Thursday, September 8, 2011

Trùng Khánh

Với 6,2 triệu dân, Trùng Khánh được xem là đô thị của những kiến trúc chọc trời, hội tụ của những người giàu đến từ mọi miền Trung Quốc. Thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
Trùng Khánh là một thành phố trực thuộc trung ương, ngang cấp tỉnh của Trung Quốc và là thành phố trực thuộc trung ương có dân số đông nhất trong các thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc với số dân 31,4 triệu người, diện tích 82.300 km².Trùng Khánh trước đây thuộc tỉnh Tứ Xuyên, sau này được tách ra. Quan hệ thông thương với nước ngoài ở Trung Quốc mở cửa đầu tiên ở Trùng Khánh vào năm 1891. Từ năm 1929 trở đi, Trùng Khánh trở thành thành phố thuộc trung ương, tuy nhiên cố đô của Tưởng Giới Thạch đã bị ném bom trong suốt cuộc chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai bởi quân Nhật Bản. Rất nhiều người thoát chết nhờ vành đai quân sự được tổ chức rất chặt chẽ trên những dãy núi bao quanh Trùng Khánh. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, phần lớn nhà máy công nghiệp và các trường đại học từ miền đông Trung Quốc được di dời đến đây.
Vị trí địa lý, kinh tế

Hồ Bắc, Hồ Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên và Thiểm Tây là các tỉnh ráp gianh Trùng Khánh. Kinh tế Trùng Khánh có một sự phát triển vượt bậc, là thành phố có tốc độ phát triển thứ ba Trung Quốc. Chỉ số GDP năm 2007 là 411,18 tỉ Yuan, tốc độ phát triển hàng năm là 15%. Tuy nhiên, GDP theo đầu người lại thấp hơn so với chỉ số bình quân trong nước, 14.622 Yuan một người.

Giao thông vận tải
Là cảng nội địa lớn nhất miền tây Trung Quốc, nó được nối với miền đông qua con sông Dương Tử.

Trùng Khánh có tuyến đường sắt tới Chengdu tỉnh Tứ Xuyên, Guiyang thuộc tỉnh Quý Châu, thành phố Xiangfan tỉnh Hồ Bắc và thị trấn Huaihua tỉnh Hồ Nam.

Sân bay quốc tế Jiangbei vận chuyển khoảng 10 triệu hành khách vào năm ngoái, các chuyến bay đến từ Đông Á cũng hạ cánh ở đây.

Khí hậu
Khí hậu Trùng Khánh có tính chất cận nhiệt đới, ẩm ướt và có hai mùa gió mùa. Là một trong những vùng nóng nhất Trung Quốc. Nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận là 430C, vào tháng 8 nhiệt độ trung bình là 350C, những tháng mùa đông thời tiết rất ấm áp. Mùa xuân là thời điểm thích hợp nhất để tham quan Trùng Khánh.

http://img.thethaovanhoa.vn/Images/Uploaded/Share/2008/08/2008081308503838/Tam%20Ky.jpgDi tích thắng cảnh
Nghệ thuật điêu khắc trên đá Dazu được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, nó có từ thế kỷ thứ 7. Nghệ thuật Dazu là nghệ thuật điêu khắc và chạm trổ thể hiện bản sắc của Đạo giáo, Nho giáo và niềm tin vào Phật giáo. Thành phố Trùng Khánh có hơn 3000 cây cầu và rất nhiều tòa nhà chọc trời.http://viettrungtour.com.vn/images/articles/e5de6ca88bfa10130c2238786c113293.jpg Nói đến phong cảnh du lịch nổi tiếng của TQ thì chắc các bạn cũng đã nghe nói về khu Tam Hiệp - Trường Giang, khắc đá Đại Trúc v.v... mà những khu phong cảnh này đều tập trung tại Trùng Khánh, một thành phố trực thuộc trẻ nhất của TQ. Với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, cảnh quan nhân văn phong phú đa dạng, Trùng Khánh đang ngày càng thu hút được đông đảo du khách của các nơi trên thế giới đến ngắm cảnh du lịch. Tam Hiệp-Trường Giang là một cảnh quan du lịch hấp dẫn nhất của Trùng Khánh. Tam Hiệp là một thung lũng lớn có phong cảnh sơn thủy tráng lệ trên dòng sông Trường Giang dài 6300 km, nó là tinh hoa của phong cảnh Trường Giang. Phía tây kể từ thành Bạch Đế của huyện Phụng Tiết thành phố Trùng Khánh, đến Nam Tân Quan của thành phố Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc ở phía đông, khoảng giữa có Cù Đường Hiệp, Vu Hiệp, Tây Lăng Hiệp nối tiếp nhau kéo dài 200 km, trong đó thung lũng dài 90 km. Cù Đường Hiệp hùng vĩ, Vu Hiệp tú lệ, Tây Lăng Hiệp hiểm trở, đã khiến hành lang tranh sơn thủy nổi tiếng thế giới này càng thêm muôn hình vạn dạng, phong cảnh đẹp như tranh.http://viettrungtour.com.vn/images/articles/6ea4b691dbf86a4f299c623d2340e7e2.jpgTam Hiệp Trường Giang còn là một thung lũng lớn nhất trên thế giới có thể đáp tàu đi du ngoạn, du khách có thể đáp tàu du lịch trong suốt cuộc hành trình, thưởng thức phong cảnh thung lũng, cảnh quan nhân văn, cũng như phong cảnh thiên nhiên trên dọc tuyến đi, đồng thời còn có thể lên bờ tham quan. Một du khách họ Lý đến từ tỉnh Sơn Đông nói:
"Tôi lên tàu từ bến Triều Thiên Môn -Trùng Khánh, tàu xuôi dòng đi xuống cảm giác vô cùng dễ chịu, có thể ngồi trên boong tàu, hoặc ban công trong khoang tàu ngắm nhìn núi cao , lũng sâu, làng xóm, tất cả đều nằm trong phong cảnh, thật chẳng khác nào cảnh tượng trong phim ảnh vậy".
http://images.tuniu.com/images/2006-10-21/z/z9X52G8iLoS19YB3l.jpgĐến Trùng Khánh, ngoài ngoạn cảnh Tam Hiệp Trường Giang ra, du khách còn có thể đến ngắm cảnh Khắc Đá Đại Trúc. Khắc Đá Đại Trúc đã có hơn nghìn năm lịch sử, với tượng Phật Giáo là chính, cũng có một số ít tượng Đạo Giáo và Nho Giáo, là những tác phẩm kiệt xuất đại diện cho nghệ thuật hang đá của TQ. Năm 1999, cụm nghê thuật khắc đá Đại Trúc đã được tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc đưa vào "Danh mục di sản văn hóa thế giới".
Khắc đá Đại Trúc nằm trong địa phận huyện Đại Trúc, thành phố Trùng Khánh, mà nổi tiếng nhất và giữ được nguyên vẹn nhất, là khắc đá trên Bảo Đỉnh Sơn và Bắc Sơn . Tượng trên Bảo Đỉnh Sơn lấy Đại Phật Loan làm trung tâm, gần 10 nghìn pho tượng nối tiếp nhau trên nham vịnh kéo dài hơn 400 mét, chẳng khác nào một cuốn tranh liên hoàn, khí thế bàng bạc, cao to hùng vĩ. Hướng dẫn viên Dương Cầm giới thiệu rằng: "Nơi này được khai mở từ triều Nam Tống, tức từ năm 1174 công nguyên đến năm 1252. Bấy giờ có một vị đắc đạo cao tăng tên là Triệu Trí Phượng nhằm hoằng dương phật pháp, giáo hóa chúng sinh, bắt đầu từ năm 19 tuổi, trải qua hơn 70 năm, ông đã dùng thời gian của cả cuộc đời mình vào việc đục mở Đại Phật Loan". (http://www.dantiengtrung.com/forum/showthread.php?t=3516)
Xuất phát từ mục đích giáo hóa chúng sinh, nên tạo hình khắc đá ở Đại Phật Loan đậm đà hơi thở cuộc sống, tượng Phật Giáo lại càng thế tục. So với tượng đá hùng vĩ cao to trên Bảo Đỉnh Sơn, thì gần 10 nghìn pho tượng Phật và tượng Bồ Tát ở nham đá Bắc Sơn lại càng đẹp đẽ, nhã nhặn mà nổi tiếng thế giới.Ngoài Tam Hiệp Trường Giang và khắc đá Đại Trúc ra, bản thân thành phố Trùng Khánh cũng là một phong cảnh rất có giá trị tham quan.
Trùng Khánh là thành phố du lịch nổi tiếng của TQ, Trường Giang là khu trung tâm của thành phố, xung quanh có dòng sông Gia Lăng bao bọc, có núi có nước, các kiến trúc đều nằm ngay bên bờ nước, cao thấp khác nhau, nên Trùng Khánh còn được gọi là Sơn Thành hoặc Giang Thành. Cảnh đêm Sơn Thành vô cùng thơ mộng, mỗi khi màn đêm buông xuống, là ánh đèn trong khu thành rọi trên mặt nước lung linh như dải ngân hà.

Cảnh đẹp, suối đẹp và món ăn ngon, là ba tấm danh thiếp của thành phố du lịch Trùng Khánh. Trùng Khánh có nhiều suối nước nóng rất tốt, tiềm tàng nguồn tài nguyên suối nước nóng hiếm thấy trên thế giới, lịch sử khai thác cũng rất lâu dài, mà nổi tiếng nhất là Bắc Ôn Tuyền đã có hơn nghìn năm lịch sử, nó là một trong những suối nước nóng được TQ, cũng như thế giới sử dụng sớm nhất, cho đến nay vẫn còn đang được sử dụng, nên nó được gọi là "Xứ sở suối nước nóng TQ".
Về các món ăn của Trùng Khánh, người Trùng Khánh thích các món ăn cay tê là chính, họ rất thích ăn lẩu. Đến du ngoạn tại Trùng Khánh mà không nếm thử món lẩu cay tê của Trùng Khánh thì thật là một điều đáng tiếc. Khi ngồi ăn, chỉ thấy nồi nước nhúng màu mỡ đỏ, có ớt, hoa tiêu. Còn thức nhúng thì có tới mấy trăm loại như: Sách bò, lươn, cá hố, các loại rau, nấm, v.v...
Lúc mới chia tách, Trùng Khánh được chia thành 40 đơn vị hành chính cấp huyện (3 đơn vị hành chính cấp huyện đã bị hủy bỏ năm 1997): 15 quận, 4 thị xã (huyện cấp thị), và 21 huyện. Đến năm 2006, 4 thị xã chuyển thành quận, nên Trùng Khánh gồm 19 quận, và 21 huyện, trong đó có 4 huyện tự trị.
Trong danh sách dưới đây, cột nguồn gốc ghi tên thành phố mà đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc trước khi Trùng Khánh hợp nhất với Bồi Lăng (hay Phù Lăng), Vạn Huyện (nay là Vạn Châu) và Kiềm Giang năm 1997 để trở thành thành phố trực thuộc trung ương.Trung tâm Thương mại Thế giới Trùng Khánh (tiếng Trung: 重庆世界贸易中心 - Trùng Khánh Thế Giới Mậu Dịch Trung Tâm) là tòa nhà chọc trời cao nhất thành phố Trùng Khánh của Trung Quốc. Được xây dựng trong 3 năm từ 2002 đến 2005, tòa nhà cao 283,1 m với 60 tầng.
Thành phố Trùng Khánh tự nhận là có dân số lớn nhất trên quả đất.
Thống kê lần cuối, năm 2005, cho hay Trùng Khánh có hơn 30 triệu cư dân có hộ khẩu, còn nhiều hơn các nước như Canada hay Ba Lan. Không ai biết có bao nhiêu người sống phi pháp tại đó.
Nó đạt kích cỡ khổng lồ chỉ sau 13 năm. Trước 1997, Trùng Khánh chỉ là một trong các thành phố hạng trung ở Trung Quốc.
Nhưng sự phát triển đột ngột có nghĩa là nhiều tiền, và nhiều tiền thường đem lại nhiều tham nhũng. Tại Trùng Khánh, tham nhũng leo lên tận cấp cao.
Các quan chức cao cấp có thể mua và bán. Tội phạm có tổ chức tiến vào.
Thành phố đang ở giữa kỳ thanh trùng chống lại tham nhũng và gangster. Khoảng 3000 người tới nay đã bị bắt và trong đó có khoảng 50 viên chức, gồm cả giám đốc sở tư pháp, Wen Qiang.
Ông này có liên hệ, thông qua hôn nhân, với bà Xie Caiping, người phụ nữ quản lý sòng bài phi pháp lớn nhất Trùng Khánh - chỉ cần băng qua con đường có trụ sở Tòa án Tối cao là thấy ngay.
Một trong những đồng sự, một cựu chánh án, đã tự sát trong tù.
Chính trị
Người đứng đằng sau cuộc thanh trừng là một chính khách trung ương, Bí thư Thành ủy Bạc Hy Lai.
Ông Bạc, một người cứng rắn, học thức và tham vọng, xuất thân từ hàng con cha cháu ông của Đảng - cha ông là một trong những đồng chí của Mao Trạch Đông.
Nhưng ông cũng là ví dụ về một Trung Quốc mới - ông ăn mặc đẹp và gửi con trai đi Anh học tại Harrow - một trong những trường tư nổi danh và đắt tiền nhất - và sau đó là học ở Đại học Oxford.
Trong cố gắng diệt trừ tham nhũng ở Trùng Khánh, ông Bạc bị cáo buộc là đã dùng một số biện pháp đáng ngờ.
Zhu Mingyong, luật sư ở Bắc Kinh đại diện trong một bị cáo chính mà nay bị kết án tử hình, nói với BBC rằng ông không được phép tiếp xúc thân chủ đàng hoàng.
Ông cũng nói thân chủ đã bị tra tấn.
Ông Zhu nói ông cảm thấy bị đe dọa vì vụ bắt giữ và cầm tù một luật sư biện hộ khác liên quan vụ án.
Người này bị tố cáo làm giả bằng chứng khi đại diện cho ông trùm mafia tại Trùng Khánh, và bị kết án 18 tháng tù.
Bạc Hy Lai là Bí thư Thành ủy Trùng Khánh
Nhưng Bạc Hy Lai biết chiến dịch của ông rất được lòng dân và báo chí phương Tây nói ông có tham vọng lãnh đạo đất nước.
Ông gửi các tin nhắn ngẫu nhiên đến người dân tại Trùng Khánh, giống như Barack Obama đã làm khi chạy đua cho chức tổng thống Mỹ.
Những người dân chúng tôi trò chuyện trên phố đa số thích ý tưởng này.
Tham nhũng là lo âu số một tại Trung Quốc.
Vì chiến dịch của ông, một nhà quan sát phương Tây gần đây nói nếu Quốc hội Trung Quốc có thể tự chọn ban lãnh đạo chính trị của nước này, ông Bạc sẽ thắng lớn vào năm sau, khi quyết định chung cuộc được đưa ra.
Nhưng hiện nay chỉ một nhóm nhỏ lãnh đạo Đảng được tham gia chọn lựa, và họ có vẻ âu lo trước sự sung sức của ông Bạc.
Lên tiếng
Mọi thứ đang thay đổi rất nhanh ở Trung Quốc và ở Trùng Khánh thì điều này lại càng đúng.
Người dân sẵn sàng lên tiếng theo cách mà họ đã không hề dám trong quá khứ.
Chỉ vài năm trước, một luật sư như ông Zhu, bảo vệ cho một trùm mafia bị kết án tử, chẳng bao giờ đến với BBC và cáo buộc nhà chức trách tra tấn thân chủ.
Tốc độ thay đổi ở Trùng Khánh nhanh một phần là vì giới chức tại đây biết họ phải cố gắng làm việc để có sự chú ý và đầu tư của quốc tế.
Thành phố nằm sâu trong nội địa, và không có những lợi thế tự nhiên mà các đô thị ở vùng duyên hải miền đông có được.
Vì thế, thành phố cảm thấy cần phải cởi mở và hiếu khách hơn.
Nhưng một vài sự ngần ngại cũ vẫn còn đó. Nhóm của tôi được mời tới Trùng Khánh bởi chính quyền thành phố này. Tôi được lãnh sự Anh tại đó mời có bài phát biểu về quyền lực và trách nhiệm của truyền thông.
Hơn 100 nhà báo lâu năm đã nhận lời mời. Nhưng chẳng ai có mặt. Chỗ của họ dành cho các sinh viên truyền thông địa phương.
Ông Bạc, người tôi từng gặp hơn một lần, thì quá bận không tiếp chúng tôi. Thị trưởng Trùng Khánh, đã định giờ hẹn cho chúng tôi phỏng vấn, thì bất ngờ phải rời thành phố phút chót.
Và mọi nơi chúng tôi lái xe đi qua, chúng tôi đều bị một chiếc Honda màu bạc ngầm đi theo, có lẽ là của an ninh.
Ngay cả tại thành phố mới nhất, lớn nhất, tiên tiến nhất của Trung Quốc, các thói quen cũ vẫn khó bỏ.
John Simpson(Chủ biên thời sự thế giới đài BBC)
Đường cao tốc Trùng Khánh-Côn Minh,viết tắt là Du-Côn cao tốc,mã hiệu là đường bộ là G85,có điểm đầu ở Trùng Khánh,chạy qua Nội Giang, Nghi Tân, Chiêu Thông, kết thúc ở Côn Minh. Tuyến này có tổng chiều dài 838km.
Lễ hội hoa ở Trùng Khánh, Trung Quốc thu hút tới 50.000 lượt người tới ngắm và chụp hình bên những cánh đồng mướt mát màu hoa vàng. Ảnh trên Xinhua.




Người ta nói Trùng Khánh là khu trung tâm đô thị phát triển nhanh nhất hành tinh này. Dân số của thành phố hiện lớn hơn dân số của cả Peru hay Iraq, và hàng năm, thành phố ấy vẫn được bổ sung thêm nửa triệu người muốn tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn. 24 giờ theo bước chân của phóng viên Jonathan Watt - tờ The Guardian sẽ cho bạn thấy bức tranh sống động về sự phát triển của đô thị phía tây Trung Quốc này.
Theo thống kê của LHQ, dân số trên toàn thế giới hiện đang được phân đồng đều thành hai nhóm: 3,2 tỉ người ở thành thị và 3,2 tỉ ở vùng nông thôn. Nhưng đến đầu năm 2007, cán cân sẽ xa rời những cánh đồng và nghiêng dần về phía đô thị với các toà nhà chọc trời.

Không ai biết chính xác khi nào và ở đâu cuộc sống đô thị khởi đầu. Nhưng người ta có thể đoán biết khi nào xu hướng đô thị hoá sẽ đạt tới đỉnh điểm. Đơn giản chỉ cần đếm xem khu vực nào có nhiều nhà chọc trời nhất, chỉ cần lần theo dấu những khối bê tông của thế giới đang đổ vào đâu, và theo dấu những khu vực phát triển nhanh nhất, đông đúc nhất. Tất cả đều hướng về phía đông - Trung Quốc.

Mỗi năm, có tới 8,5 triệu nông dân Trung Quốc đổ về các thành phố. Thực tế này đã biến các thành phố ở Trung Quốc sánh ngang hàng với nhiều đô thị lớn trên thế giới. Nước Anh có 5 đô thị với hơn 1 triệu dân; trong khi Trung Quốc có tới 90. Một số thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải, Hongkong và Nam Kinh đã nổi tiếng trên toàn thế giới. Những cái tên khác như Suqian, Suining, Xiantao, Xinghua, Liuan thì vẫn còn khá xa lạ, ngay cả với nhiều người Trung Quốc.

Song có lẽ không nơi nào trên thế giới lại chứng kiến tốc độ đô thị hoá một cách đầy sửng sốt như Trùng Khánh. Có lẽ đối với nhiều người điều này khá lạ lùng. Nhưng Trùng Khánh chính là nơi quy mô và tốc độ đô thị hoá đang đứng vị trí số 1 thế giới.

Nằm ngay giữa lưu vực sông Dương Tử, trung tâm thương mại đồng thời cũng là một hải cảng mở lâu đời này vẫn là nơi tập trung mọi hoạt động kinh tế trọng yếu của khu vực phía tây Trung Quốc. Sau khi chính quyền thành phố được trao quyền quản lý vùng đất xung quanh, nơi này đã phát triển thành một trong những đô thị lớn nhất thế giới với 31 triệu cư dân. Số dân ở các vùng đô thị thuộc nơi này dự kiến sẽ tăng gấp đôi, từ 10 triệu lên 20 triệu người trong vòng 13 năm tới.

Và khi cán cân giữa thành thị và nông thôn nghiêng về một phía, đây sẽ là nơi chứng kiến sự dịch chuyển ấy.
5h30 sáng: Cảnh khổ của người đàn ông "bang bang"
Vào thời khắc trước bình minh, một cảm giác giống như mô tả trong truyện của nhà văn Dickens bao trùm xã Tiền Tây Môn. Làn mưa xối xả tuôn, ngập đầy những con hẻm chật hẹp, tối tăm. Những hạt mưa nặng trịch quất tới tấp vào hông những ngôi nhà sập xệ, cao lênh khênh. Giữa cảnh tranh tối tranh sáng ấy hiện lên khuôn mặt nhăn nheo sáng hồng của cụ già đang hơ mình bên lò than.

Tọa lạc giữa bến cảng và trung tâm thương mại, nơi này là quê hương của những cư dân lâu đời và đặc biệt nhất của Trùng Khánh - đội quân "păng păng" gồm 100.000 phu khuân vác khoẻ mạnh có thể chịu đựng sức nặng của cả thành phố trên đôi vai. Tới nơi này từ những vùng nông thôn, không hề có chút kỹ năng nào và trình độ giáo dục thì ở mức tối thiểu, họ cầm trong tay những dụng cụ rẻ tiền nhất - một chiếc sào tre (còn gọi là bang bang) và vài sợi dây thừng. Họ tụ tập quanh những bến cảng, chợ, bến xe buýt để đợi bốc hàng từ tàu lên.

Yu Lebo vừa tỉnh dậy trong căn hộ 3 phòng chật chội mà vợ chồng anh thuê cùng với 3 cặp vợ chồng khác. Tất cả đều là thợ khuân vác, lau dọn hay làm việc vặt. Có hai chiếc giường đôi trong mỗi phòng, ngăn cách bởi một miếng giấy mỏng. Chiếc thứ 3 được kê trong một căn phòng chật hẹp cạnh cửa ra vào và một chiếc khác kê trong bếp. Không còn thời gian để ăn sáng trước khi Yu lao ra ngoài trong màn mưa dày đặc và bóng tối.

"Chúng tôi muốn chuyển ra ngoài để tìm một chỗ riêng, nhưng vẫn chưa có tiền", Yu nói khi đã ra ngoài đường. Anh giải thích lý do tại sao anh lại tới Trùng Khánh 4 năm về trước. "Tôi từng là một nông dân, nhưng tôi không thể kiếm đủ tiền để nuôi 2 đứa con. Vì vậy chúng tôi để con lại cho họ hàng trông nom. Mỗi năm, tôi về gặp chúng 2-3 lần".

Trung bình mỗi ngày, Yu kiếm được khoảng 20 NDT cho 12 giờ lao động. Phần lớn số tiền này, cộng với số tiền vợ anh kiếm được từ công việc dọn dẹp đều được dùng để trả cho thức ăn, tiền thuê nhà. Nhưng chừng nào họ khoẻ mạnh, họ vẫn có thể để dành tiền gửi về nhà mua quần áo, sách vở cho các con. Đó là điều quan trọng. Giáo dục và y tế giờ đây đang là gánh nặng lớn nhất đối với những người nông dân.

Công việc khởi đầu ngày mới của Yu diễn ra tại khu chợ Chaotianmen. Tại đây, Yu phải khuân vài bọc hàng lớn. Mỗi bọc có trọng lượng lớn hơn cân nặng của Yu. Người chủ trả công cho anh 2 NDT.

"Không tồi", Yu nói. "Đôi khi còn nặng hơn. Và chúng tôi lại được trả ít hơn".

Công việc dường như vắt kiệt sức lực của Yu. Không biết có khi nào anh cảm thấy hối hận vì đã từ bỏ đồng ruộng để lên thành phố?. "Không, cuộc sống của tôi đã khấm khá hơn khi tôi mới lên đây. Lúc ấy, mỗi ngày tôi chỉ kiếm được 10 NDT. Thành phố này đang thay đổi quá nhanh. Người ta đang ngày càng giàu có hơn. Nhưng cuộc sống của chúng tôi không theo kịp đà phát triển ấy. Thành phố chỉ tốt đối với người giàu. Nếu có tiền, anh có thể làm bất cứ việc gì. Nếu không muốn mang vác những thứ nặng nhọc này, anh chỉ cần thuê một anh "bang bang".
7h30' sáng - Cuộc gặp thú vị với một nhà chức sắc
Bình minh đã lên, nhưng mặt trời vẫn ẩn sau màn sương mù dày đặc. Cuộc sống tại Trùng Khánh bắt đầu bước vào giai đoạn sôi động. Công nhân viên chức tấp nập tới ở làm, công nhân tới nhà máy, thợ xây dựng tới công trường, các cửa hàng mở cửa đón người mua... Nếu là một ngày "tốt", các nhà thầu sẽ khởi công xây dựng một khu chung cư, siêu thị và nhà máy trên diện tích rộng 137.000 m2.

Nền kinh tế Trùng Khánh đang phát triển với tốc độ chóng mặt, đạt 7 triệu bảng/năm. Mỗi năm, nơi đây sẽ có 568 người chết, 813 trẻ sơ sinh và 1.370 người từ nông thôn lên thành phố.

Chặng dừng chân tiếp theo của chúng tôi là một trong những cơ quan thuộc hội đồng thành phố. Tại đây, chúng tôi gặp Zou Xiaoping - Phó Giám đốc Uỷ ban quan hệ kinh tế và nghe bà lý giải về việc Trùng Khánh đang là trung tâm của chiến dịch giải quyết những bất cân bằng giữa khu vực ven biển phía đông giàu có và khu vực phía tây nghèo nàn.
Bắt đầu từ năm 1999 với 1,6 nghìn tỉ NDT được đầu tư chủ yếu vào việc xây dựng đường xá, cầu, kênh ngòi và đường ống, quy mô của chiến dịch "hướng Tây" đôi khi được so sánh với Kế hoạch Marshall nhằm tái thiết châu Âu sau Thế chiến II. Phần lớn số tiền này đã "chảy ngược" dòng Dương Tử, cuôn vào Trùng Khánh - trái tim của kế hoạch vực dậy miền tây.

Số tiền này cũng được chi cho việc xây Đập Tam Hiệp nổi tiếng - dự án thuỷ điện lớn nhất thế giới cung cấp điện cho cả Trùng Khánh. Trong vòng 5 năm trở lại đây, cư dân thành phố đã chứng kiến mức thu nhập cá nhân của họ tăng 66%, lên 731 bảng/năm, gần gấp 3 lần những người sống ở vùng nông thôn (271 bảng).

"Bây giờ là thời điểm cao trào của quá trình phát triển khu vực phái Tây Trung Quốc. Trùng Khánh đang ở trung tâm của quá trình này. Đó là lý do tại sao chúng tôi phát triển với tốc độ chóng mặt như vậy. Chúng tôi cần phải duy trì động lực này. Đây là thời điểm đặc biệt quan trọng đối với Trùng Khánh", bà Zou thổ lộ.
***

10h sáng - Tham vọng của nhà công nghiệp
Tôi rời văn phòng của bà Zou trong kinh ngạc. Thậm chí ở giai đoạn cao trào của quá trình đô thị hoá ở nước Anh thế kỷ 19, cũng không gì có thể so sánh được với quy mô và tốc độ của sự phát triển đang diễn ra nơi này. Làm thế nào thành phố này có thể cung cấp đủ không gian và việc làm cho một số lượng quá lớn cư dân đang ồ ạt đổ về từ những vùng nông thôn?
Giờ đây, với sự hướng dẫn của vị quan chức chính phủ, chúng tôi lái xe tới nhà máy Lifan Sedan mới được xây dựng tại Khu Kinh tế Trùng Khánh, nơi những công nhân mới có việc làm đang lắp ráp xe hơi.
"Cách đây 2 năm, nơi này từng là vùng đất nông nghiệp", ông chủ Yin Mingshan tự hào nói. "Giờ đây, nó là nhà máy thứ 14 của tôi, đúng 14 năm kể từ khi tôi bắt đầu công việc kinh doanh".
Ông Yin, năm nay 68 tuổi, là một trong những nhà công nghiệp tiên phong của Trung Quốc. Ông là nhà kinh doanh lớn của thế kỷ 21, có thể sánh ngang với Titus Salt, Josiah Weđgwoo hay Anh em nhà Cadbury. Ông thành lập một công ty sửa chữa xe máy vào năm 1992 chỉ với 9 nhân viên. Giờ đây, công ty Lifan của ông đang thuê tới 9.000 nhân viên và có doanh thu 521 triệu bảng/năm.
"Trung Quốc đã trở thành một mảnh đất thần kỳ đối với doanh nhân", ông Yin phát biểu. "Hiện đang có rất nhiều người làm công việc mà tôi từng làm từ trước tới giờ".
Tất nhiên, để thành lập một cơ sở kinh doanh tại Trùng Khánh không dễ dàng như ở Thượng Hải hay Thâm Quyến, vì những nơi này có lợi thế dễ tiếp cận các thị trường nước ngoài. Song những thành phố phía đông giàu có ấy giờ đây đang đầu từ vào bên trong lục địa, cung cấp một thị trường cho loại hàng hoá rẻ hơn, được sản xuất tại các thành phố loại 2. Trùng Khánh hiện rất nổi tiếng vì xe máy.
Bên cạnh việc sản xuất xe máy, ông Yin cũng đang cố gắng biến Lifan thành một thương hiệu nổi tiếng đối với xe hơi bằng cách mua một nhà máy BMW-Chrysler tại Brazil, đóng cửa nó, chuyển về khu vực sông Dương Tự và sau đó tái dựng tại Trùng Khánh. Ông cũng đã thành lập nhiều nhà máy tại Việt Nam, Thái Lan, Bulgaria và đang có kế hoạch thành lập một trung tâm nghiên cứu tại Anh, nơi con gái ông đang theo học ở ĐH Oxford.
Tất cả những gì Yin đang làm xuất phát trước hết từ việc làm lợi cho bản thân, và lợi ích đó gắn với lợi ích chung của xã hội. "Trung Quốc quá nghèo. Chúng tôi cần phải tăng trưởng ở tốc độ cao. Người giàu cần tăng thu nhập cho người nghèo", ông nói. "Nếu chúng tôi nâng cao mức sống cho nông dân, sau đó họ có thể mua xe máy và xe hơi của chúng tôi".
Trong vòng 5 năm tới, ông Yin dự tính sẽ tăng gấp đôi nhân lực hiện có, lên 20.000 người. Lúc này, bên cạnh nhà máy, những xe ủi đã sẵn sàng đào xới các cánh đồng để dọn đất cho một nhà máy mới mọc lên.
Đây có thể được xem là bộ đồ lót và chiếc cà vạt có giá trị nhất thế giới.
Trùng Khánh - Đôi nét chấm phá
Ngót 3 nghìn năm, thành phố này đã từng thay đổi qua nhiều tên gọi: Giang Châu, Ích Châu, Sở Châu, Du Châu, Cung Châu. Đến năm 1189, đời Nam Tống, hoàng tử Triệu Đôn trong vòng 1 tháng vừa được phong vương vừa lên ngôi vua, mới đổi tên thành Trùng Khánh (nghĩa là: Lại ăn mừng).
Đêm Trùng Khánh nhìn từ trên cao
Thành phố Trùng Khánh có tốc độ phát triển đứng thứ ba của Trung Quốc, song vẫn bảo tồn gần như nguyên vẹn những khu phố cổ, mang đậm nét văn hóa truyền thống.
Cổng vào khu phố cổ
Phố cổ luôn tấp nập khách du lịch từ sáng đến tối.
Những ngôi nhà cổ nằm phía sâu trong khu phố khá tĩnh lặng.
Phố cổ mang kiến trúc đặc trưng của Trung Hoa.
Những dãy phố kinh doanh thương mại được trang trí đẹp mắt.
Những lời ước nguyện được treo trên cây giữa phố.
Có nhiều bức tượng đồng trên lối đi phố cổ.
Những món hàng truyền thống của Trung Quốc được bày bán mọi nơi.
Quầy bánh kẹo do những đứa trẻ trông coi.
Du khách thử sức giã bánh trước một cửa hàng bánh.
Trong khu phố cổ, du khách có thể viếng thăm nhiều ngôi chùa độc đáo.
Nằm giữa thành phố Trùng Khánh, tòa nhà Đại lễ đường là điểm du khách không thể bỏ qua.
Một góc tòa nhà Đại lễ Đường.
Tách ra từ tỉnh Tứ Xuyên, thành phố Trùng Khánh có diện tích 83 nghìn km2, 32 triệu dân đứng thứ tư trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân về quy mô nhưng lại đứng đầu về dân số và diện tích. Thành phố vùng đất nhà Tây Thục của Lưu Bị xưa, có tới 80 con sông chảy ngang dọc, trong đó nổi tiếng với sông Trường Giang, Dương Tử. Cảnh sắc nơi đây rất đẹp.
Từ lâu, Trùng Khánh đã nổi tiếng về sản xuất công nghiệp nặng, cơ khí chế tạo, khai luyện khoáng sản và hầu như là tất cả những ngành sản xuất máy móc thiết bị hiện đại trọng yếu.
Trùng Khánh đã và đang áp dụng nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút đầu tư như: “mức lương ở đây cao gấp 3 lần so với các thành phố duyên hải, Trùng Khánh miễn và giảm thuế cho bất cứ ngành nghề nào mà ở đó có thay đổi và phát triển công nghệ; ưu tiên cho phát triển nông nghiệp, quy hoạch đô thị.
Một dãy phố Trùng Khánh về đêm
Chính quyền Trùng Khánh nêu cao khẩu hiệu thân thiện với doanh nghiệp, doanh nhân. Chính vì điều này nên Trùng Khánh vẫn được các địa phương khác coi là mảnh đất hấp dẫn nhất. Thành phố 32 triệu dân nhưng không hề ồn ào. Quản lý một thành phố lớn xem ra rất nhàn nhã, êm đềm.
Những ý tưởng lớn gặp nhau

Những nhà quản lý, doanh nhân 2 nước gặp nhau ở một thành phố cách vùng duyên hải tới 3 nghìn cây số, tụ hội bên bờ sông Dương Tử để bàn chuyện làm ăn, hợp tác, quả là một việc làm đầy ấn tượng.
Phó thị trưởng Trùng Khánh, Chu Mộ Băng cho rằng đây là một sáng kiến lớn đầy thiện chí của phía Việt Nam và Trung Quốc nói chung và Trùng Khánh nói riêng. Ông hứa sẽ cùng với các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh việc hợp tác đầu tư với các tỉnh của Việt Nam, đặc biệt là những tỉnh có nét tương đồng như Thái Nguyên về các lĩnh vực luyện kim, cơ khí chế tạo, khai khoáng.
Đồng chí Hoàng Quốc Vượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái nguyên, đã giới thiệu những nét cơ bản nhất về Thái Nguyên và tiềm năng cũng như nguyện vọng hợp tác đầu tư của tỉnh.
Đồng chí Phạm Xuân Đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc và thành phố Trùng Khánh bức ảnh đại sứ Trung Quốc La Quý Ba trình quốc thư lên chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đồng chí Phạm Xuân Đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thay mặt đoàn đã tặng cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc và thành phố Trùng Khánh bức ảnh đại sứ Trung Quốc La Quý Ba trình quốc thư lên chủ tịch Hồ Chí Minh ngày mùng 1 tháng 9 năm 1954 tại đồi Giang, xã Tiên Hội, huyện Đại từ, tỉnh Thái nguyên.
Ở phần thương thảo giữa các nhóm, bước đầu các doanh nghiệp Thái nguyên đã ký biên bản ghi nhớ và hợp đồng ở một số đơn vị như: Công ty cổ phần ô tô Trường An, Công ty phụ tùng thiết bị ô tô xe máy (DFM), Công ty Hong Yeung, Công ty Thiết bị điện (DAOER), Công ty Tập đoàn Thuận Ngân Thực nghiệp. Các công ty này có thế mạnh và dự định đầu tư vào Thái Nguyên trên các lĩnh vực: ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, thiết bị điện, đầu tư hạ tầng, vận tải, khoáng sản, môi trường, du lịch…
Nhà cao tầng mọc lên san sát
Trong khuôn khổ các hoạt động tại Trung Quốc, các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đại diện doanh nghiệp đã dự buổi gặp mặt và chiêu đãi của Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai; đoàn doanh nhân Việt Nam cũng đã tới thăm và làm việc với tập đoàn ô tô Trường An, thăm một số cơ sở sản xuất công nghiệp, công trình văn hóa của thành phố Hàng Châu, Dương Châu, Thượng Hải.
Vượt qua giới hạn của một diễn đàn kinh tế thông thường, diễn đàn kinh tế mà ở đó có rất nhiều doanh nhân, doanh nghiệp của Việt nam tham dự đã cho thấy sự chuyển động về chất của hoạt động hợp tác, phù hợp với mong muốn của doanh nghiệp là muốn được khảo sát đến nơi đến chốn, được mục sở thị những việc đã và đang làm của đối tác. Với Thái Nguyên, chủ trương thân thiện với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn đã mở ra một hướng mới để hoạt động kinh tế nói chung, hợp tác đầu tư nói riêng ngày càng mở rộng và phát triển.
Cứ dạo qua vài con đường lớn ở thành phố Trùng Khánh sẽ thấy không ít công trình công cộng gắn liền với những... đường cong gợi cảm.
Đại lộ sexy ở Trùng Khánh
Bức tường ngoài của một nhà vệ sinh công cộng
Ghế trong công viên
Tỉnh Trùng Khánh - người đẹp Tưởng Cần Cần
Hai người mẫu Trung Quốc với body chuẩn đã được lựa chọn mặc bộ đồ lót và đeo cà-vạt làm bằng vàng nguyên chất và trình diễn trước công chúng trong một cuộc triển lãm ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc vào hôm 26/6 vừa qua.
http://a9.vietbao.vn/images/vn955/the-gioi/55238533-1246117725-dolotbangvang2.jpg
http://anh.24h.com.vn/upload/2-2011/images/2011-04-23/1303531134-noi-y-vang--2-.jpghttp://news.woa.vn/application/uploads/2011/4/23/2011423_chiem_nguong_bo_do_lot_tu_vang_rong_xa_xi_9a691b3a01.jpg
Bộ đồ lót và cà vạt bằng vàng ròng đã được trưng bày tại thành phố Trùng Khánh - Trung Quốc
http://24hn02.24hstatic.com:8008/upload/2-2011/images/2011-04-23/1303530360_noi-y-vang.jpgSố lượng vàng nguyên chất được sử dụng làm bộ đồ lót cho phụ nữ và một chiếc cà vạt cho nam giới có giá trị thành tiền vào khoảng 4 triệu nhân dân tệ hay vào khoảng 585.396 đô la Mỹ.http://anh.24h.com.vn/upload/2-2011/images/2011-04-23/1303531134-noi-y-vang--1-.jpg

No comments:

Post a Comment