nghiên cứu nghệ thuật Anh Cát Lợi. Buổi sáng sớm Thứ Bảy khách mua sắm không đông nhưng toàn đi trên những hiệu xe sang trọng đắt tiền như Rolls Royce, Ferrari, Lamborghini, Mercedes, BMW v.v... Khu phố mua sắm sang trọng này đông đảo nhất là những đêm Thứ Sáu và ngày Chủ Nhật, dập dìu người dạo phố đi lũ lượt như ngày hội.
Xe chúng tôi chạy về hướng Nam để tới khu St. James nằm giữa 2 công viên Green Park và St. James Park. Ở góc Ðông Bắc Green Park có khách sạn The Ritz nằm ở số 150 đường Piccadilly là một trong những khách sạn sang trọng nhất Luân Ðôn. Khách sạn mở cửa từ năm 1906 rất nổi tiếng về cung cách phục vụ thanh lịch và hiện nay giá một phòng cũng phải từ 250 Pound trở lên. Qua khỏi khách sạn Ritz xe chúng tôi vào con đường St. James vắng vẻ tìm chỗ đậu và chúng tôi xuống xe đi bộ về hướng Nam tới đại lộ The Mall là con đường dẫn đến điện Buckingham là nơi hiện nay Nữ Hoàng Elizabeth Ðệ Nhị cư ngụ. Trên đường St. James hẹp và vắng, hai bên là những cửa hàng sang trọng và những biệt thự cổ kính, tường gạch đỏ cao khỏi đầu. Chúng tôi đi ngang qua một lâu đài nhỏ bên tay phải, ngoài cổng có một ngự lâm quân gác và bà hướng dẫn du lịch cho biết đó là St. James Palace ngày xưa một thời cũng là hoàng cung trước khi có điện Buckingham.
Cung điện St James được xây bằng gạch đỏ, mặt tiền có đồng hồ lớn ở giữa và hai bên là hai tháp kiến trúc như thành quách thời trung cổ. Cung điện được xây từ năm 1531 đến năm 1536 bởi Vua Henry VIII. Sau khi cung điện Whitehall bị hỏa hoạn thiêu rụi vào năm 1702, Nữ Hoàng Anne cho di chuyển hoàng cung về cung điện St. James này. Nữ Hoàng Victoria sau khi lên ngôi năm 1837 cũng chọn nơi đây làm hoàng cung trong khi chờ sửa sang lại điện Buckingham. Ðám cưới của bà và Hoàng Tử Albert năm 1840 cũng được tổ chức tại đây và năm 1952 Nữ Hoàng Elizabeth II cũng đọc bài diễn văn đầu tiên tại cung điện này. Ðây cũng là nhà của mẹ nữ hoàng cho tới khi bà mất cách đây vài năm. Hiện nay cung điện St. James vẫn dùng làm hoàng cung là nơi cư trú của Thái Tử Charles và người vợ mới (nhưng người tình cũ) là bà Camilla. Bà Camilla làm đám cưới với Thái Tử Charles năm 2005 tại lâu đài Windsor và hiện nay có tước hiệu của Công Nương Diana trước kia là “Her Royal Highness Princess of Wales” nhưng bà ngại người ta nghĩ đến Diana nên dùng tước hiệu là “Her Royal Highness The Duchess of Cornwall” ba chữ “The Duchess of Cornwall” là tước hiệu trước đây của bà. Bà quen với Thái Tử Charles từ năm 1970 nhưng có chồng vào năm 1973 và sau đó ly dị với ông này năm 1996 vì có chuyện vụng trộm với Thái Tử Charles. “Xấu đẹp tùy người đối diện”, trong đôi mắt của thái tử Charles, Camilla... là tất cả mặc dù bà hơi luống tuổi. Con tim có những lý lẽ mà “ở chốn nhân gian không thể hiểu”, Thái Tử Charles có Diana, vừa xinh người lại đẹp nết nhưng thái tử không nhận ra mà chỉ mơ màng những chuyện gì đâu!
London BridgeLondon Bridge
HMS BelfastHMS Belfast
Tower BridgeTower Bridge
Greenwich - National Maritime MuseumGreenwich - National Maritime Museum
Thames BarrierThames Barrier
Greenwich Foot TunnelGreenwich Foot Tunnel
Millenium DomeMillenium Dome
2. Nước Anh: Thời giờ eo hẹp, vật giá đắt đỏ, USD mất giá... nên chúng tôi cố gắng "tranh thủ" đi xem qua một vài nơi nổi tiếng nhất của xứ sương mù; chủ yếu là mấy câu lạc bộ đá banh nổi tiếng nhất nước Anh & TG thôi(dĩ nhiên các bà bị bắt buộc đi theo đàn ông chúng tôi nhưng hổng ham chút nào!).
a. Cardiff:Theo xa lộ A 4161, A 48, A 302, chúng tôi tìm đến Cardiff của xứ Wales. Suốt 3 giờ ngồi trên xe băng ngang qua nước Anh, chỉ ghé qua Reading và Newport để ngó cho biết. Vô downtown, ông tài xế chỉ cho chúng tôi thấy City Hall, nhà thờ Llandaff, khu Cardiff Synagogue của dân Do Thái, toà cao ốc Capital Tower rồi đi ăn trưa cho nhanh ngay khu vịnh Cardiff Bay để kịp vô tham quan lâu đài Cardiff xây từ thời Trung Cổ, với những kiến trúc kiểu Victorian và những trại lính thời La Mã. Sau đó, các bà rủ nhau đi qua khu shopping ngay góc đường Queen & St. Mary rồi đến Central Market; trong khi đàn ông kéo đi xem khu Millennnium Stadium, National Assembly for Wales, St David's Hall .... rồi qua vịnh Cardiff Bay ngồi uống café sau khi vô coi khu Wales Millennnium Centre, Pierhead Building, Cardiff Bay Visitor Centre. Bay Pointe có khá nhiều khu chung cư mới mọc lên cho đám trẻ, gần khu International Sports Village. Chiều hôm đó, chúng tôi ghé đến nhà của con gái của anh chị để ở trọ qua đêm. Gió biển thổi lồng lộng nên đêm đó, ai cũng ngủ thật sướng...
b. Birmingham:Theo xa lộ A 4161, A 48, A 41, chúng tôi tìm đến Birmingham-một thành phố kỹ nghệ thuộc West Midland của nước Anh. Sau 2 giờ ngồi trên xe,ông tài xế chỉ cho chúng tôi thấy lâu đài Bromwich - nơi sản xuất xe Jaguar. Thế thôi, chúng tôi đi tiếp về hướng Bắc để kịp đến Liverpool.
c. Liverpool: 2 giờ sau, chúng tôi tìm đến quê hương của một đội banh Liverpool nổi tiếng của Anhban nhạc Beatles - nơi mà những thành viên của ban nhạc lừng danh TG trong thập niên 60s đã từng sống và sáng tác những nhạc phẩm bất hủ. Liverpool được một trong 5 hội đồng trong hạt đô thị Merseyside quản lý, và là một trong những các thành phố chủ chốt của Anh và có dân số đông thứ 5 — 447.500 năm 2006, với 816.000 sống ở trong Vùng đô thị Liverpool, một khu vực đô thị bao quanh thành phố Liverpool bao gồm các thị xã khác (như St. Helens và Haydock) nằm bên bờ sông Mersey cùng phía Liverpool nhưng không bao gồm các đô thị nằm bên bán đảo Wirral. Thuật ngữ Đại Merseyside đôi khi được sử dụng để mô tả một khu vực rộng hơn bao gồm cả borough of Halton.Được xây dọc theo một dãy đồi vươn lên độ cao khoảng 230 m trên mực nước biển tại Đồi Everton, khu vực thành thị của thành phố này chạy trực tiếp đến Bootle và Crosby ở Sefton về phía Bắc, Huyton và Prescot ở Knowsley về phía Đông. Nó nhìn qua Wallasey và Birkenhead qua sông Mersey về phía Tây.
Dân của Liverpool được gọi là Liverpudlian nhưng cũng được gọi là "Scouser", liên hệ đến thức ăn của địa phương có tên scouse, một dạng món thịt hầm. Từ scouse cũng đã trở thành từ đồng nghĩa với phương ngữ và giọng nói Liverpool.
Năm 2007, thành phố kỷ niệm 800 năm thành lập và năm 2008 thành phố sẽ giữ danh hiệu Thủ đô văn hóa châu Âu (cùng với Stavanger, Na Uy). Thập niên 1960, Liverpool đã trở thành trung tâm của văn hóa tuổi trẻ. Âm nhạc của "Merseybeat" đã trở thành đồng nghĩa với The Beatles và các ban nhạc pop trong thời kỳ này đã đưa thành phố tham gia vào cuộc sống âm nhạc phổ thông.
The Beatles(1960-1970) từng là ban nhạc pop và rock thành lập tại Liverpool, nước Anh với bốn thành viên chính thức là John Lennon, Paul McCartney, George Harrison và Ringo Starr. Họ đã trở thành một trong những ban nhạc nổi tiếng và được ngưỡng mộ nhất trong lịch sử âm nhạc đại chúng.
Liverpool từng là
quê hương của môn bóng đá với nhiều đội banh lừng lẫy như Everton,Liverpool... Sân vận động của đội Liverpool là sân Anfield có sức chứa 45.362 người, cách trung tâm Liverpool khoảng 4 km.Vào mùa Hè năm 2007, CLB được chuyển giao cho hai ông chủ người Mỹ Tom Hicks và George Gillett.
Liverpool còn là nơi du lịch nổi tiếng với nhiều thắng cảnh như các di tích lịch sử dọc theo Albert Dock, Pier Head, Royal Liver Building, Cunard Building, khu bến tàu, khu Water Street & Town Hall, nhiều nhà thờ cổ (như nhà thờ Anglican hay Our Lady & St Nicholas), các toà nhà chọc trời, các bãi biển cát đông nghẹt người vào mùa hè, hay các trận tranh tài thể thao châu Âu và quốc tế.
d. Manchester(NorthWest): Cách Liverpool chỉ gần 1 giờ lái xe là Manchester. Mancheste là thành phố đông bắc nước Anh. Thành phố này nổi tiếng trong lịch sử là thành phố công nghiệp hóa đầu tiên của thế giới và vai trò trung tâm của nó trong cuộc Cách mạng công nghiệp. Thành phố Manchester được mệnh danh là "Bắc đô của nước Anh", là một trung tâm nghệ thuật, truyền thông, giáo dục đại học và thương mại và được xem như "Thành phố lớn thứ hai của Anh".Manchester có 2 câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp:
- Manchester United Football Club là một câu lạc bộ bóng đá Anh, trụ sở tại sân vận động Old Trafford Football tại Trafford, Greater Manchester. Đây là một trong những câu lạc bộ thành công nhất tại nước Anh, đã từng vô địch bóng đá Anh 15 lần, đoạt Cúp FA 11 lần và UEFA Champions League 2 lần nên được biết đến như là một trong những tên lớn nhất trong thể thao. Manchester United có lượng khán giải đến sân trung bình cao nhất nước Anh trong 50 năm qua, và theo đó được xem là câu lạc bộ lớn nhất nước Anh.Chủ tịch: Joel Glazer, Giám đốc điều hành: David Gill, Huấn luyện viên: Sir Alex Ferguson.
- Manchester City là một câu lạc bộ bóng đá cũng đặt trụ sở tại thành phố Manchester nước Anh. Manchester City đã 2 lần vô địch Anh, 4 lần đoạt cúp FA và 1 lần đoạt cúp C2 châu Âu. Sân nhà của câu lạc bộ là sân vận động Thành phố Manchester với sức chứa khoảng 48.000 khán giả. Biệt danh của câu lạc bộ là "The Citizens" (những người thành phố) hoặc "The Blues" (màu xanh). Đối thủ truyền thống của Manchester City là câu lạc bộ Manchester United. Hiện nay, câu lạc bộ đang thi đấu tại giải bóng đá ngoại hạng Anh (Premier League).Chủ tịch:Thaksin Shinawatra (nguyên Thủ Tướng Thái Lan bị đảo chánh), Huấn luyện viên: Mark Hughes.
Thành phố Manchester là một đô thị với cấp thành phố của Vương quốc Anh. Nội thành thành phố có 441.200 dân nhưng Vùng đô thị Đại Manchester thì có dân số 2.240.230 dân. khiến nó là thành phố lớn thứ 3 của Anh, xếp sau Vùng đô thị Đại London và khu vực đô thị Tây Trung bộ Anh.
Manchester nổi tiếng với thể thao, là thành phố chủ nhà của Manchester City và tổ chức Thế vận hội của Khối thịnh vượng chung năm 2002.
Cần lưu ý rằng, Manchester United nằm trong vùng đô thị Đại Manchester chứ không thuộc trong nội thành thành phố Manchester mà thuộc quận Trafford nhưng đây là câu lạc bộ bóng đá lớn nhất của thành phố và là câu lạc bộ thành công nhất của thành phố này trong các giải thi đấu của cúp bóng đá châu Âu và Anh.
Trung tâm thành phố Manchester đang được đề của là di
sản thế giới của UNESCO do các hệ thống kênh đào và các nhà máy đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố phát triển trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp của thế kỷ 19. Manchester đã từng được gọi là Cottonopolis, do trong thời kỳ Cách mạng văn hóa đây là trung tâm hàng đầu quốc tế của xe chỉ bông. Gần đây, thành phố đã được gọi là "Madchester" do là nơi có nền âm nhạc có cùng tên gọi.Khu vực hạt Đại Manchester bao gồm thành phố Manchester và các quận ngoại thành xung quanh nó: Trafford, Tameside, Salford, Wigan, Bolton, Bury, Oldham, Rochdale and Stockport. Khu vực bưu chính Manchester chứa đựng tất cả các bộ phận của 10 khu vực đô thị này ngoại trừ Stockport. Lái xe dọc theo con kênh đào qua Picadelly cũng vui khi thấy phố xá tấp nập.
Từ Manchester trở về London thì
ông tài xế lại rủ đi Hastings - vùng biển miền Nam nước Anh, nơi mà ông hứa hẹn là có những cliff tuyệt đẹp.
e. Hastings và St Leonards-on-Sea:
Theo xa lộ A 3212 -3203 -302 -201- A 2 - A 20 và London Rd, chúng tôi tìm đến Hastings để tìm hiểu lịch sử của nước Anh, để nghe kể về những trận chiến giữa Normans và Saxons ở Hastings. Trước hết là tìm đến Chatsworth Hotel ở Carlisle Parade, Hastings ( East Sussex TN34 1JG) với giá £50/ đêm.
Đầu tiên lái dọc theo bờ biển từ
Hastings qua Grand Parade, Marina và khu St Leonards-on-Sea để coi Hastings Pier, Hastings Beach. Từ pier nhìn qua White Rock Fountains/ West Hill/ Hastings Seafront, khu neo tàu dọc theo Hastings Seafront... sau đó lái lên nhà thờ St Mary trong khu Castle Hastings và lái qua khu phố cổ: All Saints Street Hastings Old Town, Olde Pump House Inn, George Street, East Hill Lift, George Street Precinc, Sinnock Square, bờ biển The Stade, West Hill... Có nhiều nhà thờ cổ như: St Matthews Church Silverhill, Greek Orthodox Church of St Mary Magdalene, Holy Trinity Church, Church in the Wood, Wellington Square Baptist Church, St Leonards Baptist Church, St Leonards Church... Đến xem các di tích lịch sử như bãi chiến trường nơi đã từng xảy ra những trận chiếngiữa Normans và Saxons ở Hastings, khu Hastings Norman Castle... Đẹp nhất là đứng trên cliffs nhìn xuống khu Hastings Country Park, Hastings Pier qua khu Seafront, Rock-a-Nore... Đêm đó ra Marine Court ăn khuya, ngắm khu Fishing Beach & Harbour về đêm. 2 giờ sau, chúng tôi trở về London để hôm sau lên tàu sang Pháp qua eo biển Manche nổi tiếng. Chia tay ông bạn già, tạm biệt London và nước Anh. Điều đáng buồn nhất trong chuyến đi Anh & châu Âu lần này là chuyện "đồng bào của tôi" từ Hải Phòng sang Anh "trồng cỏ" hơi nhiều, cung cấp trên 60% cần sa cho dân Anh và họ sẳn sàng làm liều theo kiểu Mafia - "thà 1' huy hoàng..." rồi về VN làm "đại gia"(?). Vì vậy, dân VN ở Anh bây giờ cũng mang tiếng xấu lây; y như "dân trồng cỏ" VN ở Úc, Canada hay Bắc Mỹ.http://centros3.pntic.mec.es/cp.ribera.de.canedo/ENGLISH/Parliament-Building-4.jpg
Theo thống kê sơ bộ những năm vừa qua thì số lượng người nhập cư bất hợp pháp vào nước Anh đang tăng lên kinh khủng. Nếu so sánh với số lượng năm sáu chục ngàn người nhập cư lậu mỗi năm vào hồi thập niên 90 thì con số hơn 160000 người chính thức đệ đơn xin tỵ nạn và nhiều ngàn người khác đơn thuần chỉ trốn ở lại làm ăn bất hợp pháp trong năm vừa qua quả thật là một diễn tiến rất đáng lo cho nước Anh. Tính riêng lượng người Việt nhập cư trái phép vào nước Anh cũng đã lên đến khoảng một ngàn người trong năm vừa quạ Đại đa số người Việt tập trung tại London là thủ đô nhộn nhịp và giàu có của Anh. Một số ít tìm đường thoát lên các thành phố lớn phía Bắc như Birmingham và Manchester. Để đối phó với tình hình dân nhập lậu ngày càng nhiều như hiện nay, chính quyền Anh hầu như chưa tìm ra một phương pháp hiệu quả nào để ngăn chặn làn sóng đó.
So sánh với đại đa số các quốc gia khác, nước Anh đã cho người tỵ nạn VN nói riêng và các giống dân tỵ nạn khác nói chung rất nhiều phúc lợi xã hội. Có nhiều người ca ngợi nước Mỹ là vùng đất tạo nhiều cơ hội nhất cho người tỵ nạn và cho mọi người đời sống dễ dàng hơn hẳn các xứ sở khác. Tuy nhiên có những người đã từng sống ở Mỹ nhiều năm lại có nhận định khác hẳn. Theo họ cuộc sống tại Mỹ quá bon chen,
Mỹ quốc quả thật là một xứ sở tạo nhiều cơ hội cho những người khỏe mạnh lập chí vươn lên nhưng lại không cung cấp một hệ thống an sinh xã hội tốt cho những người già cả, ốm yếu và thất nghiệp. Anh Quốc quả thật đã có một hệ thống an sinh xã hội rất tốt. Những người thất nghiệp tại Anh được hưởng lương thất nghiệp đều đều cho tới khi anh/ chị ta kiếm được việc làm toàn thời gian. Cần phải nói rõ ràng là lương thất nghiệp tại Anh quốc không phải là mức lương chết đói mà là mức lương tương đối đầy đủ thoải mái cho người ta sống khá đàng hoàng sau khi đã chi trả mọi chi phí sống căn bản như gas, điện, nước.
Chính phủ lại trả giúp tiền nhà, cho trẻ em học miễn phí, y tế... Chính phủ rất ưu tiên chăm sóc cho người già, người tàn tật và trẻ em. Trước 1995, sinh viên đại học không phải đóng tiền học, tuy nhiên do ngân sách giáo dục thâm thủng nên kể từ năm 1995 sinh viên phải đóng £1000 mỗi năm và hiện nay nghe đâu đã tăng lên gấp đôi rồi.
Người Việt thực tế đã được hưởng ưu đãi lớn từ trước tới giữa thập niên 1990 do xã hội Anh còn hết sức bao cấp. Đáng lẽ trong điều kiện được trợ giúp hết sức tốt đẹp đó thì người Việt phải nắm cơ hội để vươn lên như các giống dân di cư khác mà điển hình là Trung Quốc và Pakistan nhưng đáng tiếc là đại đa số người Việt không tận dụng được mảy may cơ hội nào.
Phần đông người Việt tại Anh ra đi từ miền Bắc VN suốt khoảng thời gian từ sau 1975 đến năm1989 là năm chính phủ Anh Quốc quyết định đóng cửa trại tỵ nạn VN tại Hongkong. Hầu hết những người này ra đi vì lý do kinh tế là chính do họ vốn là ngư dân hay nông dân ven biển miền Bắc. Số ít hơn là người VN ra đi từ miền Nam, họ vượt biên qua Thái Lan hay Indonesia sau đó được Anh Quốc cưu mang. Ngoài ra còn phải kể đến một lượng khá lớn người Việt gốc Hoa bị chính quyền CSVN xua đuổi trước khi có chiến tranh biên giới giữa VN và Trung Quốc thời kỳ 1979-1980.
Rất nhiều người Việt có một tính cực kỳ xấu xa đó là tính ỷ lại sống dựa. Nhận thấy việc xin lương thất nghiệp dễ dàng mà ngành công nghiệp may mặc của nước Anh lúc bấy giờ cũng như các công việc cấp thấp như phục vụ trong nhà hàng cần lao động trả lương thấp lại đang thiếu nhân công nên đại đa số người Việt khai báo thất nghiệp để được ăn lương trợ cấp trong khi đó thì đi làm rất chăm chỉ để kiếm tiền mà không hề khai báo.
Rất nhiều người đã trở nên giàu có nhưng khi họ muốn tiến xa hơn để mua nhà, mua cửa tiệm thì họ không trả lời được nguồn gốc vốn liếng có từ đâu ra. Phòng thuế nước Anh hoạt động rất hiệu quả. Có những trường hợp như gia đình VN nọ dư tiền rồi liền nhảy ra mua biệt thự đắt tiền, ngay sau đó phòng thuế lập tức điều tra số tiền ấy từ đâu ra, rốt cuộc gia đình nọ trả lời không được nên bị phạt một khoản tiền thuế rất lớn đến nỗi phải bán nhà đi trả nợ.
Do đó người Việt giàu có tại Anh đa phần ở nhà tập thể nghèo nàn (tại London đất chật người đông nên nhà tập thể còn khá phổ biến) mà chơi toàn xe thể thao mui trần mới toanh. Theo chủ quan của người viết thì người Việt tại Anh sở dĩ không có những người tự lập rồi trở nên giàu có như người Việt tại Mỹ đó là vì những lý do sau:
1. Hệ thống an sinh xã hội (welfare) của Anh quá bao cấp so với Mỹ. Do nước Anh thời đó dễ dàng trợ cấp lương thất nghiệp thay vì chỉ trợ giúp 6 tháng như nước Mỹ nên người dân sống lười, ỷ lại. Nhiều người Việt không những khai man thất nghiệp để được hưởng trợ cấp xã hội mà còn có một số không ít người giả bệnh giả tật gạt tiền trợ cấp người tàn tật của chính quyền Anh.
Chính hệ thống bao cấp của Anh khiến thế hệ trẻ của Anh bị ỷ lại hư hỏng không ít, vô số thiếu nữ sớm có con rồi lại sinh con đều đều để được ở nhà hưởng trợ cấp nuôi con (nên nhớ trợ cấp nuôi trẻ khá lớn so với nhu cầu của đứa bé do đó không thiếu bậc cha mẹ vô trách nhiệm lại dựa vào đám con để có tiền hút xách, rượu bia trong khi con cái mặc cho nheo nhóc).
Người Việt vốn đã có xuất phát điểm từ một xã hội mà tính ỷ lại còn rất lớn, đặc biệt lại đã quen với cuộc sống bao cấp vô trách nhiệm của "thiên đường" xã hội chủ nghĩa VN nên tại đây đặc điểm này lại càng được họ phát huy đến đỉnh cao của thời đại. Đa số người Việt vì thế sống dựa dẫm vào trợ giúp của xã hội Anh, phần tiền họ kiếm thêm được họ chủ yếu tiêu pha vào những việc riêng mà hầu như không hề lo lắng chút nào đến việc phát triển sự nghiệp để thực sự độc lập như mọi dân tộc có độc lập tính khác. Vì thế không có mấy người Việt trở thành nhà kinh doanh lớn tại Anh.
2. Người Việt ra đi từ miền Bắc đại đa số có họ hàng nghèo rất nhiều. Người viết đã sinh sống trên cả 2 miền đất nước nên nhận xét thấy một điều rằng người miền Bắc sống tằn tiện và sẵn lòng gửi tiền về quê giúp đỡ anh chị em, họ hàng hơn người miền Nam.
Thêm vào đó người VN tại Mỹ đa số là người miền Nam ra đi theo dạng HO hay ODP nên mang được cả gia đình con cái theo, thậm chí nhiều người cũng không còn mấy họ hàng ở lại VN để phải trợ giúp còn người Việt tại Anh thì có họ hàng đông đúc, đa phần sống rất cực khổ tại các vùng nông thôn ven biển và làng chài nên người ra nước ngoài luôn nặng gánh với nhiệm vụ trợ giúp cho trong nước. Đó là một lý do tại sao người ta làm việc kiếm tiền rất chăm chỉ lại được ăn lương thất nghiệp hơn hẳn bên Mỹ mà cuối cùng lại không tích tụ được nhiều vốn để kinh doanh.
3. Người Việt thường sợ và ghét nhau một khi dính đến quyền lợi mà không nghĩ tới lợi ích chung khi kết hợp làm ăn với nhau. Đây là tính xấu chung của dân Việt khắp nơi chứ không phải chỉ riêng dân Việt đang sống tại Anh. Trước đây người viết đã từng cung cấp thực phẩm cho các siêu thị VN tại London. Khởi đầu là phải tìm người đại lý cho công tỵ Khổ nỗi bất cứ một siêu thị nào một khi đã nắm quyền đại lý trong tay thì chỉ muốn chia hàng cho các siêu thị họ hàng của mình và ở khu xa chứ không muốn chia hàng cho siêu thị trong vùng mình làm ăn.
Trong khi ấy 90% siêu thị cung cấp thực phẩm phương Đông của người VN tại London tập trung tại một khu vực do dân Việt định cư đông nhất và trong các vùng lân cận quanh đó. Mang tiếng là siêu thị nhưng thực tế đại đa số diện tích và vốn nhỏ không thể sánh với các siêu thị Ấn độ và Trung Quốc, ấy thế mà các siêu thị VN lại cạnh tranh giá cả cực kỳ kịch liệt, ai cũng chốn thuế mà lại hay lén lút tố cáo đối thủ cạnh tranh.
Mùa hè năm trước người viết cũng sang Mỹ chơi và chứng kiến cảnh cạnh tranh kinh dị của các shop Nail (tiệm làm móng tay) VN bên ấy. Vốn dĩ nghề làm móng tay do dân Mỹ và Mehico làm nhiều nhưng từ khi người Việt nhảy vào cạnh tranh với cung cách cạnh tranh giảm giá, lấy công làm lời thì dân Mỹ và Mehico lần lượt sập tiệm. Chưa đã khoái, người Việt thừa cơ chiến thắng lại xoay ra tiêu diệt lẫn nhau, thi đua giảm giá. Nghe nói từ giá thông thường là 35 - 40 USD làm trọn bộ móng tay thì ngày nay giá cả thụt xuống thê thảm đến mức 16 USD một bộ. Hiện nay nghề làm móng tay đã lan sang Anh và đang phát triển tốt, tại những nơi mới như Manchester, giá làm trọn bộ là £26 tức là khoảng 50USD, trong khi đó tại London và Birmingham là 2 nơi người Việt ra làm đã nhiều thì giá cả lại bắt đầu giật lùi.
Nếu đi vào các khu phố Tàu thì ta sẽ thấy khác nhiều lắm, họ làm ăn tuy cũng cạnh tranh nhưng trong bang hội bàn thảo với nhau để giá cả không xuống quá thấp. Các khu China Town mà người viết đã liên hệ trước đây, các siêu thị bán giá cao mà vẫn có khách đều đều, họ có khách đến nhiều vì yếu tố buôn bán đa dạng, nhiều loại kinh doanh dịch vụ cùng hội họp lại một khu nên khách tây lẫn ta thường khoái đến đó chơi rồi ghé vào mua sắm. Rõ ràng đoàn kết là yếu tố cực kỳ kém cỏi của người VN trong kinh doanh và cuộc sống thời bình.
Ngược hẳn với tính ganh ghét mất đoàn kết trong cuộc sống và làm ăn kinh doanh thì trong các vụ ẩu đả, phe đảng, gây rối trật tự xã hội, trộm cướp, trồng tà mà (một loại thuốc phiện cấp độ nhẹ), cờ bạc, ... thậm chí giết người đều thấy có người Việt nổi danh.
Mấy năm trước đây China Town tại Manchester có một vụ phóng hỏa giết người dã man. Nạn nhân là chủ tiệm ăn WongChu nổi tiếng lâu năm của Chinatown, ông ta cùng vợ bé và 1 đứa con trai nhỏ bị chém chết. Sau đó bọn sát nhân phóng hỏa đốt nhà. Thằng con trai lớn khoảng 8 tuổi khôn ngoan trốn vào góc cuối nhà nên thoát chết nhờ ông hàng xóm dũng cảm đạp cửa xông vào cứu ra.
Vụ này gây chấn động rất lớn lên cộng đồng Trung Quốc ở Anh và xôn sao dư luận toàn quốc. Sau đó con gái lớn của nạn nhân đang sống với chồng là một chàng VN tên Bửu vốn là trùm băng đảng tại China Town lại gây xôn xao dư luận hơn thông qua việc rao giải thưởng lớn cho bất cứ ai bắt hay chỉ điểm dẫn tới bắt được hung phạm.
Nhiều băng nhóm VN tận London cũng được bí mật mời xuống góp sức săn lùng hung phạm. Ít lâu sau 2 tên hung phạm bị bắt, một tên người Tàu đại lục trốn sang ở lậu và một tên là người VN. Người viết tá hỏa tam tinh vì tên người Việt kia vốn là thành viên nhóm thanh niên mà người viết đã cố tạo dựng và hoạt động được một thời gian ngắn hồi mới sang Anh trước đây, chỉ cách nhau vài năm ngắn ngủi mà một thanh niên vui tính thuộc loại ngoan hiền lại có thể biến chất đến mức kinh khủng như vậy.
Lúc đầu thì tưởng xã hội Anh tạo nên như thế (điều này giống như bọn trẻ con vấp ghế ngã thì cứ đổ tội mình bị ngã là vì cái ghế ngáng chân mà không đủ trưởng thành để ý thức được là mình ngã là do mình tồi dở) nhưng thực ra anh chàng sang đây lúc đã 17 tuổi. Tại VN đã chơi bời quen thói, khi mới sang Anh do chưa quen môi trường nên chịu tu ít lâu.
Đó chẳng qua là bất đắc dĩ anh chàng mới chịu ngồi yên và vì hết người chơi nên mới chịu ngồi nghe mấy anh sinh viên nói chuyện, sau khi đã quen thuộc với môi trường sống mới thì tính chơi bời ngang tàng khi trước lại nổi lên do đó dẫn đưa vào con đường băng đảng mà phạm tội. Trong số các băng đảng được mời xuống Manchester tìm hung phạm thì vô tình người viết lại quen với một anh chàng sinh năm 1976 và sang Anh khoảng năm 1990. Anh ta cũng cởi mở kể chuyện, hóa ra giới băng đảng xã hội đen Tàu bây giờ ớn người Việt lắm. Dân chơi Việt đã không thù thì thôi chứ một khi thù thì dám giết người như không.
Tuy còn nhiều tệ nạn như vậy nhưng nhờ môi trường xã hội Anh có hấp lực lớn nên ngày nay thế hệ người Việt thứ 2 tại Anh tức là những người được sinh ra hoặc trưởng thành tại Anh cũng gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp. Số lượng người Việt tốt nghiệp đại học ngày càng nhiều, công việc ổn định.
Gần đây do chính phủ Đảng Lao Động Anh ngày càng khắt khe hơn trong các vấn đề trợ cấp xã hội nên phần đông người Việt phải ra ngoài làm việc chính thức. Có khá đông người Việt mà chủ yếu là dân Bắc và Trung di chuyển lên các thành phố còn nhiều cơ hội phát triển như Manchester, Liverpool, Birmingham để mở tiệm làm ăn và thực tế đã gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp.
Xét cho cùng người Việt nói chung và tại Anh nói riêng có nhiều đức tính tốt như rất bao bọc gia đình, dòng họ, tự hào dân tộc, chịu khó làm ăn. Thông thường người Việt rất thích gần gũi đồng hương, thích làm sống lại không khí làng quê nước Việt đến nỗi rất nhiều người không làm sao hội nhập được vào xã hội Anh Quốc cho dù đã sống tại Anh 15-20 năm hoặc hơn nữa.
Đáng lẽ người Việt có thể tiến xa hơn rất nhiều nếu đa số đồng bào biết quí trọng tính độc lập và tự trọng dân tộc hơn thay vì cứ muối mặt sống bám vào đồng lương trợ cấp của nước cho định cự Chính vì quá nhiều người di cư sống bám một cách vô ý thức vào xã hội nước người nên chính quyền và nhân dân các nước này tăng thêm phần ghẻ lạnh đối với người di cư, chính điều này là nguyên nhân cho phong trào phát xít mới phát triển tại các nước Ấu Mỹ nói chung và Anh Quốc nói riêng. Người Việt dường như rất có khả năng đoàn kết nhưng đáng tiếc vì nhận thức chưa trưởng thành nên thông thường tính đoàn kết quí báu này chỉ biểu hiện qua những khía cạnh cực đoan mang tính bạo lực, ví dụ cho mục tiêu lớn và tốt như đoàn kết chống ngoại xâm bảo vệ quê hương và ví dụ theo hướng tiêu cực thì cho mục tiêu đánh lộn ngoài đường. Có nhiều tác giả cho rằng người Việt có truyền thống sùng bái bạo lực ... có lẽ họ đã đúng.
Người Việt đáng lý nên tự cảnh tỉnh mình từ lâu rồi để hòa nhập với cuộc sống xã hội văn minh tại nước mình định cư và tận dụng mọi cơ hội mà quốc gia sở tại giúp cho mình nhưng tiếc thay điều đó đã xảy ra trễ tràng và chỉ đến khi người Việt không còn phương pháp sống dựa trợ cấp nào nữa (đương nhiên có thiểu số người Việt biết vượt qua yếu điểm này nên đã thành công lớn, tuy nhiên con số là rất nhỏ so với toàn thể cộng đồng dân tộc Việt tại đây). Người Việt nên biết sống và làm việc với nhau, đây là mức biểu hiện cao của tình đoàn kết dân tộc, chỉ với mức biểu hiện này thì người Việt mới có cơ hội bảo tồn thành công văn hóa dân tộc tại xứ người và gặt hái những thành công to lớn trong kinh tế. Người Việt chưa hội nhập vào môi trường sống nước Anh nên rất ít người đi bầu, rất ít người quan tâm đến tình hình chính trị xã hội của nước Anh - đây là biểu hiện rất kém của nhận thức xã hội nơi người Việt. Người Việt tại Anh rõ ràng vẫn chưa nhận thức ra vai trò quan trọng của bầu cử dân chủ và ảnh hưởng của nó lên lợi ích của cộng đồng mình. Xin đưa ra một ví dụ thực tế: trong đợt bầu cử dân biểu cấp thành phố vừa qua tại Manchester có một dân biểu người Pakistan đã được trúng cử vào ghế ủy viên trong ủy ban thành phố. Điểm đáng nói là anh này không phải là công dân Anh mà là người mới được cho phép tạm trú vô thời hạn tại Anh do nguyên nhân tỵ nạn chính trị, tức là hoàn toàn không có passport Anh, đáng lý không thể có quyền tham gia lãnh đạo trong ủy ban thành phố do đó vụ này khá rùm beng. Tuy nhiên vì luật bầu cử của Anh cho phép các công dân thuộc khối Common Wealth (khối thịnh vượng chung) đang được tạm trú vô thời hạn tại Anh cũng được quyền ứng cử cho nên anh này nghiễm nhiên đắc cử hợp pháp mặc dù không phải công dân Anh lại cũng không nói được tiếng Anh lúc bấy giờ mà phải thông qua thông dịch viên. Cần nói rõ hơn là cộng đồng Pakistan tại Anh rất thành công về kinh tế và có thế đứng rất vững về chính trị. Họ có nhiều dân biểu cấp địa phương và thành phố do đó họ giành được rất nhiều lợi ích, thu được ngân quỹ lớn để phát triển trung tâm văn hóa của họ ở hầu hết mọi thành phố của Anh (đặc biệt mạnh tại Birmingham). Họ sở dĩ làm được như vậy là vì dân họ có nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của sinh hoạt chính trị tại Anh. Nếu người Việt chúng ta biết tận dụng những điều kiện có lợi như vậy để ổn định và phát triển cộng đồng dân tộc thì thật tốt biết bao. Tóm lại người Việt cần trưởng thành hơn trong nhận thức dân chủ và trách nhiệm với xã hội nơi mình đang sống.
Gherkin hình cái trứng
http://train4tradeskills.files.wordpress.com/2010/11/liverpool_one_grosvenor180408_debenhams.jpghttp://www.amfiresystems.co.uk/images/projects_image1-17.jpgkhu Liverpool One
http://www.sir-robert-mcalpine.com/scaled/2f2bf80.jpeghttp://igadgetlife.com/wp-content/uploads/2008/04/cabot_circus_bristol.jpgCabot Circus ở Bristol
http://www.sir-robert-mcalpine.com/files/picturegallery/5946/Highcross14_TRIMEDIA___MAX.jpgHighcross ở Leicesterhttp://www.grouptravelleicestershire.com/img/gallery/900x300px_Highcross_Groups.jpg
http://www.estatesgazette.com/blogs/olympics/stratfordcity.jpghttp://www.building.co.uk/Pictures/web/x/i/s/stratford_city_cad_sep07.jpgStratford Cityhttp://uk.westfield.com/stratfordcity/images/stratfordcity/news/images/pr-big-old-aerial.jpg
london eye gherkin-london-tourist-attraction selfridges london shopping tourist harrods london top tourist attractionspicadilly  circus london tourist attractionlondon eye london eye london oxford circus

No comments:

Post a Comment